Cuộc
chiến khí hậu: Vì sao thông tin ‘‘bóp méo’’ tiếp tục ảnh hưởng rộng rãi?
Trọng
Thành - RFI
Đăng
ngày: 06/12/2023 - 17:05
Nhiệt độ
tăng vọt, thiên tai đủ loại gia tăng về tần suất và cường độ, ngày càng trở
thành thực tại khó phủ nhận. Việc từ bỏ năng lượng hóa thạch, bị chỉ đích danh
là thủ phạm, có được đưa vào tuyên bố chung hay không, là tâm điểm của COP28 đầu
tháng 12/2023. Giới bảo vệ năng lượng hóa thạch không chỉ vận động mạnh mẽ tại
COP28. Phổ biến tin tức ‘‘bóp méo’’, chống đồng thuận quốc tế về mục tiêu giữ
nhiệt độ không tăng quá 1,5°C đến 2°C là mặt trận lớn khác.
Trang
biếm họa : Cựu tổng thống Donald Trump, nổi tiếng với nhiều phát biểu phủ nhận biến
đổi khí hậu, rút nước Mỹ khỏi thỏa thuận Khí hậu Paris 2015. RFI-KISWAHILI
Theo giới
chuyên gia về khí hậu và truyền thông, các hoạt động tung thông tin ‘‘bóp
méo’’, chống lại đồng thuận quốc tế, về biến đổi khí hậu và nỗ lực quốc tế cần
có, dường như đang là một xu thế gia tăng trong năm nay 2023.
***
Vì
sao nhiều thành phần xã hội vẫn hoài nghi về ‘’cuộc chiến khí hậu’’, bất
chấp Thỏa thuận Paris 2015 ?
Trước thềm
Hội nghị Khí hậu lần thứ 28 của Liên Hiệp Quốc tại Duba, trang mạng thông tín
quốc tế Euronews, có bài tổng hợp đáng chú ý về chủ đề này. Bài viết mang tựa đề
‘‘Tin tức bóp méo về khí hậu lan truyền như thế nào trong năm
2023 ?’’ giới thiệu kết quả điều tra của CAAD (Climate Action
Against Disinformation), gồm hơn 50 tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực chống
tin tức bóp méo về khí hậu.
Báo cáo của
CAAD nêu bật ‘’bốn xu thế đáng chú ý’’. Thứ nhất là trên các mạng xã hội
lớn, như X (tức Twitter cũ), từ khóa như hashtag #ClimateScam, chứa đựng phổ biến
các thông tin bóp méo, tăng vọt vào thời điểm trước thềm COP27 cuối năm ngoái.
Kể từ khi tỉ phú Elon Musk mua lại mạng này, CAAD ghi nhận xu thế tăng vọt ảnh
hưởng của các thông tin bóp méo gắn liền với hashtag #ClimateScam, dựa trên việc
theo dõi các tài khoản đăng tải hashtag này. Cụ thể là một tài khoản đăng tải
post đầu tiên với #ClimateScam có 322 người theo dõi hồi tháng 3/2023, thì hiện
nay con số này lên đến 256.000 người.
Xu thế thứ
hai, nhiều trang mạng truyền thông tuyên cho ‘‘các tin tức bóp méo’’ về
khí hậu, trong đó có Daily Telegraph, Breitbart et Sky News Australia, thu được
tiền nhờ đăng tải các quảng cáo. Theo trang mạng điều tra DeSmog, khoảng 85%
bài viết liên quan về môi trường của báo Anh Daily Telegraph chứa đựng các
thông tin bóp méo. Tổng cộng CAAD thống kê được tới hơn 150 nền tảng quảng cáo
chi tiền cho các trang mạng như kiểu Daily Telegraph.
Xu thế thứ
ba, được CAAD ghi nhận, là việc các đại tập đoàn dầu mỏ chi ồ ạt tiền cho quảng
cáo trên các mạng xã hội thuộc sở hữu của META. Liên minh CAAD hoài nghi về việc
các quảng cáo này được sử dụng để đánh bóng hình ảnh của các công ty, thủ phạm
tạo khí thải gây hiệu ứng nhà kính (greenwashing). Hay nói cách khác, một
thủ đoạn treo đầu dê, bán thịt chó. Các nội dung quảng cáo thường khẳng định
đóng góp của các đại tập đoàn này cho việc phát triển bền vững, cắt giảm
cac-bon, trong khi trên thực tế, các công ty này tiếp tục đầu tư mạnh hơn cho
các năng lượng hóa thạch, và đầu tư cho năng lượng tái tạo của các công ty dầu
mỏ chỉ chiếm 1% toàn cầu trong lĩnh vực này, theo AIE (trong lúc tổng đầu tư
cho năng lượng tái tạo tăng vọt liên tục bảy năm nay, và nhìn chungvượt tổng mức
đầu tư cho cácnăng lượng hóa thạch).
Xu thế
đáng chú ý thứ tư được điều tra của CAAD nêu bật là nỗ lực của các phương tiện
truyền thông Nga nhằm thao túng vấn đề khí hậu. Theo CAAD, tài khoản trên các mạng
xã hội do Nga đứng sau thường đưa ra các thông điệp đầy mâu thuẫn về khí hậu,
gieo rắc không khí hỗn loạn. Ví dụ cùng các khai thác năng lượng hóa thạch tại
châu Phi, nhưng nếu của phương Tây thì bị lên án, còn nếu liên quan đến Nga thì
lại được hoan nghênh là có lợi cho phát triển kinh tế.
Giới
năng lượng hóa thạch tiếp tục ''nhiều thủ đoạn tinh vi mới''
Bà Jennie
King, một người phụ trách của liên minh CAAD, nhấn mạnh là, vào thời điểm cộng
đồng quốc tế đang bước vào hội nghị Khí hậu COP28 để khẩn cấp tìm kiếm một đồng
thuận, làm cơ sở cho các nỗ lực phối hợp để hóa giải cuộc đại khủng hoảng khí hậu,
thì cuộc ‘‘khủng hoảng thông tin’’ nói trên ‘‘đang khiến tình hình
thêm trầm trọng’’. Các thông tin bóp méo như vậy ‘‘không chỉ làm suy giảm
sự ủng hộ của công chúng (với cuộc chiến khí hậu), mà còn làm sói mòn niềm tin
vào các định chế, và thúc đẩy các hành động bạo lực’’.
Điều đáng
lo ngại lớn : năm 2023 này, với việc khí hậu tiếp tục phá kỷ lục về nhiệt độ
(nóng nhất từ 125.000 năm, theo một ước tính), tưởng như sẽ khiến cho niềm tin
cần phải hành động khẩn cấp để hãm đà gia tăng nhiệt độ trở thành điều tất yếu
và phổ biến, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Các đại tập đoàn năng lượng hóa
thạch đang tiếp tục có thêm ''nhiều thủ đoạn tinh vi mới'' làm sói mòn
niềm tin trong dân chúng về tính chính đáng và cấp thiết của cuộc chiến khí hậu.
Tương
phản kỳ lạ: 99% giới khoa học đồng thuận, đông đảo dân chúng còn hoài nghi
Trang mạng
truyền thông Canada (bang Québec), chuyên về khoa học và công nghệ
Science-Presse, có bài tổng thuật đáng chú ý về chủ đề này trước thềm COP28, với
tựa đề : ‘‘Có đúng là các mạng xã hội tạo thuận lợi cho các quan điểm
hoài nghi về khí hậu hay không ? Đúng’’. Bài viết của truyền
thông Canada vạch rõ sự tương phản khó hiểu, giữa một bên là mức độ đồng thuận
rất cao trong giới khoa học về khí hậu quốc tế, với bên kia là không khí hoài
nghi còn khá phổ biến trong xã hội.
Một điều
tra mới đây của Đại học Cornell, công bố năm 2021, dựa trên khoảng 3.000 nghiên
cứu về khí hậu từ năm 2012, cho thấy 99,9% giới chuyên gia đồng ý với quan điểm
con người chịu trách nhiệm về tình trạng khí hậu bị hâm nóng hiện nay. Ngược lại,
theo thăm dò dư luận Research CO, 27% người Canada tin biến đổi khí hậu là do
các nguyên nhân ‘‘tự nhiên’’, và 8% coi tình trạng khí hậu nóng lên hiện
nay là ‘‘một lý thuyết chưa được chứng minh’’. Theo Science-Presse, nhìn
chung, tùy theo xã hội và tùy theo giai đoạn, mà có từ ít nhất 10% đến 30% dân
chúng tin tưởng là việc khí hậu nóng lên là ''chuyện của thiên nhiên'',
không do con người.
Các
mạng xã hội lớn: Môi trường thuận lợi cho ‘‘các tin tức bóp méo’’ ?
Vì sao một
bộ phận lớn dân cư trên thế giới tiếp tục không tin vào thực tại biến đổi khí hậu,
và đòi hỏi hành động khẩn cấp để hạn chế xu thế này ? Theo Science-Presse,
các mạng xã hội đóng vai trò rất lớn. Nếu như trong những năm 2000, các tập
đoàn năng lượng hóa thạch đầu tư cho các chương trình tuyên truyền trên báo chí
hay các vận động truyền thông khác, để tác động đến dư luận, thì giờ đây các mạng
xã hội là địa bàn chính.
Báo Canada
dẫn lại một nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), công bố hồi
tháng 2/2023, khoảng 30% tài khoản trên mạng xã hội Twitter (mạng X hiện nay),
‘‘phủ nhận trách nhiệm của con người đối với biến đổi khí hậu’’. Đáng
chú ý hơn nữa là các tài khoản này tạo thành ''các cộng đồng’’ chia sẻ
cùng loại thông tin. Đỉnh điểm của các thông tin bóp méo được ghi nhận thường
diễn ra vào thời điểm các hội nghị khí hậu thường niên, hay các sự kiện liên
quan đến thảm họa thời tiết, khí hậu mang tính thời sự (như cháy rừng lớn ở Úc,
nóng kỷ lục, khô hạn…).
Viện
Institute for Strategic Dialoge (ISD), của Anh, chuyên về lĩnh vực này này,
trong một báo cáo hồi tháng 1/2023, nhấn mạnh đến ''tính chất thiếu minh bạch''
của Twitter (mạng X hiện nay) liên quan đến mức độ ảnh hưởng rất cao của thông
tin bóp méo về khí hậu trên mạng này. Twitter hay X có hậu thuẫn cho việc bóp
méo thông tin về khí hậu là câu hỏi để ngỏ. ISD đặt câu hỏi về nhiều hiện tượng
chưa giải thích được, chẳng hạn như liên quan đến hashtag #ClimateScam, từ khóa
đi liền với các làn sóng thông tin bóp méo. Chỉ riêng tài khoản liên quan nhiều
nhất đến việc phổ biến các thông tin này, có thể là một ‘‘robot’’ (có thể
đã được Twitter dung dưỡng), đã đưa lên hơn 60.000 thông điệp bóp méo trong
vòng bốn tháng. Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra với Facebook, TikTok hay
Youtube.
.
Đề
kháng được ‘‘các tin tức bóp méo’’ không dễ: Nghiên cứu của Đại học Thụy
Sĩ
Vấn đề ảnh
hưởng của các tin bóp méo không chỉ liên quan đến các mạng xã hội, vốn chỉ là
các phương tiện. Cái gốc vẫn là con người. Đại học Genève, Thụy Sĩ, mới đây có một nghiên cứu đáng chú
ý, tìm cách giải thích các nguyên nhân tâm lý khiến các thông tin bóp méo về
khí hậu ảnh hưởng khá dễ dàng đến con người. Nghiên cứu thực nghiệm của Đại học
Genève, đăng tải trên Nature Human Behavior, do UNIGE thực hiện với
khoảng 7.000 người tại 12 quốc gia, để thẩm định mức độ tin tưởng vào các kết
luận của cộng đồng khoa học quốc tế về khí hậu.
Theo người
phụ trách của nghiên cứu này, Tobia Spampatti, các niềm tin ''phản khoa học''
có khả năng tác động rất mạnh đến con người. Nhìn chung, đại đa số người tham
gia thực nghiệm bị thông tin bóp méo lung lạc, kể cả khi đã được chuẩn bị trước.
Nghiên cứu về các tác động của tin tức bóp méo là một lĩnh vực còn ''rất mới
mẻ''. Theo người phụ trách, lĩnh vực này cần được ''phát triển khẩn cấp'',
để tăng sức đề kháng của người dân chống lại các tin tức méo mó, bịa đặt. Nếu
không hành động mau chóng, không khí hoài nghi tăng sẽ làm suy giảm sự ủng hộ của
dân chúng với cuộc chiến khí hậu.
Trong một
cuộc trả lời phỏng vấn Les Echos gần đây, nhà chính trị học Pháp François
Gemenne, một chuyên gia về khí hậu, lưu ý nhân loại cần tạo lập được một ‘‘grand
récit volontariste’’ (tạm dịch là ''viết nên một trang sử vĩ đại'’, hay một "đại
tự sự đủ sức thôi thúc"). Tức hình dung về lịch sử và tương lai vừa
mang tầm nhân loại, vừa thiết thân với mỗi cá nhân, để đủ sức trở thành chỗ dựa
cho niềm tin vững chắc giúp cho các hành động đột phá của xã hội. Tin giả mạo,
tin bóp méo là các đối thủ hàng đầu đối với một nhận thức chung thúc đẩy con
người hành động như vậy.
---------------------------
Các nội
dung liên quan
ĐIỂM BÁO
Cuộc
chiến khí hậu: Cần có một ‘‘đại tự sự’’ để thúc đẩy toàn nhân loại
KHÍ HẬU -
KHÍ THẢI - TRANH ĐẤU
Khí
hậu: Phe Năng lượng Hóa thạch thua hiệp đầu, nhưng không bỏ mục tiêu
TRUYỀN
THÔNG - CHÍNH TRỊ
Kỷ
nguyên ‘‘Trump’’ : Truyền thông tăng tốc chống
No comments:
Post a Comment