EU đàm phán về tư
cách thành viên với Ukraine và Moldova
BBC News Tiếng Việt
15 tháng
12 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2ey39jq53do
Các
lãnh đạo châu Âu đã quyết định mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên EU với
Ukraine và Moldova, đồng thời trao tư cách ứng cử viên cho Gruzia (Georgia).
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ff62/live/d0af6080-9afa-11ee-b9a7-c91b9dfa91e5.png
Tổng thống
Volodymyr Zelensky ca ngợi quyết định này là "một chiến thắng" cho
Ukraine và toàn châu Âu
Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi quyết định được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh
ở Brussels là "một chiến thắng" cho đất nước ông và toàn châu Âu.
Người phát
ngôn của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cho biết thỏa thuận này đã đạt
được sự nhất trí toàn diện.
Hungary từ
lâu đã phản đối các cuộc đàm phán kết nạp Kyiv, nhưng không phủ quyết động thái
này.
Thủ tướng
Viktor Orban đã tạm rời khỏi phòng họp theo cách mà các quan chức mô tả là đã
được thống nhất trước và mang tính xây dựng, trong khi 26 nhà lãnh đạo còn lại
tiếp tục bỏ phiếu.
Sau đó,
ông giữ khoảng cách với các nhà lãnh đạo khác thông qua một video thông điệp
trên Facebook: "Kết nạp Ukraine vào EU là một quyết định sai lầm. Hungary
không muốn tham gia vào quyết định tồi tệ này, do đó đã tránh xa cái quyết định
của ngày hôm nay."
Ông Zelensky đi Mỹ nhằm cứu vãn gói viện
trợ quân sự 60 tỷ USD
Thượng viện Mỹ chặn viện trợ 61 tỷ
USD cho Ukraine và tiền giúp Israel cùng Gaza
Putin ký lệnh tăng 15% quân số,
Zelensky nói đẩy nhanh củng cố công sự
Trong một
động thái liên quan, sau đó vài giờ, Hungary đã chặn khoản viện trợ trị giá 50
tỷ euro (55 tỷ USD) của EU dành cho Ukraine.
Ông Viktor
Orban đăng trên mạng xã hội sau cuộc hội đàm ở Brussels: “Tóm tắt về ca làm việc
đêm: phủ quyết việc bơm thêm tiền cho Ukraine”.
Các nhà
lãnh đạo EU cho biết các cuộc đàm phán về viện trợ cho Ukraine sẽ tiếp tục vào
đầu năm tới.
Bình luận
về việc ông Orban phản đối viện trợ, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói:
"Chúng ta vẫn còn thời gian, Ukraine sẽ không cạn tiền trong vài tuần tới".
Ông
Zelensky rất vui mừng trước thông báo của EU: "Đây là một chiến thắng cho
Ukraine. Một chiến thắng cho toàn bộ châu Âu. Một chiến thắng tạo động lực,
truyền cảm hứng và tiếp thêm sức mạnh", ông phát biểu trên mạng xã hội X,
trước đây là Twitter.
Ukraine và
Moldova đã đệ đơn xin gia nhập EU sau khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện
vào Ukraine hồi tháng 2/2022. Cả hai nước đều được trao tư cách ứng cử viên vào
tháng 6 năm ngoái, trong khi Gruzia không được cấp quy chế vào thời điểm đó.
Tổng thống
Moldova, Maia Sandu, cho biết rất vinh dự được đi chung trên con đường gia nhập
EU với Ukraine. “Chúng tôi sẽ không có mặt ở đây ngày hôm nay nếu không có sự
kháng cự dũng cảm của Ukraine chống lại cuộc xâm lược tàn bạo của Nga”, bà viết.
Đầu năm
nay, Moldova cảnh báo Nga đang tìm cách bành trướng quyền lực ở Chisinau. Bà
Sandu cho biết người dân Moldova hiện đang cảm nhận được "vòng tay ấm
áp" của châu Âu và chúc mừng người dân nước mình về cái mà bà gọi là
"phần thưởng dành cho toàn thể xã hội, cho tất cả những ai chọn dân chủ và
thịnh vượng".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/d5cc/live/fd1f1c00-9afa-11ee-91bf-230bfab3fcba.png
Tổng thống
Moldova Maia Sandu cho biết quyết định bắt đầu đàm phán của EU đã mở ra một
"trang sử mới"
Cố vấn An
ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan hoan nghênh động thái "lịch sử"
của EU nhằm mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên cho Ukraine và Moldova,
gọi đây là "bước quan trọng để thực hiện nguyện vọng châu Âu-Đại Tây Dương
của họ".
Các cuộc
đàm phán về việc gia nhập Liên minh châu Âu có thể mất nhiều năm, vì vậy quyết
định hôm 14/12 chưa thể đảm bảo tư cách thành viên của Ukraine.
Người dân
Ukraine biết rằng con đường trở thành thành viên chính thức còn lâu dài, nhưng
quyết định vừa qua ở Brussels sẽ tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho họ.
Các nước ứng
cử viên EU sẽ phải thông qua một loạt cải cách để đáp ứng các tiêu chuẩn từ
pháp quyền đến kinh tế, và ban điều hành EU đã ca ngợi Kyiv vì cho đến nay đã
hoàn thành hơn 90% các bước về công lý và giải quyết tham nhũng.
Thủ tướng
Đức Olaf Scholz ca ngợi các nhà lãnh đạo khác vì đã thể hiện "dấu hiệu ủng
hộ mạnh mẽ", đồng thời nói thêm rằng rõ ràng cả Ukraine và Moldova đều thuộc
"gia đình châu Âu". Một nhà ngoại giao tại hội nghị thượng đỉnh cho
biết chính ông Scholz đã đưa ra ý tưởng để ông Orban rời khỏi phòng giúp cuộc bỏ
phiếu được thông qua.
Đây là một
tin tốt rất cần thiết đối với Ukraine sau gần 22 tháng chiến tranh với Nga và đấu
tranh liên tục để đảm bảo viện trợ tài chính và quân sự của Phương Tây.
Thủ tướng
Phần Lan Petteri Orpo cho biết đây là thời điểm lịch sử và là "thông điệp
hy vọng quan trọng" đối với người dân Ukraine và Moldova.
Ông
Zelensky đã tới Mỹ hồi đầu tuần này trong một nỗ lực vô vọng nhằm thuyết phục
Quốc hội Mỹ thông qua khoản tài trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD, vốn bị các nhà lập
pháp Đảng Cộng hòa phản đối.
Cuộc phản
công của Ukraine chống lại lực lượng Nga chiếm đóng đã khựng lại vào đầu mùa
đông.
Trước đó
hôm 14/12, Tổng thống Vladimir Putin đã chế nhạo Ukraine và tuyên bố sự hỗ trợ
của Phương Tây đang cạn kiệt: "Xin lỗi vì sỗ sàng, nhưng mọi viện trợ đều
được đưa vào như một món quà miễn phí. Mà số quà miễn phí đó có thể cạn kiệt
vào một thời điểm nào đó."
Tuy nhiên,
Tổng thống Zelensky giờ đây ít nhất có thể lấy chiến thắng chính trị ở châu Âu
làm bằng chứng cho thấy Ukraine không liên tục bị các đồng minh bỏ rơi.
Chủ tịch Hội
đồng châu Âu cho biết đây là một "tín hiệu rất mạnh mẽ... gửi tới người
dân Ukraine rằng chúng tôi đứng về phía họ".
Nhiều người
ở Kyiv coi cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga là để bảo vệ các giá trị
châu Âu và họ tin tưởng chắc chắn vào tương lai của mình với tư cách là một
thành viên tích cực và hiệu quả của Liên minh châu Âu.
"Cuộc
cách mạng vì phẩm giá" năm 2014 của Ukraine, lật đổ tổng thống thân Điện
Kremlin, bắt nguồn từ mong muốn thoát khỏi quỹ đạo chính trị của Nga và hướng tới
châu Âu.
Tổng thống
Putin đã phản ứng bằng cách đưa quân tới miền đông Ukraine và Crimea, sau đó tiến
hành một cuộc xâm lược rộng lớn hơn vào năm 2022.
Đối với
Gruzia, quốc gia bị Nga xâm lược năm 2008, cuộc bỏ phiếu ở EU là một "cột
mốc quan trọng", Tổng thống thân EU Salome Zurabishvili cho biết.
Đông đảo
dân số Gruzia ủng hộ EU, chính phủ nước này có mối quan hệ phức tạp với Moscow
và đã kiềm chế việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga kể từ khi quân
đội của Putin bắt đầu xâm lược Ukraine.
Khi được hỏi
liệu Tổng thống Putin có tham vọng tiến hành với Gruzia những gì ông đang làm ở
Ukraine hay không, nhà lập pháp và người dẫn chương trình truyền hình người Nga
thân Putin Yevgeny Popov nói với BBC Newsnight: “Chúng tôi sẽ không làm vậy”.
“Chúng tôi
có đủ lãnh thổ,” ông nói. "Chúng tôi là quốc gia lớn nhất thế giới và
chúng tôi không cần bất kỳ lãnh thổ nào khác. Nhưng tất cả những gì chúng tôi cần
là đảm bảo an ninh."
Hôm 14/12,
ông Michel cho biết EU cũng có ý định mở các cuộc đàm phán về
Bosnia-Herzegovina sau khi nước này đáp ứng các tiêu chí về tư cách thành viên.
Bosnia đã được trao tư cách ứng cử viên cách đây một năm nhưng một báo cáo tiến
độ vào tháng trước đã liệt kê các bước tiếp theo mà Sarajevo cần phải thực hiện
trong các cải cách bầu cử và tư pháp.
Bosnia còn
có thêm vấn đề là lãnh đạo các khu vực có đa số người Serb, Republika Srpska,
đe dọa ly khai.
No comments:
Post a Comment