‘Mưa’
dép và loạn từ đâu mà ra?
08/12/2023
https://www.voatiengviet.com/a/mua-dep-va-loan-tu-dau-ma-ra-/7389918.html
Nguyễn
Hồng Lam xem sự kiện “đám oắt con” là học sinh bạo hành tập thể, mắng chửi, ném
dép vào cô giáo của chúng là sự sụp đổ mục tiêu giáo dục con người.
https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-8164-08dbf808a3e2_w650_r1_s.jpg
Screenshot
from Tuoitre.vn
Chính quyền
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vừa tạm đình chỉ chức vụ và công tác của ông
Nguyễn Duy Sáng, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở (THCS) Văn Phú trong vòng
15 ngày để làm rõ trách nhiệm quản lý giáo viên, học sinh (1). Đó
là tin mới nhất liên quan đến scandal khiến mọi người vừa sững sờ, vừa ngao
ngán...
Tuần này,
nhiều người sử dụng mạng xã hội chuyển cho nhau một số video clip ghi lại chuyện
xảy ra tại phòng học của lớp 7C, THCS Văn Phú hôm 29/11/2023: Hết giờ, học sinh
lấy rác bỏ vào túi xách của cô giáo. Cô giáo lẳng lặng lấy rác vứt lại và rời
khỏi phòng học nhưng bị học sinh khóa cửa, không cho ra khỏi phòng. Thế rồi học
sinh gỡ dép ném vào cô giáo, dồn cô giáo vào góc phòng học và thi nhau mạt sát
cô giáo của mình. Có học sinh còn sấn vào sát người cô giáo rồi tự ngã ra đất.
Có lúc cô giáo im lặng chịu đựng học sinh chế giễu, lặng mạ mình. Có lúc cô –
trò đầu khẩu và không chỉ đấu khẩu mà còn ném dép vào nhau, dùng dép rượt nhau.
Số học sinh xúm vào chửi bới cô giáo của mình không phải một, hai mà vượt quá
hàng chục... rồi một chiếc dép trúng vào đầu cô giáo, cô ngã sóng soài (2)...
***
Nguyễn
Hồng Lam xem sự kiện
“đám oắt con” là học sinh bạo hành tập thể, mắng chửi, ném dép vào cô giáo của
chúng là sự sụp đổ mục tiêu giáo dục con người (3). Le Hong Dao
xem đó là bằng chứng về sự xuống cấp của đạo đức xã hội, trong đó có lỗi của
người lớn: Chúng ta không dạy trẻ cần tránh làm gì, tránh những
hành vi nhỏ vô đạo đức vẫn gặp hàng ngày (4). Lê Thanh
Phong tâm tình: Xem các clip ai cũng cảm thấy bị tổn
thương ghê gớm. Học hành, chữ nghĩa để làm gì khi văn hóa, đạo đức, sự lễ độ
không tồn tại trong trường học? Khi học sinh có thái độ côn đồ ngay trong
lớp học với cô giáo của mình thì đó là một sự thất bại về giáo dục. Mất đi
chữ “lễ”, phụ huynh vào trường bắt cô giáo quỳ, phụ huynh đến nhà đánh thầy, học
sinh tấn công cô giáo, lên xe buýt, người trẻ không nhường chỗ ngồi cho người lớn
tuổi, đó là hậu quả của giáo dục thiếu “lễ” (5).
Từ scandal
bao vây, lăng mạ, ném dép vào thầy, tâm trạng chung của nhiều người giống như Hà
Phan: Chẳng biết nói gì hơn ngoài hai từ ngán ngẩm! Trò không
ra trò, cô cũng chẳng ra cô và chúng ta rồi có còn là chúng mình (6)?
Lâm Bình Duy Nhiên thì cho rằng: Khi tiền chi phối toàn bộ xã hội,
thầy cô quên đi trọng trách cao cả của nghề dạy học. Từ trò đến thầy cô
không còn sự tôn trọng lẫn nhau. trong giáo dục, bạo lực xuất hiện khắp
nơi, kể cả trong sách giáo khoa để gieo rắc sự hận thù trong tâm trí của học
sinh các cấp, bạo lực là giải pháp duy nhất để giải quyết mọi mâu thuẫn giữa học
trò, giữa thầy trò, giữa ban giám hiệu với thầy cô giáo. Biết bao giờ người cộng
sản mới thức tỉnh để hiểu rằng phải có một nền giáo dục nhân bản và khoa học
thì đất nước mới phát triển. Dường như người cộng sản chỉ tập trung
vào sự cai trị chính trị. Họ vứt bỏ giáo dục vì họ ngại yếu tố con người tiến bộ,
có trách nhiệm và được đào tạo bài bản. Những nhân tố ấy là mối đe doạ cho sự tồn
tại của chế độ. Chẳng thà đào tạo một tầng lớp chỉ biết đua đòi, tham lam, vô
trách nhiệm trong một nền giáo dục lạc hậu và bạo lực còn hơn những tiếng nói
phản biện và can đảm. Thầy trò đánh nhau. Công dân vác dao, mã tấu đâm
nhau vì những bất đồng trong xã hội. Cứ mâu thuẫn là lấy bạo lực để giải quyết.
Đó là thảm trạng của một nền giáo dục độc tài, lấy bạo quyền và đồng tiền làm
kim chỉ nam. Một sự tụt hậu được báo trước từ gần nửa thế kỷ qua nhưng
không hề được quan tâm bởi bộ máy cầm quyền (7)!
Dương
Quốc Chính lý giải,
hiện trạng là hậu quả của các nền tảng đạo đức, trong đó có tôn giáo bị lật đổ
để cào bằng cả về đạo đức, phủ nhận tôn ti: Chủ nghĩa tư bản không bị mục
ruỗng nền tảng đạo đức vì duy trì tôn giáo, tôn ti xã hội và quan trọng nhất là
pháp luật nghiêm minh, độc lập. Còn Việt Nam và Trung Quốc thì có đủ tật xấu của
cộng sản và tư bản nhưng luật lại không thể nghiêm vì có nhiều kẻ được ngồi
trên luật. Tổng quan về đạo đức xã hội đang là như vậy nên đừng vội chỉ
trách thầy cô giáo. Họ chỉ là những tế bào của xã hội mà thôi. Tổng thể xuống cấp
thì các tế bào cũng sinh bệnh cả (8).
Còn Chu
Mộng Long tuy thừa nhận: Xem clip, thấy rõ đám học sinh này mất dạy
thật - nhưng vặn lại: Chửi như vậy thì các loại nhà có động
não khi truy ngược, rằng ai dạy nó? Chúng ta có trách nhiệm dạy trẻ em và chửi
trẻ em ‘mất dạy’ chẳng phải là tự chửi mình sao? Nhiều người chửi cha
mẹ những em bé ấy không biết dạy con. Có một bạn viết rất hay rằng, nếu cha mẹ
những đứa trẻ này là quan chức thì chửi cũng thỏa đáng nhưng tôi tin
đa phần cha mẹ những đứa trẻ này là dân đen, nhìn chiếc dép tổ ong của chúng đủ
biết chúng thuộc thành phần nào. Dân đen thì gánh trên vai miếng cơm manh áo,
gánh học phí và các loại phí như con nợ, gánh giá sách giáo khoa, các loại học
liệu và đóng các loại quỹ đến oằn lưng, đầu tắt mặt tối, thời gian đâu mà dạy
con? Vậy thì sự “mất dạy” của chúng phải là do thầy cô giáo, do cán bộ
đoàn, đội, do các quan phụ mẫu chứ không lẽ trời sinh ra thế? Tấm gương các thầy
cô, các cán bộ đoàn, đội, các quan phụ mẫu thế nào mà trẻ em hư hỏng gần như đồng
loạt vậy? Tấm gương thế nào thì trẻ em thời đại Internet biết cả. Thầy cô,
đứng đầu là giáo sư, tiến sĩ đại học cho đến thầy cô giáo phổ thông thì như đứa
buôn gian bán lận, từ buôn sách, viết thuê bài báo đến luận án, buôn bán bằng cấp
và ăn phong bì, quà cáp. Cán bộ đoàn, đội thì tổ chức những hoạt động cổ vũ ăn
chơi bừa bãi, phản văn hóa. Quan phụ mẫu thì nhận cả vali tiền, ăn không chừa
thứ gì. Chưa nói nhà chùa thì nổi lên hoạt động đồng bóng, không thờ Phật mà chỉ
biết cúng vong. Cả một hệ thống ma quỷ, cô hồn như vậy bủa vây trẻ em, chúng
soi vào đâu để làm người? Đây không phải là một vài học sinh cá biệt mà loạn
cả lớp học. Câu “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” của cụ Khổng, hay câu “Phần nhiều
do giáo dục mà nên” của cụ Hồ, chẳng lẽ sai? Dịp 20 tháng 11 vừa rồi, các
văn bản từ trên xuống dưới đều ngợi ca truyền thống “Tôn sư trọng đạo” kia
mà? Trong trường hợp này sao không nói câu cửa miệng rằng “Mình phải như thế
nào mới được như vậy chứ?” (9).
-------------
Chú
thích
(4) https://www.facebook.com/groups/302393668063031/posts/884812723154453/
No comments:
Post a Comment