Donald Trump sẽ định
hình ngoại giao của Hoa Kỳ ra sao nếu tái đắc cử?
BBC
News Tiếng Việt
23 tháng 12 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c972jvq86gxo
Trong nhiệm kỳ lần hai, nếu có, cựu Tổng
thống Mỹ Donald Trump sẽ có khả năng bổ nhiệm những nhân sự trung thành cho các
vị trí trọng yếu tại Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và cơ quan Trung ương Tình báo
Hoa Kỳ (CIA), và sự trung thành sẽ giúp ông ta tự do hơn nếu so với nhiệm kỳ lần
nhất trong việc ban bố các chính sách và ý chí theo chủ nghĩa cô lập, gần 20 trợ
lý và nhà ngoại giao, những người từng và vẫn còn đang làm việc việc nói với Reuters.
Kết quả là ông Trump sẽ có khả năng tạo ra những thay đổi đáng kể trong lập
trường của Mỹ liên quan đến các vấn đề từ chiến tranh Ukraine cho đến giao
thương với Trung Quốc, cũng như đối với các định chế liên bang trong việc thực
thi và đôi khi kiểm soát các chính sách ngoại giao, các trợ lý và nhà ngoại
giao nói với Reuters.
Trong nhiệm kỳ 2017-2021, ông Trump đã ra sức áp đặt tầm nhìn đôi lúc
mang tính bất đồng và thất thường trong việc thiết lập nền an ninh quốc gia của
Mỹ.
Ông ta thường lên tiếng bày tỏ sự chán nản trước những quan chức hàng đầu,
những người có các bước đi chậm rãi, trì hoãn hoặc thuyết phục ông ấy từ bỏ các
kế hoạch của mình. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nêu trong quyển hồi
ký của mình rằng bản thân ông đã hai lần phản đối gợi ý của ông Trump về việc tấn
công bằng tên lửa vào các cartel ma túy ở Mexico, đối tác thương mại lớn nhất của
Mỹ. Cựu Tổng thống Mỹ đã không lên tiếng bình luận.
“Tổng thống Trump nhận ra rằng nhân sự là một chính sách,” Robert
O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia thứ tư và cũng là cuối cùng của ông Trump nói
với Reuters.
“Vào buổi đầu trong bộ máy chính quyền tổng thống, nhiều người quan tâm đến
việc thực hiện chính sách của mình, không phải chính sách của tổng thống
[Trump].”
Có nhiều người trung thành sẽ giúp Trump đẩy nhanh các ưu tiên trong
chính sách ngoại giao nhanh hơn và hiệu quả hơn, là khi ông ta có thể thực hiện
trong nhiệm kỳ trước, các cựu cố vấn và lẫn hiện tại cho biết.
Trong số các đề xuất trong chiến dịch tranh cử năm nay, ông Trump tuyên bố
sẽ huy động Lực lượng Đặc biệt của Mỹ để chống lại các cartel Mexico – điều mà
không thể được chính phủ Mexico ủng hộ.
Nếu trở lại nắm quyền, ông Trump sẽ mau chóng cắt viện trợ quốc phòng cho
châu Âu và thu hẹp các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, các trợ lý trả lời
Reuters.
O’Brien, người vẫn là cố vấn chính sách ngoại giao hàng đầu của ông Trump
và có trao đổi với ông ấy thường xuyên, nói việc áp đặt thuế quan lên các quốc
gia trong NATO nếu họ không đạt được cam kết về mức chi tiêu ngân sách quốc
phòng ít nhất 2% GDP, sẽ có thể là một trong những chính sách được bàn đến
trong nhiệm kỳ lần hai của Trump.
Đội ngũ tranh cử của ông Trump đã từ chối bình luận liên quan đến các
thông tin này trong bài viết này của Reuters.
Không giống như thời kỳ trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông Trump
đã khai thác một nhóm người mà ông ấy nói chuyện thường xuyên, và là những người
nắm kinh nghiệm đáng kể về chính sách ngoại giao và có được niềm tin từ cá nhân
ông ấy, theo bốn người đã trao đổi với ông ta trả lời Reuters.
Những cố vấn này bao gồm John Ratcliffe, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia
cuối cùng thời Trump, Cựu Đại sứ Mỹ tại Đức, Richard Grenell, và Kash Patel, cựu
nhân viên của Trump, người đã nắm giữ một số vị trí trong giới tình báo và quốc
phòng.
Không ai trong những người này trả lời yêu cầu phỏng vấn từ Reuters.
Trong khi những chính sách cụ thể của những cố vấn không chính thức này
có thể thay đổi theo một mức độ nào đó, hầu hết họ đều từng là người có tiếng
nói bảo vệ Trump kể từ khi ông ấy rời Nhà Trắng, và đã thể hiện những quan ngại
về việc nước Mỹ đang bỏ ra quá nhiều tiền để hậu thuẫn cho NATO và Ukraine.
Ông
Donald Trump sẽ làm gì nếu đắc cử nhiệm kì thứ hai?
'Lựa chọn ngày tận thế'
Tổng thống Ukraine Zelensky
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ba20/live/ee146cc0-a20b-11ee-b9a7-c91b9dfa91e5.jpg
Hiện đang tồn tại nỗi bất an nghiêm trọng về chuyện
ông Trump có thể cắt viện trợ cho Ukraine trong cuộc chiến chống quân xâm lược
Nga. Trong cuộc họp báo cuối năm được tổ chức tại thủ đô của Ukraine ngày
19/12, Tổng thống Ukraine Zelensky nói quân đội Ukraine muốn huy động thêm
500.000 binh sĩ khi cuộc chiến với Nga sắp bước sang mốc hai năm
Donald Trump đang nắm thế dẫn đầu áp đảo trong cuộc chạy đua giành cho vị
trí ứng viên tổng thống do Đảng Cộng hòa đề cử. Nếu ông ta trở thành ứng viên
và sau đó đánh bại Tổng thống Joe Biden từ Đảng Dân chủ vào tháng 11/2024, thì
thế giới sẽ có thể chứng kiến một ông Trump mang tính xác lập hơn, rành rẽ hơn
trong việc siết chặt quyền lực, cả trong nước lẫn nước ngoài, cựu trợ lý và những
người đang làm việc nói với Reuters.
Viễn cảnh này đã khiến các quốc gia ngoài Mỹ đang chật vật tìm kiếm thông
tin về nhiệm kỳ lần hai của Trump sẽ ra sao. Chính ông Trump đã đưa ra chỉ ít
những chỉ dấu về chính sách ngoại giao mà ông ta sẽ theo đuổi trong thời gian tới,
ngoài những tuyên bố chung chung như chấm dứt cuộc chiến tranh Ukraine trong
vòng 24 giờ.
Tám nhà ngoại giao châu Âu trả lời phỏng vấn của Reuters nói vẫn còn có sự
hoài nghi về liệu Trump sẽ giữ cam kết của Washington trong việc bảo vệ các đồng
minh trong NATO hay không và còn nỗi bất an nghiêm trọng về chuyện Trump có thể
cắt viện trợ cho Ukraine trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nga.
Một nhà ngoại giao Bắc Âu ở Washington, người trả lời Reuters với điều kiện
ẩn danh vì tính chất nhạy cảm của vấn đề, nói ông ấy và các đồng nghiệp của
mình đã nói chuyện với các trợ lý của ông Trump thậm chí sau khi cựu tổng thống
rời khỏi Nhà Trắng vào năm 2021.
“Câu chuyện từ đó là, “Chúng tôi đã không chuẩn bị (để quản lý), và lần tới
sẽ phải khác biệt,’” nhà ngoại giao này nói với Reuters. “Khi tiến vào phòng Bầu
Dục vào năm 2017, họ không có biết xử lý như thế nào cả. Nhưng chuyện này sẽ
không lặp lại.”
Một nhà ngoại giao, từ quốc gia thuộc thành viên của NATO, và một nhà ngoại
giao khác từ Washington nói các phái bộ của họ đã phác thảo các điện tín ngoại
giao về nước về một khả năng “sự lựa chọn ngày tận thế” khả dĩ.
Trong kịch bản mang tính giả định đó, nằm trong số nhiều các giả định hậu
bầu cử mà các nhà ngoại giao này mô tả trong điện tín, đó là Trump sẽ hiện thực
hoá các cam kết dỡ bỏ các thành phần trong bộ máy chính quyền và truy đuổi các
kẻ thù chính trị đến một mức độ khiến hệ thống kiểm soát và cân bằng của Hoa Kỳ
bị suy yếu.
Ukraine
muốn huy động thêm 500.000 quân - Tổng thống Zelensky nói
Rời bỏ chủ nghĩa toàn
cầu hóa
Michael Mulroy, cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng cho các vấn đề Trung
Đông dưới thời Trump, nói một cựu tổng thống sẽ có thể bổ nhiệm các cá nhân phù
hợp với thương hiệu về chính sách ngoại giao mang tính cô lập của ông ấy và
không thể đối đầu ông ta.
Tất cả các tổng thống Mỹ có quyền lực bổ nhiệm các nhân vật chính trị cho
các vị trí cấp cao trong bộ máy chính quyền liên bang, bao gồm Bộ Ngoại giao, Lầu
Năm Góc và CIA.
“Tôi nghĩ điều này chủ yếu dựa vào sự trung thành dành cho ông Trump,”
ông Mulroy nói, “một niềm tin vững chắc trong dạng chính sách ngoại giao mà ông
ấy tin tưởng, tập trung nhiều hơn về nước Mỹ, và ít mang tính toàn cầu hơn.”
Ông Trump cũng đã từng xung đột với chính các nhân vật do ông ấy bổ nhiệm
tại Lầu Năm Góc, liên quan đến một loạt các vấn đề trong nhiệm kỳ lần nhất, từ
việc ông ấy ủng hộ một lệnh cấm những quân nhân là người chuyển giới cho đến
quyết định năm 2018 về việc Mỹ rút quân khỏi Syria.
Khi vị bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của ông Trump là Jim Mattis, từ chức
vào năm 2018, vị tướng bốn sao này tuyên bố đã có những khác biệt chính sách
đáng kể với ông Trump. Dù Mattis không công khai nói ra, nhưng ông ấy nhấn mạnh
trong lá thư từ chức về nhu cầu phải duy trì một mối gắn kết mạnh mẽ với NATO
và các đồng minh, và trong khi đó không thân thiết với các quốc gia đối địch,
như Nga.
Ed McMullen, cựu đại sứ của Trump tại Thuỵ Sĩ và hiện là một nhà gây quỹ,
người đã có tiếp xúc với cựu tổng thống Mỹ, nhấn mạnh rằng hầu hết các nhân
viên ngoại giao mà ông ta biết đều phụng sự trung thành cho tổng thống.
Nhưng ông nói rằng, ông Trump ý thức được nhu cầu phải tránh chọn giới chức
không trung thành hoặc không nghe lời cho các vị trí hàng đầu trong chính sách
ngoại giao vào nhiệm kỳ lần hai.
“Tổng thống Mỹ rất ý thức về khả năng và sự trung thành đóng vai trò rất
quan trọng trong sự thành công của nhiệm kỳ (tiếp theo),” ông bình luận với
Reuters.
Ngoài vòng tròn các cố vấn hàng đầu của ông Trump, chính quyền của ông có
khả năng lên kế hoạch nhổ bỏ những nhân tố ở cấp thấp hơn trong giới an ninh quốc
gia bị xem là “đỏ”, theo Agenda47, trang web về chính sách chính thức của đội
ngũ chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Bước đi như vậy rất hiếm khi từng xảy tại Mỹ, vốn là bộ máy mang tính phi
đảng phái, phục vụ bất kỳ chính quyền tổng thống nào lên nắm quyền.
Ông Trump cũng đã tuyên bố sẽ áp đặt lại các sắc lệnh hành pháp đã được
ban hành trong những tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ đầu tiên, không bao giờ được
thực thi trọn vẹn, giúp ông ấy dễ dàng sa thải những công chức hơn.
Trong một tài liệu ít được thông tin, đăng trên trang web Agenda47 hồi đầu
năm nay, ông Trump tuyên bố đã thiết lập một “Ủy
ban Sự thật và Hòa giải”, sẽ nằm trong số các chức năng khác, đăng tải các
tài liệu liên quan đến các lạm dụng quyền lực của “Deep State” (Nhà nước Ngầm).
Ông ấy sẽ tạo ra một cơ quan “thẩm tra” với vai trò giám sát việc thu thập
thông tin tình báo trong thời gian thực.
“Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc, và hệ thống An ninh Quốc gia sẽ là nơi rất
khác biệt vào cuối nhiệm kỳ của tôi,” ông Trump tuyên bố trong một video
về chính sách hồi đầu năm nay.
Bất
lợi pháp lý của cựu Tổng thống Trump ở Colorado có thể 'hóa vàng'
Rút khỏi NATO và chiến
tranh thương mại mới?
Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 20/12 tại Nhà Trắng
Trong nhiệm kỳ lần hai, ông Trump đã cam kết chấm dứt vai trò nước Mỹ là
đối tác thương mại được yêu thích nhất của Trung Quốc – một lập trường nhìn
chung là hạ thấp các rào cản thương mại giữa hai nước và hối thúc các quốc gia
châu Âu gia tăng ngân sách dành cho chi tiêu quốc phòng.
Dù ông Trump sẽ vẫn tiếp tục sự hậu thuẫn quan trọng dành cho Ukraine
trong cuộc chiến tranh chống Nga hay không sẽ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng
đối với các nhà ngoại giao châu Âu ở Washington trong việc chuẩn bị, cũng như
duy trì cam kết đối với NATO.
“Có những tin đồn là ông ấy muốn đưa nước Mỹ khỏi NATO hoặc rút khỏi châu
Âu, dĩ nhiên, điều này trông có vẻ đầy quan ngại… nhưng chúng tôi không hoảng sợ,”
một nhà ngoại giao từ một nước Baltic nói với Reuters.
Mặc cho những lo ngại về tương lai của NATO, một số nhà ngoại giao trả lời
phỏng vấn cho bài viết này, nói áp lực từ Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên, đã dẫn
đến việc gia tăng chi tiêu quốc phòng.
John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của Trump, người từng lớn tiếng
chỉ trích cựu tổng thống Mỹ, nói với Reuters là ông ấy tin rằng Trump sẽ rút Mỹ
khỏi NATO.
Quyết định như thế sẽ là một cơn địa chấn cho các quốc gia châu Âu, vốn
đã phụ thuộc vào các đảm bảo an ninh chung của liên minh này trong gần 75 năm
qua.
Ba cựu quan chức của chính quyền Trump, hai người vẫn còn liên lạc với
ông ấy, đã hạ thấp khả năng này, một người nói rằng điều này sẽ không đáng để tạo
ra một phản ứng tiêu cực ngay từ trong nước.
Ít nhất có một nhà ngoại giao từ Washington, Đại sứ Phần Lan, Mikko
Hautala, người đã nói chuyện trực tiếp với Trump hơn một lần, theo hai người nắm
thông tin về cuộc trao đổi, lần đầu được công bố trên The New York Times.
Những cuộc thảo luận này tập trung vào việc NATO mở đường cho Phần Lan
gia nhập, Ông Hautala cũng muốn đảm bảo rằng ông Trump đã có thông tin chính
xác về những gì mà Phần Lan mang lại cho liên minh này, và Phần Lan sẽ cùng
chung lợi ích với Mỹ ra sao, một trong những nhà ngoại giao nói với Reuters.
Bốn bất ngờ có thể đảo lộn kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024
Bất lợi pháp lý của cựu Tổng thống Trump ở Colorado có thể 'hóa vàng'
No comments:
Post a Comment