Nga :
Putin tái tranh cử tổng thống để « bảo vệ đất nước », chống lại
phương Tây
Chi Phương - RFI
Đăng ngày:
11/12/2023 - 12:30
Hôm
08/12/2023, ông Vladimir Putin đã thông báo tái tranh cử tổng thống Nga lần thứ
5 trong cuộc bầu cử dự trù diễn ra vào tháng 03/2024. Khả năng vị tổng thống 71
tuổi tái đắc cử là điều không cần bàn cãi, tại một đất nước gần như không tồn tại
phe đối lập.
Vladimir
Putin thông báo về việc tái tranh cử tổng thống Nga 2024 khi nói chuyện với chỉ
huy quân sự Artem Joha thuộc vùng Donetsk, tại điện Kremlin, Matxcơva, Nga,
ngày 08/12/2023. AP - Mikhail Klimentyev
Theo Le
Monde, tại một buổi lễ trao huân chương “anh hùng chiến tranh” ở điện
Kremlin tối 08/12, tin tổng thống Nga chính thức tái tranh cử được thông báo
trong bầu không khí “được dàn dựng một cách tối đa”. Một trong
những vị tướng có mặt trong buổi lễ, Artem Joga, chỉ huy tiểu đoàn Sparta của Cộng
Hòa Donetsk, bị sáp nhập vào Nga hồi tháng 9/2022, phát biểu : “Thay mặt
cho tất cả mọi người, thay mặt cho Donbass, tôi muốn yêu cầu ngài tham gia vào
cuộc bầu cử sắp tới, vì vẫn còn rất nhiều việc phải làm…”
Tổng thống
Nga Vladimir Putin đã đáp lại một cách từ tốn : “Tôi sẽ không giấu mọi người,
tôi đã có những ý tưởng khác nhau và những thời điểm khác nhau. Nhưng ông nói
đúng, đã đến lúc phải đưa ra quyết định. Tôi sẽ tái tranh cử tổng thống Liên
bang Nga”.
Cách
thông báo tái tranh cử của Putin có gì đặc biệt ?
Bà Tatiana
Stanovaya, thuộc Trung tâm nghiên cứu Á-Âu Carnegie Russia, lưu ý với trang NPR
của Hoa Kỳ rằng thông báo này được đưa ra một cách đơn giản thay vì một bài
phát biểu long trọng được truyền hình trực tiếp, phản ánh nỗ lực của điện
Kremlin nhằm nhấn mạnh sự “khiêm tốn” của Putin, bận rộn với công
việc của mình nên không vận động tái tranh cử ồn ào. Bà Tatiana Stanovaya nhận
định rằng, qua thông báo này, “Putin đã chọn chiến tranh, và bây giờ
chiến tranh chọn Putin”.
Theo Le
Monde, trong thông báo tái tranh cử của Vladimir Putin, một chỉ huy quân sự đến
từ “các khu vực mới”, tức những vùng lãnh thổ của Ukraina bị
Nga sáp nhập, là người nêu ra vấn đề. Điều này dường như là một thông điệp khác
mà điện Kremlin muốn truyền tải : Vladimir Putin, 71 tuổi, nắm quyền từ năm
1999, xuất hiện như là một người “bảo vệ đất nước”, nói cách
khác là nhân danh cuộc chiến xâm lược Ukraina mà chính Putin khơi mào, và giờ
đang cống hiến hết mình để ở lại điện Kremlin. Le Monde cho rằng điều này
cũng phần nào cho thấy cuộc bầu cử sắp tới dường như sẽ chỉ mang tính hình thức.
Điều này
không có nghĩa là các chiến dịch quân sự ở Ukraina được làm nổi bật. Nếu quân đội
Nga có thể tự hào cho rằng đã giữ được chiến tuyến thì họ cũng không có thành
tích đáng thuyết phục nào để nêu ra.
Hôm 28/11,
trong một bài phát biểu trang trọng trước Hội đồng Thế giới Chính Thống Giáo
Nga, lần đầu tiên Vladimir Putin gọi cuộc chiến ở Ukraina là chiến tranh giải
phóng dân tộc, tức là một “cuộc chiến vì chủ quyền và công lý, an ninh
và hạnh phúc của dân tộc Nga…”. Le Monde cho rằng theo định
nghĩa này thì chiến tranh “xảy ra ở mọi nơi và chẳng ở đâu cả”, nhưng
kẻ thù của Nga thì được xác định rõ trong bài phát biểu của Putin hôm 29/11. Đó
chính là phương Tây “phân biệt chủng tộc và thực dân”, vốn vẫn theo
đuổi một mục tiêu duy nhất từ nhiều thế kỷ qua: chia cắt và cướp bóc nước Nga.
Putin
vẫn được nhiều người Nga ủng hộ sau chiến tranh Ukraina ?
Theo một
cuộc thăm dò của trung tâm Levada, khoảng 80 % dân Nga vaacn ủng hộ Vladimir
Putin, một số cho rằng Putin đã “lập lại trật tự và tìm lại sức ảnh hưởng mà
nước Nga đã đánh mất trong thời kỳ hỗn loạn do Liên Xô sụp đổ”. Le
Monde cho rằng sự ủng hộ đó có thể xuất phát từ trái tim, hoặc có thể phản ánh
“sự phục tùng” đối với một nhà lãnh đạo có thể đàn áp toàn bộ phe đối
lập. Ngay cả những lời chỉ trích tương đối nhẹ cũng trở nên nguy hiểm.
Theo
Reuters, điện Kremlin cho biết Putin đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người
dân Nga về việc Nga không muốn bị phương Tây thuyết giảng về dân chủ.
Không có chính khách nào ở phương Tây có được sự ủng hộ như Putin ở Nga.
Putin
đã làm thế nào để trở thành lãnh đạo lâu nhất trong lịch sử hiện đại nước
Nga ?
Sau khi được
chỉ định làm quyền tổng thống vào năm 1999, theo Reuters, Vladimir Putin đã đắc
cử tổng thống vào năm 2000, với 53 % phiếu bầu, và tái đắc cử năm 2004 với 71 %
phiếu bầu. Ông Putin tạm rời khỏi điện Kremlin từ 2008 đến 2012, nhưng nắm giữ
chức thủ tướng, trong khi đồng minh thân cận của ông là Dmitry Medvedev nắm quyền
tổng thống. Tuy nhiên, Putin vẫn được coi là người nắm quyền lực tối đa trong
suốt thời gian đó, đồng thời, Hiến Pháp cũng đã được sửa đổi vào năm 2008, cho
phép kéo dài nhiệm kỳ tổng thống từ 4 thành 6 năm.
Đến năm
2012, Putin quay trở lại vị trí nguyên thủ quốc gia và có thể tiếp tục điều
hành nước Nga đến năm 2030 sau cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2013. Le Monde nhắc
lại vào năm 2020, điện Kremkin đã cho sửa Hiến Pháp năm 1993, vốn không cho
phép một tổng thống nắm quyền quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Theo sửa đổi được thực
hiện qua hình thức trưng cầu dân ý, số nhiệm kỳ của tổng thống Nga Vladimir
Putin đã được tính lại từ đầu, từ con số 0. Như vậy, ông Putin có thể ra tái
tranh cử thêm hai lần nữa. Với sửa đổi này, Putin có thể lãnh đạo nước Nga đến
năm 2036, tức là đến năm 83 tuổi. Hiện ông cũng là nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất
ở điện Kremlin, chỉ sau nhà độc tài Josef Stalin, qua đời năm 1953.
Bầu
cử tổng thống sẽ diễn ra như thế nào ?
Tại Nga,
khoảng 110 triệu người có quyền đi bầu. Tỷ lệ tham gia bỏ phiếu vào năm 2018 là
67,5 %. Hôm 08/12, cùng ngày mà thông báo Vladimir Putin tái tranh cử được đưa
ra, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga cho biết tiếp tục tổ chức bỏ phiếu trong 3
ngày, từ ngày 15 đến 17/03/2024. Ủy ban bầu cử nêu rõ quy định này, đã được đưa
ra từ đại dịch Covid-19, sẽ thuận tiện hơn cho các cử tri. Nhưng theo Le Monde,
điều này cũng có nghĩa là “tạo điều kiện dễ dàng cho việc gian lận”, dễ
đến mức mà một bộ phận quan trọng của các giám sát viên bầu cử kể từ nay đã bị
loại khỏi các phòng bỏ phiếu. Thêm vào đó, thời gian bỏ phiếu điện tử cũng sẽ
được kéo dài.
Vladimir
có đối thủ nào trong bầu cử 2024?
Hiện chưa
có danh sách toàn bộ các ứng cử viên tổng thống, nhưng không có đối thủ nào của
Putin được nêu ra. Chỉ có một ứng cử viên đã cho biết ý định ra tranh cử và dường
như không được điện Kremlin bật đèn xanh. Trên mạng xã hội, Ekaterina
Dountsova, nhà báo vùng Rjvev có lập trường chống Putin và chống chiến tranh. Từ
khi thông báo ra tranh cử, cô đã nhiều lần bị Viện Công Tố triệu tập, tài khoản
ngân hàng của cô cũng bị phong tỏa. Những người ủng hộ nhà đối lập Alexeï
Navalny, hiện đang ở trong tù, đã kêu gọi mọi người bỏ phiếu cho bất cứ ai khác
ngoài Vladimir Putin.
Điện
Kremlin trên thực tế đã nhiều lần đàn áp phe đối lập. Từ khi chiến tranh
Ukraina nổ ra, các luật mới được đưa ra để trừng phạt những ai “đưa tin giả”
hay làm “mất uy tín quân đội”. Những người chỉ trích chính phủ phải nhận
án tù dài hạn, hoặc phải xin tị nạn ở nước ngoài.
Theo
Reuters, mặc dù Putin không có đối thủ thực sự nào trong cuộc bầu cử, tổng thống
Nga đang đối mặt với hàng loạt thách thức nghiêm trọng nhất, “đối với
mà bất kỳ chủ nhân nào của điện Kremlin kể từ khi Mikhail Gorbachev phải vật
lộn với sự sụp đổ của Liên Xô hơn ba thập kỷ trước.”
Cuộc chiến
ở Ukraina đã tạo ra cuộc đối đầu lớn nhất giữa phương Tây và Nga kể từ cuộc khủng
hoảng Cuba năm 1962. Putin bị phương Tây coi là tội phạm chiến tranh, là nhà độc
tài, đưa Nga vào cuốc chiến xâm lược kiểu đế quốc. Cuộc binh biến của lãnh đạo
tập đoàn bán quân sự Wagner cũng dấy lên nghi vấn về bất đồng trong nội bộ
chính trường Nga.
----------------------
Các nội
dung liên quan
PHÂN TÍCH
Chiến
tranh Nga-Ukraina : Vladimir Putin đang thuận buồm xuôi gió ?
BẦU CỬ TỔNG
THỐNG NGA - PUTIN
Bầu
cử tổng thống Nga 2024 : Vladimir Putin xác nhận tái tranh cử
NGA - VỦNG
VỊNH
Tổng
thống Nga Vladimir Putin được tiếp đón nồng nhiệt tại vùng Vịnh
No comments:
Post a Comment