Chuyến
thăm Việt Nam của Tập Cận Bình vừa cho thấy tất cả không tốt đẹp cho Trung Hoa ở
Đông Nam Á
Sana Hashmi | DCVOnline
POSTED
ON DECEMBER
23, 2023
Chuyến
thăm gần đây của Tập Cận Bình tới Việt Nam, thay vì cho thấy mối quan hệ khắng
khít lại khiến căng thẳng âm ỉ ở Biển Đông trỗi lên hàng đầu.
Giữa những đợt sóng ngầm, Tập đòi ‘lòng tin nhiều hơn’ với Việt Nam
https://static.theprint.in/wp-content/uploads/2023/12/ANI-20231213144146-e1703014594666.jpg
Chủ tịch
Trung Hoa Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Hua
Chunying, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Hoa, ca ngợi chuyến thăm Việt
Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình là một “thành công phi thường”. Tuy nhiên, đặc điểm
này hoàn toàn trái ngược với những thách thức rõ ràng mà Trung Hoa đang phải đối
phó ở Đông Nam Á. Chuyến thăm, thay vì cho thấy mối quan hệ khắng khít, lại làm
nổi bật những căng thẳng âm ỉ ở Biển Đông. Cả lập trường cứng rắn của
Philippines và cách tiếp xúc thận trọng của Việt Nam với Sáng kiến Một
Vành đai Một Con đường của Trung Hoa đều nhấn mạnh những phức tạp đang diễn ra.
Tuy nhiên, chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình có mức ảnh hưởng đáng kể, mang
lại cái nhìn sâu sắc về những hoạt động ngoại giao của Trung Hoa. Sau đại dịch,
những chuyến thăm của ông phần chính nhắm vào những quốc gia được coi là thân
thiện hoặc có quan điểm ủng hộ Trung Hoa. Tuy nhiên, chuyến thăm Việt Nam đã
không củng cố được tuyên truyền của Trung Hoa cho rằng mọi chuyện đang diễn ra
suôn sẻ trong mối quan hệ của nước này với Đông Nam Á.
Một
ASEAN chia rẽ ở Biển Đông
Trong hai
mươi năm qua, Trung Hoa đã lợi dụng chiến lược chia rẽ giữa những nước trong khối,
đặc biệt trong việc cản trở lập trường thống nhất trên Biển Đông. Tuy nhiên, những
chia rẽ này đang ngày càng thách thức vị thế khu vực của Bắc Kinh.
Năm 2012, sự liên kết của Campuchia với lợi ích của Trung Hoa đã dẫn đến thất bại
chưa từng có trong việc đưa ra tuyên bố chung trong ASEAN. Thời gian gần đây đã
cho thấy những biến đổi, cả ở Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình cũng
như ở sức phục hồi và cách ứng xử của những nước ở khu vực trong việc đối phó với
Bắc Kinh. Hiện tại, Philippines đang tìm những con đường khác để giải quyết vấn
đề bên ngoài khối. Tổng thống nước này, Ferdinand R Marcos Jr., gần đây tuyên bố
rằng Philippines đang chú ý đến một “sự thay đổi mô hình” vì những phương pháp
ngoại giao truyền thống đang liên tục bị Trung Hoa coi thường trong lúc nước
này gần đây vẫn gây hấn và quấy rối ở Biển Tây Philippines. Cách ứng xử xem thường
nước khác của Trung Hoa đang buộc Philippines phải tìm sự yểm trợ từ những cường
quốc như Mỹ và Ấn Độ.
Ấn Độ cũng có quan điểm nguyên tắc về vấn đề Biển Đông, đặc biệt trong lúc mối
quan hệ với Trung Hoa đang xấu đi. Trong chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng
Philippines Enrique Manalo vào tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao S Jaishankar đã nhấn
mạnh lợi ích chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở và
toàn diện. Cả viên chức chính phủ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải
quyết tranh chấp một cách hòa bình và tuân giữ luật pháp quốc tế, đặc biệt là
UNCLOS và Án lệnh Trọng tài năm 2016 về Biển Đông.
Để thể hiện tình đoàn kết, INS Kadmatt, tàu chiến chống tiềm thuỷ đĩnh tàng
hình thứ hai của Ấn Độ, đã có chuyến thăm thiện chí tới Manila vào tháng 12.
Nhân dịp này, Đại sứ Ấn Độ tại Philippines nhắc lại sự ủng hộ của New Delhi, nhấn
mạnh lợi ích chung đối với hòa bình và ổn định của khu vực, đồng thời đảm bảo
việc tuân thủ luật hàng hải.
Trung
Hoa ở Đông Nam Á
Ảnh hưởng
của Trung Hoa ở Đông Nam Á có thực sự suy yếu? Có vẻ như là không, ít nhất là
theo những cuộc thảo luận phổ biến trên mạng xã hội Trung Hoa. Trong chuyến
thăm Việt Nam của ông Tập, hai nước đã đồng ý xây dựng “một cộng đồng có tương
lai chung”. Một bài đăng trên Twitter cho rằng Việt Nam đã rời bỏ lập trường
thân phương Tây và chọn hợp tác sâu sắc hơn với Trung Hoa. Tuy nhiên, diễn biến
liên quan đến Philippines và Biển Đông đã vẽ ra một bức tranh kém lạc quan hơn.
Hu Xijin (Hồ Tích Tiến), cựu tổng biên tập Global Times, cho rằng Philippines
đã được Mỹ xúi bẩy. Ông viết trên mạng xã hội weibo:
“Đối
phó với giới chức diều hâu hoang mang này của Philippines, điều quan trọng nhất
đối với người Trung Hoa là tiếp tục cuộc chơi, không cáu kỉnh hay tức giận, trở
nên thành thạo hơn trong những trận đấu vòi rồng và đâm thuyền bằng thực hành.
Đồng thời, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ cho sự can thiệp của Mỹ và những đồng
minh, đồng thời xây dựng cách chơi mới.”
(Hồ Tích Tiến)
Một danh khoản mạng xã hội khác ca ngợi Cảnh sát biển Trung Hoa đã dùng những
biện pháp kiểm soát ba tàu chính thức của Cục Thủy sản và Nguồn lợi Thủy sản
Philippines, bị cáo buộc xâm nhập vào vùng biển gần đảo Hoàng Nham trong vùng
biển đang tranh chấp. Có vẻ như những cuộc thảo luận trên mạng xã hội của Trung
Hoa về ASEAN cũng có sự chia rẽ, tùy thuộc vào việc quốc gia nào trong ASEAN thể
hiện thái độ thân thiện với Trung Hoa.
Tuy nhiên, không nghi ngờ gì nữa, Đông Nam Á có tầm quan trọng đáng kể đối với
Trung Hoa trong hơn ba chục năm, và Bắc Kinh đang tích cực ra sức để giành được
sự ưu ái. Trong khi một số quốc gia tập trung chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương xung quanh ASEAN thì Trung Hoa đã có một động thái then chốt vào năm 2013
khi chọn Indonesia để công bố nhánh hàng hải của BRI. Trung Hoa đã có chỗ đứng
vững chắc trong khu vực, nhưng động lực hiện đang thay đổi.
Cách tiếp
xúc của Trung Hoa với Đông Nam Á có nhiều sai sót ít nhất ở hai điểm.
Thứ
nhất, lập trường quyết
đoán của Bắc Kinh ở Biển Đông nổi bật. Trong khi mời chào những nước Đông Nam Á
tham gia BRI, Bắc Kinh đồng thời theo đuổi chính sách hung hăng ở Biển Đông, đặc
biệt qua việc xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa những đảo ở Biển Đông.
Thứ hai,
sự can dự của Trung Hoa với
Đông Nam Á đòi hỏi nước này phải thay đổi quan điểm về những nước nhỏ hơn. Năm
2010, Ngoại trưởng lúc đó là Dương Khiết Trì đã nhấn mạnh sự mất cân bằng quyền
lực giữa Trung Hoa và những nước Đông Nam Á. Tại diễn đàn khu vực ASEAN, ông thẳng
thừng tuyên bố:
“Trung
Hoa là nước lớn, những nước khác là nước nhỏ, và đó chỉ là sự thật.” (Dương
Khiết Trì)
Hơn nữa, một
tuyên bố gần đây của người phát ngôn của Bộ Ngoại giao đã nhắc lại lập trường của
Trung Hoa, cảnh cáo chống lại những nỗ lực của những nước nhỏ hơn nhằm liên kết
với những cường quốc để làm áp lực với Trung Hoa. Cách biện bạch này bác bỏ những
mối quan ngại chính đáng của những nước Đông Nam Á, miêu tả họ chỉ là những con
tốt bị những thế lực bên ngoài thao túng (đọc US0 và nhấn mạnh những ranh giới
đỏ tự áp đặt của Trung Hoa.
Sự chia rẽ dai dẳng vẫn là trở ngại đáng kể cho việc đạt được bước đột phá
trong tranh chấp, vì từng quốc gia có khả năng hạn chế trong việc gây áp lực với
Trung Hoa. Hơn nữa, Trung Hoa vẫn là đối tác kinh tế quan trọng đối với những
quốc gia thành viên ASEAN và việc một số quốc gia dùng chiến lược phòng ngừa rủi
ro phù hợp với lợi ích của Trung Hoa. Tuy nhiên, sự leo thang căng thẳng ở Biển
Đông có thể làm gia tăng sự chia rẽ hiện nay, có thể làm tăng thêm sự cạnh
tranh giữa những cường quốc với ASEAN ở trung tâm —một kết quả mà khối này đã
tích cực ra sức ngăn chặn và cũng không hoàn toàn phục vụ lợi ích của Trung
Hoa.
Tác giả | Sana Hashmi, Tiến sĩ, là thành viên của Quỹ Trao đổi Đài
Loan-Châu Á và Quỹ George HW về Quan hệ Mỹ-Trung. Bà ấy tweet @ sanahashmi1.
Quan điểm là của riêng tác giả.
© 2023 DCVOnline
Nếu đăng lại,
xin ghi nguồn và đọc “Thể
lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: All’s not well for China in
Southeast Asia. Xi Jinping’s Vietnam visit just showed | Sana Hashmi · The
Print | December 21, 2023. (Prashant chỉnh sửa)
No comments:
Post a Comment