NỘI
DỤNG :
Bên
lề G20, nguyên thủ Mỹ-Trung gặp nhau để duy trì kênh liên lạc, tránh dẫn đến
xung đột
Phan Minh
- RFI
.
Bên
lề G20, Úc và Trung Quốc họp thượng đỉnh để cải thiện quan hệ song phương
Phan Minh
- RFI
.
Thượng
đỉnh G20 bàn về khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Thu Hằng
- RFI
.
Tại
G20, Trung Quốc tỏ thiện chí hòa dịu với phương Tây để giải quyết những cấp
bách quốc tế
Thu Hằng
- RFI
==================================================
.
Bên
lề G20, nguyên thủ Mỹ-Trung gặp nhau để duy trì kênh liên lạc, tránh dẫn đến
xung đột
Phan
Minh - RFI
Đăng ngày: 15/11/2022 - 12:17
Hôm qua, 14/11/2022, tổng thống Mỹ và chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, tại Bali,
Indonesia. Đây là lần đầu tiên hai lãnh đạo gặp nhau trực tiếp kể từ khi Joe
Biden đắc cử tổng thống Mỹ. Mục tiêu của cuộc gặp là làm giảm căng thẳng song
phương nhưng không phải nhượng bộ quá nhiều.
Tổng thống Mỹ Joe
Biden (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh
G20, tại Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022. AP - Alex Brandon
Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường
trình :
Hai lãnh đạo nở nụ cười trong lúc
bắt tay. Nhưng cuộc thảo luận được tổng thống Mỹ mô tả là thẳng thắn, bao gồm một
loạt các chủ đề khác nhau. Theo ngôn ngữ ngoại giao, điều này có
nghĩa là hai lãnh đạo hầu như không có cùng quan điểm
trong nhiều chủ đề.
Nhà Trắng liệt kê các chủ đề đã được đề cập
tới. Hành động chống biến đổi khí hậu, các vấn đề về thương mại
và kinh tế, nhân quyền, đặc biệt liên quan đến người thiểu số Hồi
giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và tất nhiên là các vấn đề an ninh chiến lược.
Hoa Kỳ khẳng định sẽ bảo vệ các đồng minh của mình ở
khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Joe Biden giải thích rằng
theo quan điểm của ông, Trung Quốc không có lợi khi để một nước như Bắc Triều
Tiên có vũ khí hạt nhân chiến lược ngay sát sườn vì điều đó sẽ dẫn đến
việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Căng thẳng
đang ở mức cao nhất về vấn đề Đài Loan. Joe Biden nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn
tôn trọng chính sách một nước Trung Quốc, do vậy việc các
thay đổi và căng thẳng ở Đài Loan bắt nguồn từ thái độ của
Trung Quốc.
Một trong những mục tiêu của cuộc trao đổi này, cuộc
gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai lãnh đạo kể từ khi Joe Biden làm tổng
thống, là tránh để cho cạnh tranh dẫn đến tình trạng giống như xung đột và luôn
duy trì các kênh liên lạc. Điều này đã được khởi động ở
Bali và sẽ được tiếp tục với chuyến thăm Trung Quốc tới đây của ngoại
trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.
.
===============================================
.
.
Bên
lề G20, Úc và Trung Quốc họp thượng đỉnh để cải thiện quan hệ song phương
Phan
Minh - RFI
Đăng ngày: 15/11/2022 - 11:42
Lần đầu tiên sau hơn 5 năm, hôm nay 15/11/2022 bên
lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali, Indonesia, thủ tướng Úc đã hội
đàm với chủ tịch Trung Quốc nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nước, mặc dù còn
nhiều chủ đề gây tranh cãi.
Thủ tướng Úc
Anthony Albanese (T) gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng
đỉnh G20, tại Bali, Indonesia, ngày 15/11/2022. AP - Mick Tsikas
Từ Sydney, thông tín viên Grégory Plesse cho biết
thêm chi tiết :
Dưới thời cựu thủ tướng Úc Scott Morrison, các thành
viên của chính phủ Trung Quốc thậm chí còn không trả lời các cuộc gọi từ những
người đồng cấp ở Canberra. Nhưng hai bên đã nối lại tiếp xúc ngay lập
tức sau khi Công Đảng lên nắm quyền vào tháng 5 vừa rồi.
Thủ tướng Albanese đã xác nhận khi đến Bali rằng ông
sẽ nói chuyện với chủ tịch Tập Cận Bình.
Ông cho biết: Chúng tôi tiến hành cuộc thảo luận này
với thiện chí. Không có điều kiện tiên quyết nào cho cuộc trao đổi này và tôi
hy vọng có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ đề gây căng thẳng.
Trung Quốc đặc biệt chỉ trích Úc vì sự liên kết với Hoa Kỳ, và điều này vừa lại
được bộ trưởng Quốc phòng Úc, trong chuyến thăm Washington gần đây, đã khẳng định
rằng liên minh với Hoa Kỳ là yếu tố chính trong an ninh quốc gia và tầm nhìn của
Úc về thế giới.
Và Úc không chấp nhận các biện pháp trừng phạt
thương mại do Bắc Kinh, đối tác thương mại đầu tiên của họ, ban hành cách đây 2
năm, khiến Canberra mất hơn 12 tỷ euro doanh thu xuất khẩu.
Cuộc gặp thượng đỉnh này có thể cho phép dỡ bỏ các
biện pháp trừng phạt nói trên. Trong mọi trường hợp, đây là điều mà một số người
tin như vậy, khi vài ngày trước, thủ tướng Trung Quốc tuyên bố rằng Bắc Kinh sẵn
sàng đi nửa chặng đường để nối lại liên lạc với Canberra.
.
===============================================
.
.
Thượng đỉnh G20 bàn về
khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Thu Hằng - RFI
Đăng ngày: 15/11/2022 - 14:13
Ngày 15/11/2022, thượng đỉnh G20, nhóm 20 nền kinh
tế lớn nhất thế giới, chính thức khai mạc tại Bali, Indonesia. Trong hai ngày,
các nhà lãnh đạo cố tìm được giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện
nay. Chiến tranh Ukraina, cũng được nêu lên, dù không có trong chương trình nghị
sự chính thức. Trước đó, Nga đã phản đối việc đề cập đến chiến tranh Ukraina tại
G20.
Tổng thống Mỹ Joe
Biden (T) và đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bên lề thượng đỉnh G20,
Bali, Indonesia, ngày 15/11/2022. AP - Achmad Ibrahim
Phát biểu tại lễ khai mạc, tổng thống
Indonesia, nước chủ tịch luân phiên G20, đã kêu gọi « đoàn kết » và
có « những hành động cụ thể » để phục hồi kinh tế thế
giới, dù nội bộ G20 bất đồng về cuộc chiến ở Ukraina do Nga phát động.
An ninh lương thực, đặc biệt tại các nước nam
bán cầu, trở thành mối bận tâm hàng đầu tại thượng đỉnh G20. Kinh tế thế giới
tiếp tục bị đe dọa suy thoái vì đại dịch Covid-19 và giờ là chiến tranh
Ukraina. Nga và Ukraina là hai nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn thế giới nhưng hoạt động
này bị đình trệ nghiêm trọng. Matxcơva luôn đe dọa chấm dứt thỏa thuận xuất khẩu
ngũ cốc ký với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc, sẽ hết hạn ngày 19/11.
Phát biểu tại thượng đỉnh, chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình đã gián tiếp chỉ trích Nga « sử dụng nông phẩm và
năng lượng làm vũ khí ». Ông Tập kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 « phản
đối mạnh mẽ » hình thức đó, nhưng đồng thời kêu gọi dỡ bỏ cấm vấn
đối với Matxcơva.
Ngoài an ninh lương thực, thượng đỉnh G20 còn
bàn nhiều chủ đề quan trọng khác, như năng lượng, khủng hoảng tài chính với vấn
đề nợ của nhiều nước và khí hâu. Theo AFP, chủ tịch Trung Quốc đề nghị các nước
giầu hạn chế tác động của việc tăng lãi suất. Ngược lại, tổng thống Mỹ Joe
Biden cũng yêu cầu Trung Quốc giảm nợ cho các nước nghèo.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng « biện
pháp hiệu quả nhất » để tái thiết kinh tế thế giới là chấm dứt
chiến tranh ở Ukraina. Theo dự thảo thông cáo chung mà AFP có được, « phần
lớn các nước thành viên » G20 « lên án mạnh mẽ » « chiến
tranh » ở Ukraina, cụm từ luôn bị Nga bác bỏ và khẳng định đó
là « chiến dịch quân sự đặc biệt ».
Các nước G20 chiếm đến 80% GDP thế giới và 75%
kim ngạch thương mại quốc tế.
.
===============================================
.
.
Tại
G20, Trung Quốc tỏ thiện chí hòa dịu với phương Tây để giải quyết những cấp
bách quốc tế
Thu Hằng - RFI
Đăng ngày: 15/11/2022 - 14:21
Hai ngày họp thượng đỉnh G20 tại Bali là cơ hội để
chủ tịch Trung Quốc bù lại cho ba năm « cô lập » trên
trường quốc tế vì Covid-19, với lịch trình dày đặc các cuộc gặp nguyên thủ nhiều
nước lớn. Việc tổng thống Nga vắng mặt cũng giúp ông Tập trở thành nhân vật
chính, được phương Tây kỳ vọng tác động đến « bạn hữu » Putin
ngừng chiến ở Ukraina.
Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20, Bali, Indonesia, ngày
15/11/2022. AP - Bay Ismoyo
Lịch trình dày đặc
và thái độ thiện chí hơn
Bên lề G20, ông Tập Cận Bình lần lượt họp thượng
đỉnh với tổng thống Mỹ, Pháp, Indonesia, thủ tướng Úc và dự trù với thủ tướng
Nhật Bản tại hội nghị APEC ở Bangkok (Thái Lan). Ông Tập trở thành nhân vật
trung tâm mà ai cũng muốn gặp, theo nhận định của AFP ngày 15/11.
Ngoài những lợi ích cốt lõi không lay chuyển,
đặc biệt là « lằn ranh đỏ » Đài Loan, chủ tịch Trung
Quốc đã có những phát biểu ôn hòa hơn, thiện chí hơn trên nhiều vấn đề quốc tế.
Trong cuộc họp với đồng nhiệm Mỹ, ông Tập không chỉ trích « tâm lý
chiến tranh lạnh » của các lãnh đạo Hoa Kỳ. Còn tổng thống Joe
Biden cũng khẳng định không muốn có thêm « một cuộc chiến tranh lạnh
mới ». Thiện chí giảm căng thẳng với Washington được ông Tập thể hiện
qua phát biểu : « Chúng ta (Trung Quốc và Mỹ) phải
tìm ra con đường đúng đắn để quan hệ song phương tiến bộ và cất cánh ».
Vậy mục đích của Bắc Kinh là gì ?
Ông Pierre-Antoine Donnet, nguyên thông tín viên của
AFP, hiện là nhà báo của trang Asialyst, nhận định trên đài RFI ngày 14/11
:
« Trung Quốc thực sự muốn mối quan hệ với Hoa Kỳ
dịu đi vì nhiều lý do. Trước tiên, về mặt kinh tế, tăng trưởng của Trung Quốc
giảm mạnh, thậm chí có thể dưới ngưỡng 3% trong năm 2022. Đây là điều chưa từng
xảy ra từ nhiều thập niên. Tiếp theo là về vấn đề Nga, chúng ta thấy quân đội
Nga đang thất bại ở Ukraina, trong khi ngày 04/02 khi tiếp đồng nhiệm Putin ở Bắc
Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố là mối quan hệ giữa hai nước
« không có giới hạn ». Tôi nghĩ rằng ông Tập đang hối hận về phát biểu
đó ».
Một trong những điểm thay đổi đáng chú ý là
ông Tập nhất trí với ông Biden rằng « một cuộc chiến hạt nhân sẽ
không bao giờ được xảy ra », điều đã được ông nhắc đến khi tiếp thủ tướng
Đức ở Bắc Kinh. Phát biểu này nhắm đến Nga dù Trung Quốc vẫn tránh trực tiếp
lên án cuộc chiến của Matxcơva ở Ukraina. Thậm chí, trong bài phát biểu ngày
15/11 tại thượng đỉnh G20, ông Tập Cận Bình lại kêu gọi phương Tây dỡ bỏ trừng
phạt Nga.
Trung Quốc sẽ đóng
vai trò tái lập hòa bình ở Ukraina ?
Theo giáo sư khoa học chính trị Chong Ja Ian,
Đại học Singapore, được AFP trích dẫn, « việc ông Putin vắng mặt
càng khiến mọi sự chú ý tập trung vào ông Tập Cận Bình và tạo cơ hội cho ông thể
hiện lập trường ». Nguyên thủ Trung Quốc cũng « thở
phào » vì tránh được thế lưỡng nan giữa « bảo vệ hay
chỉ trích hành động của Nga » tại Ukraina.
Một số quan chức tháp tùng tổng thống
Pháp « cảm thấy chính quyền Trung Quốc tỏ thiện chí xây dựng hơn
và muốn tìm ra một giải pháp cho hòa bình ». Theo nhật báo Pháp Le
Monde, cuộc đàm phán về một thông cáo chung của nhóm G20, đề cập chi tiết nhất
có thể về chiến tranh Ukraina dù Nga phản đối, nếu được Bắc Kinh chấp nhận, sẽ
là một trắc nghiệm thú vị.
Tuy nhiên, phương Tây khó có thể kỳ vọng thêm
vào Bắc Kinh buộc Nga ngừng ngay cuộc chiến ở Ukraina vì « càng
gây sức ép với Nga, việc đó càng kém hiệu quả », như nhận định của
Victor Gao, cựu phiên dịch viên của Đặng Tiểu Bình, hiện là phó chủ tịch Trung
tâm về Trung Quốc và Toàn cầu hóa (Center for China and Globalization) ở Bắc
Kinh.
Ngoài chiến tranh Ukraina, nhà nghiên cứu
Danny Russel, Viện Nghiên cứu Chính trị và Xã hội châu Á của Úc (Asia Society
Policy Institute), cho rằng Mỹ và Trung Quốc « chí ít có thể đạt
được một đồng thuận mang tính chiến thuật, theo đó những bất đồng giữa hai nước
sẽ không cản trở hợp tác song phương về những vấn đề ưu tiên chính của thế giới ».
No comments:
Post a Comment