Hồng
vệ binh hay thảm họa văn hóa từ Hà Nội?
Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân, từ TP. HCM
2023.12.06
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/culture-crisis-from-hanoi-12062023104816.html
Triển
lãm chân dung gò đồng của tác giả Phạm Xuân Trường ở Hà Nội
(Văn Việt/Tạ
Duy Anh)
Tại
Kinh thành Thăng Long, một cơn “địa chấn” về văn hóa lại một lần nữa rung lắc dữ
dội. 31 bức tranh gò đồng bị cấm treo mà không có bất cứ một lời giải
thích nào từ chính quyền cộng sản. Dư luận đang rộ lên về một vụ đấu tố “Văn
nhân giai phẩm Bis” (lần thứ hai) ở thế kỷ 21.
---------------------------------
Thật ra
cho đến nay, nhiều thế hệ cả trẻ lẫn già ở Việt Nam, vẫn chưa biết được sự thật
phũ phàng: Chính Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đứng đằng sau vụ đấu tố “Văn nhân
giai phẩm” lần thứ nhất. Chính ông Hồ là người đã chủ trương đàn áp phong trào
tranh đấu cho tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc có tầm vóc lớn
lao, khởi xướng từ đầu năm 1955 và bị dập tắt tháng 6/1958. Cám ơn nhà phê bình
văn học Thụy Khuê (Pháp quốc) đã có tác phẩm để đời hơn 900 trang về sự dối trá
và công cuộc triệt tiêu hết mọi dấu vết của sự dối trá ấy trong lịch sử văn hóa
Việt (1). Và giờ đây, chúng ta cũng “nên có nhời” với đội Hồng vệ binh từ Sở
Văn hóa – Thể dục thể thao Hà Nội đã cử hai “nữ quái” đến săm soi suốt cả một
buổi sáng, rồi lấy quyết định ngay tại “hiện trường” (như trong một vụ án mạng),
để “khai tử” 31 bức tranh gò đồng trân quý. Nhờ sự độc đoán đó, không cần đến
thuyết âm mưu, một lần nữa, công chúng trong và ngoài nước có dịp hiểu thêm về
đường lối văn hóa và chủ trương của ĐCSVN đối với giới văn nghệ sỹ trí thức, tại
thời điểm vẫn được tuyên truyền là Việt Nam đang hội nhập với thế giới văn
minh.
Mọi sự so
sánh đều khập khiễng, đương nhiên! Ngay trong 31 vị có “tranh treo không phải
tranh treo nhưng mà tranh treo” ấy, tôi nghĩ, chẳng có ai tự ý đem so mình với
các bậc tiền bối từng bị Cộng sản đầy ải từ thế kỷ trước. Bời vì, chính ông Phạm
Xuân Nguyên, cựu Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội đã viết trên Facebook rằng, các
ông chỉ là “những con người tự do ở một đất nước luôn hô hào độc lập – tự do”.
Các ông “không ai muốn bị tai nạn để được nổi tiếng!” Nhưng các ông “cần được
biết ai và vì lý do gì đã khiến các ông bị ‘tai nạn’ để thành ra ‘nổi tiếng’
một cách bất đắc dĩ thế này?” (2). Tác giả bài viết này chia sẻ với nguyện vọng
hoàn toàn chính đáng của vị cựu Chủ tịch Hội, nhưng đồng thời cũng lo ngại, nếu
ông Phạm Xuân Nguyên đòi truy tận gốc cái lệnh oái oăm do hai nữ “Hồng vệ binh”
mang đến buổi duyệt tranh, thì e rằng ông sẽ đụng chạm lớn. Bời vì, giống như
trong 900 trang sách, bà Thụy Khuê đã dày công đi tìm “trùm cuối” của vụ “Văn
nhân giai phẩm” lần thứ nhất, thì trong vụ “Tranh treo” này (được cho là một vụ
đấu tố “Văn nhân giai phẩm lần thứ hai” ở thế kỷ 21), ít nhất, ông Nguyên cũng
sẽ đụng chạm đến Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương (TBTGTƯ).
Nói “ít nhất”
là vì ông TBTGTƯ cũng chưa thể là “trùm cuối”. Ở một xứ Đảng Cộng sản (ĐCS)
lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện mọi việc, mọi nơi và mọi lúc, thì chính ông Trưởng
ban (tướng quân đội ba sao Nguyễn Trọng Nghĩa) cũng chỉ là tay sai của đấng
“Quân vương”. Ông Nguyên đã cảm thán khá chính xác, khi ông thấy rất đau cho vụ
này, và “càng đau hơn khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt BCHTƯ ký
ban hành Nghị quyết số 45 của Hội nghị Trung ương 8 về phát triển đội ngũ trí
thức cả số lượng và chất lượng”. Cám thán như thế, ông Nguyên có nghĩ rằng, nếu
TBT ra cái lệnh trên, thì quả thật, ông Trọng đã tự “lấy đá ghè chân mình”? Và
cảm thán như thế, mà các ông vẫn chưa hết hy vọng? Nhà văn Tạ Duy Anh
(Lão Tạ) đặt câu hỏi: “Việc làm đầy tinh thần ‘hồng vệ binh’… đã xảy ra
liệu có phải là quan điểm của lãnh đạo Hà Nội hay chỉ là do sự kém cỏi, muốn thể
hiện quyền lực của cấp dưới? Với trường hợp thứ nhất thì không còn gì để nói,
ngoài từ “thảm họa”… Và Lão Tạ mách nước, nếu tôi là Đinh Tiến Dũng hoặc Trần Sỹ
Thanh (Bí thư và Chủ tịch Hà Nội), tôi sẽ đích thân đến thăm triển lãm, nằn nì
xin phép tác giả được tự tay treo những bức chân dung bị cấp dưới cấm (3). Một
sự ngây thơ đẹp tuyệt vời… thưa Lão Tạ. Nếu “Quân vương” Nguyễn Phú Trọng không
bật đèn xanh, thì ông Dũng và ông Thanh không đời nào dám manh động! Không tin,
các vị cứ chờ xem!
Để lần
theo dấu vết “trùm cuối” của vụ “Tranh treo”, xin trích dẫn một “tuýt” bạn tôi
vừa gửi. Anh là sỹ quan quân đội, từng lấy bằng bác sỹ ở trời Tây, tự tuyên bố
bỏ ĐCSVN. Anh viết, có gì đâu mà bạn phải băn khoăn là “Hồng vệ binh” làm theo
lệnh của ai? Lê-nin từng dạy, bọn trí thức giá trị không bằng cục phân. Phân
còn giá trị hơn chúng, vì nó còn dùng được vào việc bón ruộng. Còn bọn này…
ĐCSVN tuân theo huấn dụ của Lê-nin, của Mao Chủ tịch, và biết đâu nay mai sẽ
“cùng chung vận mệnh” với hậu duệ của Mao là Tập Đa Đa, thì tất nhiên “phải tống
(cái lũ ấy) vào hũ mà đậy lại” theo như Hồi ký của Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường tiết
lộ. Còn dưới con mắt của “Quân vương” Nguyễn Phú Trọng hiện nay, thì trí thức,
văn nghệ sỹ là tầng lớp dễ “diễn biến” và “tự chuyển hóa” nhất. Một Facebook
khác, viết trên “Tiếng Dân”, “giá ông Phạm Xuân Trường cứ gò đồng tranh chân
dung lợn gà chó má, thì Hà Nội chả ai cấm làm gì. Đằng này, ông Trường lại đi
gò đồng chân dung các nhân vật có nhiều đóng góp đặc sắc cho Văn hóa, Văn chương
Việt, thế thì tất nhiên cần phải cấm là đúng rồi! (4)
Facbooker
Thông Cào còn quyết liệt hơn trong việc truy vết “trùm cuối”: “Phải nói thẳng,
đây là vụ ‘Nhân văn giai phẩm bis’, vụ đấu tố, hủy diệt văn nghệ mới. Nó là sự
kết hợp của chính trị thô bạo với sự quản lý ngu dốt và thói nhỏ nhen, tiểu
nhân tầm thường. Nó là sự xuống dốc thê thảm của văn hóa trong tay bọn hồng vệ
binh thối nát. Phải vạch mặt, chỉ ra đích danh thủ phạm chứ không thể xuê xoa
mãi được…. Nếu như Bí thư thành ủy Đinh Tiến Dũng hoặc Trưởng Ban tuyên giáo
Thành ủy không đứng ra giải quyết thì trách nhiệm ‘scandal’ này thuộc về Trung
ương, thậm chí thuộc về Tổng bí thư. Đây đâu phải là ‘chuyện thường ngày ở huyện’
nhỏ nhặt, không đáng kể của một cuộc triển lãm, hay của lĩnh vực văn nghệ…” (5)
Hoàn toàn chính xác, đây là nơi thể hiện rõ nhất, quan điểm chính thống của thế
lực cầm quyền đối với các nhân vật lịch sử, những người có công với dân với nước,
những người mà ngay chính chế độ độc tài toàn trị này, chẳng đừng, đã buộc phải
“che miệng thế gian” bằng cách ban phát các danh hiệu hão, từ giải thưởng Hồ
Chí Minh đến giải thưởng Nhà nước…
Hãy kiên
nhẫn chờ thêm mấy ngày nữa, thậm chí có thể mấy tuần, mấy tháng nữa, để xem vụ
“án treo” này có động đến cửa của “Thiên đình” hay không, hay lại nói như nhà
thơ họ Chế: “Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa”.
______________
Tham
khảo:
1. https://www.voatiengviet.com/a/interview-thuy-khue-05-26-2012/1145623.html
4. https://baotiengdan.com/2023/12/02/vi-sao-so-van-hoa-ha-noi-cam/
---------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
* Trần
Hiếu Chân là nữ ký giả từ TP HCM, từng là cộng tác viên lâu năm cho các báo Lao
Động, VietnamNet, Saigon Tiếp thị và một số cơ quan truyền thông quốc tế như
RFA, BBC và VOA. Các đề tài của nhà báo này trải dài trên diện rộng, đề cập đến
nhiều vấn đề quốc nội và quốc tế cũng như các vấn đề thuộc chính trị đối ngoại
của Việt Nam.
No comments:
Post a Comment