Nếu không phải là gián điệp, vì sao ông Trump lại bị cáo buộc theo Đạo
luật Gián điệp?
Max Matza
BBC News
15 tháng 6 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cq5gy20rezro
Trong hơn 100 năm kể từ khi được thông qua, rất ít
trong số những vụ được xét xử theo Đạo luật Gián điệp Mỹ (Espionage Act) có
liên quan đến điều mà hầu hết mọi người thường nghĩ là hoạt động gián điệp, tức
các cá nhân thực sự làm tình báo cho ngoại quốc.
Kể từ khi trở thành cựu tổng thống Hoa Kỳ đầu
tiên phải đối mặt với các cáo buộc liên bang, bao gồm 31 vi phạm theo Đạo luật
Gián điệp, đã xuất hiện lời biện hộ từ Đảng Cộng hòa dành cho Donald Trump với
lập luận: vị cựu tổng thống không nên bị buộc tội theo đạo luật này vì ông
không phải là gián điệp nước ngoài.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa bang South Carolina,
Lindsey Graham, nói: “Quý vị có thể ghét ông ấy, nhưng ông ấy không phải gián
điệp; ông ấy không phạm tội gián điệp”.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Florida Marco
Rubio lặp lại lời biện minh đó, nói rằng ông Trump không âm mưu với kẻ thù của
nước Mỹ để gây nguy hại đến nền an ninh quốc gia.
Ông Rubio nói: “Không có cáo buộc nào cho rằng
ông ta đã bán các tài liệu cho một thế lực nước ngoài hoặc nó đã được tuồn cho
người khác hoặc bất kỳ ai có quyền truy cập nó."
Nhà tắm, sân khấu: Nơi cựu Tổng thống Trump bị cáo buộc cất giữ tài liệu
mật
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói nhân viên tòa án 'đã khóc' khi ông bị
bắt giữ
.
Vì sao liên quan đến Đạo luật Gián điệp?
Đạo luật Gián điệp (Espionage Act) được
Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1917, hai tháng sau khi Hoa Kỳ tham gia Thế chiến
Thứ nhất.
Nhìn chung, theo đạo luật này, việc xử lý sai
các hồ sơ của chính phủ "liên quan đến quốc phòng" của Hoa Kỳ bị xem
là tội hình sự. Đạo luật này không được dùng một cách nghiêm ngặt để trừng phạt
các gián điệp tìm cách gây hại cho Hoa Kỳ và trong những năm gần đây, luật này
thường được sử dụng để trừng phạt những người tố giác, tiết lộ bí mật của chính
phủ cho các nhà báo.
Ông Trump, người có nhiệm
kỳ tổng thống kết thúc vào ngày 20 tháng 1 năm 2020, không được phép giữ hoặc sở
hữu các tài liệu mật với tư cách là một công dân, càng không được phép giữ
chúng ở một nơi không thuộc quyền hạn, sau khi rời nhiệm sở.
Nhưng các công tố viên
nói rằng ông ta đã nắm giữ hàng trăm trang thông tin nhạy cảm một năm sau đó tại
hai khu nghỉ dưỡng của mình - ngay cả sau khi ông Trump liên tục được yêu cầu
giao nộp mọi thứ cho Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ.
Một phần của đạo luật là căn cứ được đề cập
trong cáo trạng của công tố viên đặc biệt trong vụ ông Trump - 18 US Code
793(e) - không có nội dung nghi phạm phải có hành vi hợp tác với nước ngoài để
cố tình gây nguy hại cho Mỹ.
Theo một phần cáo trạng thì việc "sở hữu,
truy cập hoặc kiểm soát trái phép hoặc kiểm soát [thông tin]... người sở hữu có
lý do để tin rằng có thể được sử dụng để gây tổn hại cho Hoa Kỳ hoặc vì lợi ích
của bất kỳ nước ngoài nào," và "cố ý" giữ lại trong khi không
"giao cho viên chức hoặc nhân viên của Hoa Kỳ có thẩm quyền nhận."
Theo luật, các công tố viên sẽ không bị bắt buộc
phải chứng minh ông Trump biết rằng thông tin mà ông sở hữu có thể gây tổn hại
cho lợi ích an ninh quốc gia, vốn bất kỳ người biết lý lẽ nào cũng sẽ hiểu được
tác hại mà nó có thể gây ra.
Thay vào đó, họ sẽ tập trung vào những nỗ lực
của ông Trump nhằm "lưu giữ" thông tin, ngay cả khi có nhiều cơ hội để
giao nộp thông tin đó cho chính quyền.
Theo luật, cũng không cần thiết phải chứng
minh rằng các tài liệu đã được phân loại - chỉ liên quan đến an ninh quốc gia của
Hoa Kỳ - hoặc chúng gây ra bất kỳ thiệt hại thực tế nào đối với lợi ích của Mỹ.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3555/live/24f084b0-0b47-11ee-b5af-25e80c61c11a.jpg
Ethel và Julius Rosenberg bị tử hình vì vi phạm đạo luật khi điều hành một
đường dây gián điệp của Liên Xô ở New York
Trong những ngày đầu khi có hiệu lực, Đạo luật
Gián điệp này được sử dụng để truy tố những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động cho hòa bình về việc phản đối nhập
ngũ.
Trong những năm sau đó, đạo luật này đã được Bộ
Tư pháp sử dụng để nhắm vào những người tố giác như Daniel
Ellsberg, người đã tiết lộ Hồ sơ Lầu Năm Góc bóc trần
về Chiến tranh Việt Nam, và Edward
Snowden, một cựu nhân viên tình báo đã tiết lộ một
chương trình giám sát trong nước sâu rộng.
Người sáng lập Wikileaks, Julian Assange đã
bị buộc tội vi phạm Đạo luật Gián điệp và đang chống lại việc dẫn độ sang Mỹ.
Nhân viên tình báo Chelsea Manning và Reality
Winner cũng bị truy tố theo đạo luật này.
Hình phạt có thể rất khắc nghiệt. Năm 1953,
Julius và Ethel Rosenberg bị tử hình vì vi phạm đạo luật khi điều hành một đường
dây gián điệp của Liên Xô ở New York.
Các gián điệp thực sự khác đã bị bắt theo Đạo
luật Gián điệp bao gồm Jonathan Pollard, người bị bắt làm gián điệp cho Israel,
và sĩ quan CIA Aldrich Ames và Đặc vụ FBI Robert Hanssen, cả hai đều bị bắt vì
cung cấp thông tin cho Liên Xô.
Theo New York Times, khoảng một chục vụ truy tố
hình sự đã được lập nên kể từ năm 2018 vì việc lưu giữ bất hợp pháp các tài liệu
an ninh quốc gia, theo Đạo luật Gián điệp.
Nhà tắm, sân khấu: Nơi cựu Tổng thống Trump bị cáo buộc cất giữ tài liệu
mật
============================
TIN LIÊN QUAN
Ông Donald
Trump bị truy tố trong vụ để lộ tài liệu mật
9 tháng 6 năm 2023
·
Nhà tắm,
sân khấu: Nơi cựu Tổng thống Trump bị cáo buộc cất giữ tài liệu mật
11 tháng 6 năm 2023
·
Cựu Tổng thống
Mỹ Donald Trump nói nhân viên tòa án 'đã khóc' khi ông bị bắt giữ
12 tháng 4 năm 2023
·
Bồi thẩm
đoàn: Cựu Tổng thống Trump lạm dụng tình dục nữ nhà văn E Jean Carroll
10 tháng 5 năm 2023
No comments:
Post a Comment