Friday, July 7, 2023

TÒA ÁN TỐI CAO PHILIPPINES RA PHÁN QUYẾT CUỐI CÙNG BÁC BỎ THỎA THUẬN THĂM DÒ CỦA TRUNG QUỐC, VIỆT NAM (VOA Tiếng Việt)

 



Tòa án Tối cao Philippines ra phán quyết cuối cùng bác bỏ thỏa thuận thăm dò của Trung Quốc, Việt Nam

VOA Tiếng Việt

06/07/2023

https://www.voatiengviet.com/a/toa-an-toi-cao-philippines-ra-phan-quyet-cuoi-cung-bac-bo-thoa-thuan-tham-do-cua-trung-quoc-viet-nam/7169408.html

 

Trong một tuyên bố hôm 5/7, Tòa án Tối cao Philippines cho biết cơ quan này ra phán quyết chung cuộc bác bỏ thỏa thuận ba bên giữa Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và Công ty Dầu khí Quốc gia Philippines (PNOC), cho rằng thỏa thuận này là vi hiến, truyền thông Philippines loan tin.

 

https://gdb.voanews.com/09320000-0a00-0242-2fcd-08db09153272_w1023_r1_s.jpg

Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ở Hà Nội.

 

Đây là thỏa thuận được ký kết cách nay 18 năm có tên “Thỏa thuận ba bên về tiến hành khảo sát địa chấn biển chung” gọi tắt là JMSU, được cho là có liên quan đến một phần diện tích nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông.

 

Phán quyết này được đưa ra theo sau một quyết định vào ngày 10 tháng 1 năm nay.

 

Trong một tuyên bố hôm 5/7, Tòa án Tối cao cho biết họ đã quyết định bác kiến nghị xem xét lại vụ án, nói rằng đó “chỉ là trình bày lại các vấn đề đã nêu…mà tòa đã thông qua”, theo hãng Thông tấn Philippines (PNA).

 

Quyết định ban đầu ngày 10/1/2023 tuyên bố JMSU vi hiến vì cho phép các tập đoàn thuộc sở hữu nước ngoài hoàn toàn tham gia vào việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên của đất nước mà không tuân thủ các biện pháp bảo vệ hiến pháp.

 

Tòa cho rằng để có hiệu lực, JMSU phải được thực hiện và thực hiện trực tiếp bởi nhà nước, thông qua các thỏa thuận hợp tác sản xuất, liên doanh hoặc chia sẻ sản xuất với công dân Philippines hoặc công ty đủ điều kiện, thông qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô nhỏ hoặc thông qua các thỏa thuận được ký kết với các tập đoàn thuộc sở hữu nước ngoài liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật hoặc tài chính để thăm dò, phát triển và sử dụng khoáng sản quy mô lớn.

 

Tuyên bố cho biết thỏa thuận JMSU là “vi hiến vì nó liên quan đến việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên”, mà theo đó nó trao quyền cho các tập đoàn thuộc sở hữu nước ngoài khám phá tài nguyên thiên nhiên của Philippines mà không cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ từ hiến pháp.

 

Tòa án Tối cao cũng nhận thấy thỏa thuận không có “toàn quyền kiểm soát và giám sát dưới JMSU”. Thỏa thuận này có nghĩa là “PNOC cho phép sở hữu chung thông tin về tài nguyên thiên nhiên của chúng tôi trong Khu vực Thỏa thuận với CNOOC và PetroVietnam một cách bất hợp pháp”.

 

 

Theo thỏa thuận, để PNOC cung cấp thông tin cho nhà nước Philippines về khu vực này, công ty này cần phải có sự chấp thuận của CNOOC và PetroVietnam. Điều này, Tòa án Tối cao cho biết, “là không thể chấp nhận được”.

Ngay sau quyết định của Tòa tối cao Philippines vào tháng 1/2023, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng nói rằng “các hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần tuân thủ luật pháp quốc tế, gồm UNCLOS 1982 và tôn trọng quyền của các quốc gia liên quan”.

 

Thỏa thuận JMSU được ký vào năm 2005 và đã hết hạn vào năm 2008.

 

Đã có vấn đề trong khu vực theo thỏa thuận JMSU trong những năm gần đây, với việc Tàu Trung Quốc đã đâm tàu đánh cá Philippines trong khu vực này, theo trang Energy Voice.

 

Trang này dẫn một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) năm 2010 về JMSU cho biết thỏa thuận JMSU ra đời sau rạn nứt giữa Mỹ và Philippines. Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội và hứa hẹn một số cam kết cho vay đối với Philippines.

 





No comments: