Mỹ
sắp khai triển hỏa tiễn Tomahawk răn đe Trung Quốc quanh Đài Loan
Người Việt
December
5, 2023
WASHINGTON,
DC (NV) – Hải
Quân Hoa Kỳ hoạch định tiến hành tăng cường năng lực cho tiềm thủy đĩnh vào năm
2024 với các phiên bản chiến hạm mục tiêu có hỏa tiễn Tomahawk được vận hành rộng
rãi, một phần trong nỗ lực của Washington nhằm tăng cường năng lực quân sự,
thách thức các lực lượng hàng hải Trung Quốc, đặc biệt là lãnh hải xung quanh
Đài Loan.
Phiên bản
Maritime Strike của Tomahawk, loại hỏa tiễn truyền thống được sử dụng làm võ
khí tấn công đối địa, sẽ được đưa vào vận hành sau ngày 1 Tháng Mười, giám đốc
đảm trách chương trình, Đại Úy Jon Hersey cho biết.
Các mẫu mới
nhất sẽ được sửa đổi với hệ thống điều khiển vô tuyến mới cho phép chúng “tấn
công mục tiêu di động trên biển,” ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng hải
quân được nhận phiên bản đầu tiên vào năm 2022 để thử nghiệm trước khi tuyên bố
sẵn sàng đưa vào chiến đấu.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/12/US-Navy-upgraded-Tomahawk.png
Chiến
hạm Chafee phóng hỏa tiễn Block V Tomahawk phiên bản mới trong một cuộc tập trận
Hải Quân Hoa Kỳ năm 2020 (Hình: Sean Ianno/US Navy)
Việc vận
hành phiên bản mới của Tomahawk, loại hỏa tiễn xuất hiện lần đầu trên chiến trường
vào những thời khắc đầu của Chiến Tranh Vùng Vịnh Ba Tư năm 1991 tại Iraq, sẽ bổ
túc vào kho hỏa tiễn tấn công chiến hạm ngày càng tối tân của Hoa Kỳ nhằm tăng
cường cho ngư lôi phóng từ tàu ngầm để chống lại ưu thế về số lượng của hạm đội
Trung Quốc.
Trong khi
Hải Quân Hoa Kỳ cũng có kế hoạch bắt đầu khai triển võ khí trên các chiến hạm,
những loại võ khí này dễ bị hư hại hơn khi đối diện kho võ khí chống hạm trên đất
liền và trên biển của Trung Quốc.
Đài
Loan, nơi Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ có chủ quyền, là mối quan tâm đặc biệt
của Washington, vốn coi việc bảo vệ hòn đảo – và ngành công nghiệp bán dẫn quan
trọng của Đài Loan – là ưu tiên về chiến lược, kinh tế và chính trị.
Lịch trình
của hỏa tiễn tấn công hải quân mới gần như phù hợp với kế hoạch của Ngũ Giác
Đài nhằm khai triển hàng ngàn máy bay không người lái ở khu vực Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc, được gọi là chương trình Replicator, mà
Ngũ Giác Đài dự định khai triển trên trên bình diện rộng từ Tháng Hai tới Tháng
Tám 2025.
Sự tiến
triển này cũng diễn ra cùng với liên minh an ninh Washington đang mở rộng với
Anh Quốc và Úc, với danh xưng AUKUS. Bộ ba vào ngày 1 Tháng Mười Hai công bố một
loạt kế hoạch, gồm có ứng
dụng trí tuệ nhân tạo trên phi cơ tuần tiễu Thái Bình Dương giúp theo
dõi tàu ngầm Trung Quốc.
Hỏa tiễn sẽ
được khai triển trên các tàu ngầm lớp Los Angeles và Virginia, có thể mang tới
12 hỏa tiễn Tomahawk đối địa, mặc dù một số phiên bản sửa đổi của lớp Virginia
sẽ có thể mang tới 40 hỏa tiễn.
Các loại
võ khí này có tầm bắn xa tới 1,600 kilometer, theo ông Brent Sadler, nhà nghiên
cứu cấp cao về chiến tranh hải quân và kỹ nghệ tân tiến tại Heritage
Foundation, đồng thời là cựu thủy thủ tàu ngầm và người đứng đầu nhóm cố vấn Á
Châu-Thái Bình Dương thuộc Hải Quân.
Nhật Bản một
ngày nào đó cũng có thể sở hữu phiên bản hỏa tiễn chống hạm mới.
Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ loan báo cho Quốc Hội vào Tháng Mười Hai rằng Tokyo được phép nhận
hỏa tiễn Tomahawk đối địa đầu tiên trong thương vụ trị giá lên tới $2.35 tỷ cho
tối đa 200 đầu đạn hỏa tiễn.
Trung Quốc
có 370 chiến hạm và tiềm thủy đĩnh trong lực lượng hải quân, trong đó có hơn
140 đại chiến hạm mặt nước, Ngũ Giác Đài nhìn nhận trong đánh giá mới nhất về sức
mạnh quân sự của Trung Quốc. Hải Quân Hoa Kỳ có 291 chiến hạm có thể đi vào chiến
đấu.
Sức mạnh Hải
Quân Trung Quốc phần lớn gồm có các tàu ngầm và chiến hạm đa nhiệm hiện đại. Quốc
gia này đã hạ thủy tuần dương hạm thứ ba, CV-18 Phúc Kiến, vào năm 2022.
Kho võ khí
chống hạm của Hoa Kỳ hiện thời gồm có hỏa tiễn phòng không RTX SM-6 phóng từ
chiến hạm do Văn Phòng Năng Lực Chiến Lược của Ngũ Giác Đài tùy biến và hỏa tiễn
chống hạm tầm xa của Lockheed Martin. Nó có thể được phóng từ oanh tạc cơ B-1-B
của Không Quân và chiến đấu cơ hàng đầu trên tuần dương hạm của hải quân,
F/A-18 E/F. (TTHN)
No comments:
Post a Comment