Di
dân từ châu Á, châu Phi tăng vọt, biến rừng Amazon thành nơi ‘quá cảnh’
12/12/2023
Một cuộc
trấn áp gần đây nhắm mục tiêu vào nạn buôn người và vận chuyển người lậu trên
khắp châu Mỹ cho thấy các di dân này xuất phát từ 69 quốc gia, đặc biệt số di
dân từ châu Á và châu Phi vượt đại dương và lục địa để đến Hoa Kỳ tăng mạnh.
https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-f7cd-08dbe6a411cd_w650_r1_s.jpg
Người
tị nạn Rohingya bị kẹt trên tàu chỉ được các cộng đồng gần đó cho nước uống và
thực phẩm không cho cập đất liền tại Pineung, tỉnh Aceh ngày 16/11/2023.
Được
điều phối bởi cảnh sát quốc tế Interpol, Chiến dịch Turquesa thường niên lần thứ
năm tập hợp các nhân viên thực thi di trú từ khắp châu Mỹ từ ngày 27/11 đến
ngày 1/12 trong nỗ lực triệt phá các băng đảng tội phạm quốc tế.
Trong
số các thắng lợi mà các quan chức cho hay có việc ngăn chặn một công dân Bồ Đào
Nha mua trẻ sơ sinh từ những phụ nữ Brazil nghèo khổ để bán sang châu Âu, bắt
giữ ba nghi phạm có liên quan đến băng đảng nhà tù khét tiếng của Venezuela là
Tren de Aragua và phong tỏa tài sản trị giá 286.000 đô la của một đường dây tuyển
mộ người Brazil đến một trung tâm lừa đảo qua mạng ở Campuchia.
Trong
Chiến dịch Turquesa thường niên lần thứ năm, Interpol đã tập hợp lực lượng thực
thi pháp luật từ 31 quốc gia ở châu Mỹ, lần đầu tiên bao gồm cả Cuba, cùng với
Pháp và Tây Ban Nha. Interpol cho biết họ đã cùng nhau thực hiện 257 vụ bắt giữ,
giải cứu 163 người tình nghi là nạn nhân bị buôn người và phát hiện gần 12.000
di dân không có giấy tờ từ 69 quốc gia.
Hàng
chục nạn nhân bị buôn người là trẻ em, trong đó có 12 em ở Honduras.
69
quốc gia là con số cao nhất từ trước đến nay và cao hơn gấp đôi so với 28 quốc
gia được báo cáo trong đợt truy quét đầu tiên vào năm 2019.
Interpol
nói, tập trung vào những di dân đến Mỹ và Canada, hoạt động năm nay cho thấy “sự
gia tăng rõ rệt” số di dân từ châu Á và châu Phi, đặc biệt là từ Trung Quốc, quốc
gia có nguồn gốc phổ biến thứ ba sau Venezuela và Ecuador.
Tổng
thư ký Interpol Jurgen Stock cho biết trong một tuyên bố: “Số lượng quốc tịch
được phát hiện trong Chiến dịch Turquesa V cho thấy hành lang di cư lớn này, từng
được coi là tuyến đường dành riêng cho châu Mỹ, đã trở thành mục tiêu của các
nhóm tội phạm có tổ chức trên khắp thế giới”.
Interpol
nói những di dân hợp tác với cảnh sát đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về chiến thuật
tuyển mộ, điều kiện đi lại và chi phí để đưa lậu người, dao động từ 2.700 đô la
đến 20.000 đô la mỗi người tùy theo hành trình. Những kẻ buôn người thường dính
líu tới buôn bán ma túy bất hợp pháp, mang lại thêm lợi nhuận cho những băng đảng
vốn đã ngập tiền mặt.
Theo
dữ liệu của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ CBP, số di dân bị bắt gặp
ở biên giới Mỹ-Mexico từ các quốc gia ngoài châu Mỹ Latin và Caribe đã tăng 43%
trong khoảng thời gian từ năm tài chính 2022 đến 2023.
Vào
tháng 10, tháng đầu tiên của năm tài chính 2024, đã có gần 12.000 di dân ở biên
giới từ các quốc gia “ngoài lục địa” này, gần bằng số lượng đã đến trong cả năm
2021.
Bộ
An ninh Nội địa Hoa Kỳ gọi xu hướng hiện nay là “mức độ di cư hàng loạt cao nhất
kể từ Thế chiến Thứ hai”. CBP cho rằng nguyên nhân là do “khó khăn kinh tế và
biến động chính trị” một phần do thiên tai và đại dịch trên toàn thế giới gây
ra.
Brazil
như là một trung tâm di cư
Chiến
dịch Turquesa cũng đưa ra cái nhìn về vai trò to lớn của Brazil trong ngành
thương mại xuyên lục địa này. Theo Cảnh sát Liên bang Brazil, hầu hết di dân đều
đến Mỹ, số khác đến châu Âu và một số định cư ở chính Brazil.
Cảnh
sát Liên bang đã triển khai cảnh sát đến 9 điểm trên khắp Brazil, quốc gia có
diện tích lớn thứ năm trên thế giới và có chung đường biên giới với 10 quốc gia
khác.
Brazil
đã phát hiện những trường hợp như di dân từ Cuba và Haiti đến quốc gia ven biển
nhỏ bé Guyana, sau đó vượt biên trái phép vào Brazil và thực hiện hành trình đường
bộ kéo dài hai ngày tới thành phố Manaus của Brazil. Ở đó, họ bắt đầu hành
trình dài hơn 1.000 km trên sông kéo dài một tuần lên thượng nguồn sông Amazon
đến tiền đồn rừng rậm Tabatinga, giáp ranh với Colombia và Peru.
Cảnh
sát cho biết Tabatinga cũng thu hút những di dân từ những nơi khác trong lưu vực
Caribê đến châu Âu. Trong một lộ trình, công dân Cộng hòa Dominic lấy hộ chiếu
Colombia giả ở Colombia, qua Brazil tại Tabatinga, sau đó thực hiện hành trình
dài đến Sao Paulo, cách đó hơn 3.200 km, điểm dừng cuối cùng của họ trước khi đến
châu Âu.
Ủy
viên Cristiano Eloi, giám đốc Cơ quan Cảnh sát Liên bang Brazil về buôn người
và đưa lậu di dân, nói: “Chúng ta đang thấy chính sách (nhập cư) vòng tay rộng
mở… và chúng ta có một số nước láng giềng phức tạp liên quan đến sản xuất ma
túy và mọi thứ khác”.
“Và
chúng ta có hơn 16.000 km, đường biên giới với tất cả các quốc gia Mỹ Latin
này. Vì vậy, việc chăm sóc từng centimet biên giới của chúng ta là điều hoàn
toàn không thể.”
Một
nhân viên Cảnh sát Liên bang khác, phát biểu với điều kiện giấu tên vì không phải
là phát ngôn viên chính thức, cho biết nhiều nghi phạm hình sự trà trộn vào những
di dân, những người thường miễn cưỡng hợp tác. Hơn nữa, luật pháp Brazil ngăn cấm
cảnh sát bắt giữ người chỉ vì vi phạm luật di trú.
Ông
Eloi cho biết, với những hạn chế đó, Brazil chỉ bắt giữ 3 nghi phạm ở Turquesa,
nhưng đã trả tự do cho 4 nạn nhân bị buôn bán: 2 trẻ sơ sinh sắp bị bán và 2 phụ
nữ bị chặn lại ở sân bay Sao Paulo trước khi tới châu Âu.
Ông
Eloi nói với Reuters: “Chúng tôi không truy lùng di dân”. “Chúng tôi đang truy
lùng những kẻ vận chuyển người trái phép... những kẻ buôn người đang đưa người
đi để bị bóc lột.”
No comments:
Post a Comment