Lạy “xá lợi tóc” ở Chùa Ba Vàng
Thứ Năm,
12/28/2023 - 00:03 — VietTuSaiGon
https://www.rfavietnam.com/node/7883
Khi sống
quá lâu trong chuồng trại, dù không muốn, con người vẫn phải nhiễm mùi chuồng
trại, đó là lẽ tất yếu. Nhìn lại một quá trình dài sống trong nền chính trị hà
khắc, một chiều và độc đoán, với nền giáo dục trên đe dưới búa, luôn sản xuất
ra bạo lực, lòng tham và bất tín, bất phẩm hạnh... Thì rất khó để tin rằng dân
không bị ngu hóa, rất khó để tin rằng con người không trở nên mụ mị và mê tín.
Chuyện lạy
cọng cỏ (hay cọng lông, có thể là lông nhân tạo?!) được cho là xá lợi tóc của Đức
Thích Ca ở chùa Ba Vàng, Quảng Ninh chỉ là một biểu hiện chứ không phải hiện tượng.
Bởi hiện
tượng có tính độc sáng, không hoặc ít lặp lại, nhưng tâm trí của số đông người
Việt hầu như luôn trong tình trạng mê tín, sự mê tín chiếm đa phần dân số kéo
theo hành vi mê tín diễn ra khắp nơi, khắp các tầng lớp nhân dân và khắp các
ngõ ngách đủ cho thấy rằng đây là một biểu hiện của một tập tính nhân dân. Vấn
đề là tập tính này có và bùng phát từ bao giờ?
Thời Pháp
Thuộc, những địa danh có gắn với chữ Rượu như Tiệm Rượu, Phố Rượu, Làng Rượu,
Suối Rượu... vẫn con lưu danh đến ngày nay là dấu vết của quá trình ngu dân hóa
trên một bộ phận không nhỏ nhân dân có nguy cơ nổi loạn, chống lại toàn quyền.
Cách hay
nhất để triệt tiêu những thành phần chống đối, phản tỉnh, suy tư là ngu dân
hóa, làm tê liệt khả năng nhận biết xã hội, nhận biết khoa học và suy tư, chiêm
nghiệm của họ. Công nghiệp sản xuất rượu một thời của toàn quyền Pháp tại Việt
Nam cho thấy điều này, ít ra, nó cũng giúp toàn quyền đỡ phải lo lắng và thu về
một mối lợi không nhỏ từ dân bản địa.
Nhưng đó
là thời người dân còn lạc hậu, u mê, chưa tiếp cận với khoa học, còn bây giờ,
thế kỉ 21, thế giới phẵng, con người có thể tiếp cận bên ngoài bằng một cú nhấp
chuột, thông tin có thể bị chặn, bị tường lửa nhưng không phải bít đường, thế
nhưng tại sao người ta vẫn u mê?
Bởi, thế
giới đã phân cực, tại một quốc gia lạc hậu, mới và đang phát triển như Việt
Nam, mức độ phân cực càng cao hơn. Một Việt Nam phân cực với hai thái cực rõ rệt:
Cư dân thời đại số và; Cư dân đỏ.
Xét về
tương quan, cư dân thời đại số chiếm không quá bán trên toàn dân số, trong đó,
ngay cả cư dân thời đại số cũng phân cực làm hai nhóm rõ rệt: Cư dân tự do và;
Cư dân đỏ.
Cư dân tự
do tìm các giá trị tự do, tri thức, văn hóa, tiến bộ và chân ái trên không gian
của họ, thông qua các kết nối viễn liên và quốc nội.
Cư dân đỏ
tiếp xúc không gian mạng để tìm các thông số bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của
họ cũng như tìm đánh cư dân tự do, công kích và phá rối cư dân tự do nhằm thiết
lập cho họ một không gian an toàn về chính trị, họ được hưởng lợi trên không
gian an toàn đó.
Cư dân đỏ,
ở đây khái niệm Đỏ phải được hiểu theo một nội hàm rất rộng, đỏ không có nghĩa
chỉ đảng viên Cộng sản, mà một người cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
thích nghi với thời đại mới, bị cuốn hút vào lợi ích cũng như các cơ hội trong
thời đại mới, rõ ràng họ phải được xem là cư dân đỏ, bởi tâm thức của họ đã đỏ.
Một bà bán
nước chè vỉa hè, một cô gái trẻ bán cà phê vỉa hè, một người bán vé số, một người
bán chè, bán xôi, bán bánh cuốn, một ông xe ôm... những kẻ sẵn sàng lăn xả, thậm
chí động thủ để bảo vệ chỗ ngồi, góc vỉa hè, chỗ để cái bàn, cái ghế trước một
người khác cũng có chung công việc kiếm cơm, sẵn sàng lấn lướt người khác bằng
sức mạnh, bằng mối quan hệ quen biết với cán bộ, công an của mình... Họ mới thực
sự là cư dân đỏ.
Những đảng
viên Cộng sản, đặc biệt các quan chức, đương nhiên là cư dân đỏ. Và đây là các
cư dân đỏ tiêu biểu, chung quanh họ có rất nhiều cư dân đỏ khác chịu ảnh hưởng
của họ và được họ che chở trong chiếc dù đỏ của họ. Sự che chở và dựa dẫm có
tính đối lưu hai chiều này tạo ra một hệ thống đỏ trên cơ sở quyền lợi, lợi ích
vật dục.
Cư dân đỏ
có mặt ở khắp mọi nơi, khắp các lĩnh vực, đặc biệt, lĩnh vực tôn giáo, đây là
điểm hội tụ của cư dân đỏ và cũng là nơi giải bày nguyện vọng, khao khát, thèm
muốn cũng như tham vọng của họ. Sự giải bày này được trình diễn thông qua các
hoạt động tôn giáo mang đậm sắc thái và tính chất của nhóm cư dân này.
Cầu lộc, cầu
tài, vay lộc, vay chức tước, hóa vàng mã càng nhiều càng thỏa chí, thậm chí đốt
cả xe tải vàng mã và cúng cả trăm con gà luộc, sắp gà từ đầu ngõ vào đến tận đền,
tận bàn thờ... là những kiểu biểu hiện tâm linh của nhóm cư dân đỏ. Tâm linh của
cư dân đỏ không liên quan đến khoa học tâm linh mà là một kiểu tâm lý mê tín chất
chứa tham vọng và niềm tin mãnh liệt vào thế giới thần linh đang phục vụ cho
tham vọng của họ.
Trường hợp
đám đông lạy “xá lợi tóc” ở chùa Ba Vàng là một biểu hiện trong hoạt động tâm
linh của nhóm cư dân đỏ này. Họ, có thể là chủ doanh nghiệp, nhà buôn, nhà
giáo, quan chức, gia đình cán bộ, nhà báo (gồm cả báo Thanh Niên), thậm chí nhà
văn, nghệ sĩ... Bởi trong không gian sinh hoạt thường ngày của họ, họ luôn hướng
đến lợi ích vật dục và trải nghiệm, chịu nhiều thiệt thòi, bất an, thậm chí trả
giá cay đắng trong hệ thống, liên minh của họ. Điều này dẫn đến tâm lý bất an
và cầu cạnh vào thế giới vô hình, cho dù nó rất mơ hồ và không có gì để xác
tín.
Trường
hợp các nhà sư như Thích Chúc Thái Minh, Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ... và
rất nhiều nhà sư khác tương tự, họ là những tiêu điểm tâm linh của cư dân đỏ, tạm
gọi là tiêu điểm đỏ. Khác với các sư thuần đạo, những sư tiêu điểm đỏ này cùng
hướng với cư dân đỏ và có tính chất dẫn đường, từ việc chuộng bằng cấp, chức sắc,
bày trò cho đến các hành tung mờ ám, ngụy tín... đều mang dáng dấp chế độ.
Chế độ Cộng
sản ngay từ đầu đã mê tín hóa nhân dân bằng cách thần thánh hóa Hồ Chí Minh, biến
vị lãnh tụ này thành một thần tượng bất tử và thành một ông thánh trong hàng
các thánh tôn thờ, thậm chí, có nhiều trường hợp đặt Hồ Chí Minh ngang với Phật
Thích Ca (như chùa Đại Nam ở khu du lịch Đại Nam, đặt tượng Hồ Chí Minh ngồi
ngang với Thích Ca và Trần Nhân Tông, hình ảnh này diễn ra rất nhiều ở các chùa
phía Bắc) và hình ảnh Hồ Chí Minh được thờ ở vị trí cao nhất trong gian thờ của
các gia đình tộc người thiểu số cũng như các gia đình cán bộ ở Hà Nội, các tỉnh
miền Bắc Việt Nam.
Những tiêu
điểm đỏ là những người dẫn dắt tâm linh cho cư dân đỏ. Họ làm nhiệm vụ điều hợp
niềm tin cho nhóm cư dân của họ bằng các hoạt động đánh vào tâm lý tổn thương từ
những mất mát chiến tranh, từ các ẩn ức của thời kinh tế tập trung bao cấp và từ
các đổ vỡ tâm lý do nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa gây
ra (trục vong, giảng đạo về bồ tát Hồ Chí Minh, nói nhảm trong quá trình thuyết
pháp, mê tín hóa kinh Phật...). Nó như một sự cân bằng tâm lý nhằm ổn định xã hội
có tính đặc thù của nhóm - cư dân đỏ.
Chuyện Phật
tử lạy một cọng cỏ lipi hay cọng lông nhân tạo ở chùa Ba Vàng, đương nhiên có
kèm theo nghi thức cúng dường và tạo ra khoản thu không hề nhỏ cho các sư trong
chùa này, nhìn từ bề ngoài, đương nhiên đó là một sự ngu dân và đám dân đen đã
bị mê tín hóa đến tột cùng. Nhưng nhìn sâu vào bản chất, đó là một hoạt động
tâm linh có tính đặc thù của một nhóm cư dân với đặc tính đỏ.
Bởi đừng
bàn đến chuyện dân trí ở nhóm cư dân đặc thù này, dân trí của họ chính là Đỏ.
Những hoạt động nào có tính đỏ, kèm theo lời hứa hay niềm tin về lợi lộc, vinh
thân phì gia, đó chính là khoa học, là văn hóa và là tâm linh của họ.
Điều này
ngược chiều với cư dân tự do, những cư dân luôn hướng đến các giá trị tự do,
khoa học, dân trí, văn hóa, tiến bộ và tâm linh. Các cư dân tự do sẽ thất vọng,
thậm chí tuyệt vọng trước hiện trạng xã hội diễn ra bởi các cư dân đỏ.
Nhưng, hầu
như không có ai tin rằng Việt Nam đã thực sự phân cực, một thứ vĩ tuyến 17
khác, một loại vĩ tuyến tư tưởng, ý thức hệ, văn hóa, niềm tin và lợi ích đã
hình thành trong xã hội này, nó chia đôi đất nước mà không cần ranh giới địa
lý.
Cái ranh
giới lớn nhất giữa cư dân đỏ với cư dân tự do trong đất nước này là một tiếng
thở dài tuyệt vọng!
No comments:
Post a Comment