Nga bị
nghi bắn hỏa tiễn sang Ba Lan, nguy cơ bùng nổ thế chiến
Người
Việt Online
November 15, 2022
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/gioi-chuc-my-hoa-tien-nga-bay-sang-ba-lan-thanh-vien-nato/
KIEV, Ukraine (NV) – Nga bắn hàng loạt hỏa tiễn khắp Ukraine hôm Thứ Ba, 15 Tháng Mười Một,
chủ yếu nhắm vào mạng lưới điện, nhưng vài hỏa tiễn bay sang Ba Lan, thành viên
NATO, và khiến phần lớn Moldova bị cúp điện, theo AP.
Đợt tấn công này khiến hầu hết Ukraine chìm
trong bóng tối. Tuy nhiên, ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, tuyên bố:
“Chúng ta sẽ vượt qua mọi thứ.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/11/TS-gioi-chuc-my-hoa-tien-1536x1165.jpg
Lính cứu hỏa
Ukraine đến hiện trường mảnh hỏa tiễn Nga rơi gần tòa nhà dân cư ở trung tâm
Kiev và gây cháy hôm Thứ Ba, 15 Tháng Mười Một. (Hình: Genya Savilov/AFP via
Getty Images)
Đây là lần Nga bắn nhiều hỏa tiễn nhất kể từ
khi bắt đầu xâm lăng Ukraine cuối Tháng Hai đến nay, và vài hỏa tiễn bay sang
Ba Lan, một giới chức tình báo cao cấp của Mỹ cho hay. Nếu được xác nhận, đây
cũng là lần đầu tiên trong cuộc chiến này mà vũ khí Nga rơi xuống lãnh thổ quốc
gia thành viên NATO.
Sau đó cùng ngày, Bộ Ngoại Giao Ba Lan ra
thông báo xác nhận “hỏa tiễn do Nga sản xuất” rơi xuống nước này lúc 3 giờ 40
phút chiều, giờ địa phương, làm thiệt mạng hai người ở làng Przewodow, gần biên
giới với Ukraine.
Bộ Ngoại Giao Ba Lan cho biết thêm rằng họ triệu
tập đại sứ Nga ở Ban Lan để yêu cầu “lập tức giải thích kỹ” vụ này. Cơ quan này
không nói rõ ai bắn hỏa tiễn đó.
Ông Andrzej Duda, tổng thống Ba Lan, công bố
Ba Lan không biết ai bắn hỏa tiễn gây ra vụ nổ ở Przewodow. Trong cuộc chiến hiện
tại, cả Nga lẫn Ukraine đều dùng đạn dược do Nga sản xuất.
“Chúng tôi đang làm việc rất bình tĩnh,” ông
Duda cho hay trong bài diễn văn đọc tại Văn Phòng An Ninh Quốc Gia ở Warsaw, đồng
thời kêu gọi các bên bình tĩnh.
Ông Duda cũng lặp lại rằng Ba Lan nâng mức báo
động quân đội.
Trong khi đó, ở Mỹ, Tòa Bạch Ốc, Bộ Quốc Phòng
và Bộ Ngoại Giao đều loan báo họ không thể xác nhận vụ này và đang làm việc với
chính phủ Ba Lan để lấy thêm thông tin. Chính quyền Mỹ cũng lặp lại cam kết bảo
vệ từng tấc đất lãnh thổ NATO nếu thành viên liên minh này bị tấn công, việc
làm mà Tổng Thống Joe Biden từng gọi là “bổn phận thiêng liêng.”
Sáng sớm Thứ Tư ở Indonesia, ông Biden họp “khẩn”
với lãnh đạo G7 và NATO để trao đổi ý kiến về vụ này.
Tổng Thống Biden được nhân viên đánh thức nửa
đêm để báo cáo sự việc trong lúc ông đang ở Indonesia họp thượng đỉnh. Sáng sớm
Thứ Tư, ông gọi điện thoại cho tổng thống Ba Lan để “chia buồn sâu sắc” với tổn
thất nhân mạng và hứa “Mỹ hoàn toàn ủng hộ và giúp Ba Lan điều tra,” đồng thời
“khẳng định lại cam kết chắc chắn của Mỹ với NATO.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/11/TS-gioi-chuc-my-hoa-tien-2-1536x1024.jpg
Tổng Thống Joe
Biden (giữa) và các nhà lãnh đạo G7 khác họp “khẩn” về vụ hỏa tiễn rơi xuống Ba
Lan, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, hôm Thứ Tư, 16 Tháng Mười
Một. (Hình: Saul Loeb/AFP via Getty Images)
Về phần NATO, ông Jens Stoltenberg, tổng
thư ký liên minh này, nhấn mạnh phải có bằng chứng. Ông Stoltenberg loan báo
trên Twitter rằng ông đã hỏi thăm ông Duda.
“Tôi chia buồn
về tổn thất nhân mạng. NATO đang theo dõi tình hình và các đồng minh đang tham
vấn nhau chặt chẽ. Điều quan trọng là tất cả sự kiện phải có bằng chứng,” ông viết.
Theo Điều 5 hiến chương NATO, tấn công vào bất
kỳ quốc gia thành viên nào cũng có nghĩa là tấn công vào tất cả các thành viên
khác và buộc họ ra tay bảo vệ quốc gia đó.
Moldova, nước láng giềng khác của Ukraine,
cũng bị ảnh hưởng. Moldova báo cáo bị cúp điện nhiều nơi sau khi loạt hỏa tiễn
Nga làm đứt đường dây diện chính của quốc gia nhỏ bé này, theo một giới chức.
Trong khi
đó, Nga phủ nhận thông tin hỏa tiễn của họ rơi xuống làng Przewodow, theo BBC.
Trên mạng xã hội Telegram, Bộ Quốc Phòng Nga gọi
thông tin này là “cố ý khiêu khích nhằm leo thang tình hình.”
“Không có cuộc
tấn công nào nhắm vào mục tiêu gần biên giới Ukraine-Ba Lan bằng vũ khí Nga,” Bộ Quốc Phòng Nga khẳng
định. Họ cho biết thêm rằng mảnh vỡ hỏa tiễn ở hiện trường, mà báo chí Ba Lan
quay phim, không liên hệ với vũ khí Nga.
Báo chí nhà nước Nga bóng gió cáo buộc chính hỏa
tiễn Ukraine bay sang Ba Lan, chứ không phải hỏa tiễn Nga.
Thông tấn xã nhà nước Ria Novosti dẫn lời một
“chuyên gia quân sự” Nga tuyên bố hỏa tiễn hành trình Nga “không thể bay tới Ba
Lan, nhưng hỏa tiễn [địa đối không] S-300 của Ukraine có thể bay tới.”
Nhiều kênh Telegram thân chính phủ Nga cũng
đăng những cáo buộc tương tự.
Tổng thống Ukraine cáo buộc Nga cố ý tấn công
Ba Lan.
“Đây là vụ tấn công bằng hỏa tiễn của
Nga vào an ninh tập thể,” ông Zelenski nói. “Đây là hành động leo thang rất nghiêm trọng. Chúng ta phải ra tay.”
Ông Zelenski cũng cho biết Nga
bắn ít nhất 85 hỏa tiễn, hầu hết nhắm vào mạng lưới điện Ukraine,
khiến nhiều thành phố bị cúp điện.
“Chúng ta đang sửa chữa, sẽ phục hồi mọi thứ.
Chúng ta sẽ vượt qua mọi thứ,” ông Zelenski tuyên bố với người dân Ukraine.
Ông Herman Haluschenko, bộ trưởng Năng Lượng
Ukraine, cho biết đây là đợt tấn công “lớn nhất” nhắm vào hệ thống điện của
Ukraine trong gần chín tháng Nga xâm lăng nước này. (Th.Long)
Bản tin còn tiếp diễn. Người Việt đang cập nhật.
.
================================================
.
.
Hoả
tiễn Nga sản xuất bắn vào Ba Lan, chính phủ cân nhắc điều khoản 4 NATO
Cali
Today
November 15, 2022
(CaliToday – Tổng hợp) — Ba Lan vào đầu ngày thứ Tư xác nhận, một hoả tiễn do Nga sản xuất
rơi xuống miền Đông quốc gia, làm 2 người bị thiệt mạng, đánh dấu lần đầu tiên
trong cuộc chiến Ukraine, vũ khí Nga được bắn vào một quốc gia
NATO.
Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky lên án vụ
phóng hoả tiễn là “sự leo thang cuộc chiến rất đáng kể.”
Chính phủ Ba-Lan gởi ra tuyên bố cho biết, Ngoại
trưởng Zbigniew Rau triệu tập đại sứ Nga và “yêu cầu giải thích cụ thể ngay lập
tức.” Phát ngôn nhân chính phủ Ba-Lan, ông Piotr Mueller cho hay, một số đơn vị
quân sự đang được đặt trong tình trạng báo động, trong khi nhà cầm quyền tìm hiểu
ngọn ngành.
Theo truyền thông quốc gia, vụ tấn công xảy ra
trong khu vực phơi sấy ngũ cốc ở Przewodów – ngôi làng gần biên giới Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga bác bỏ Moscow đứng đằng
sau “bất cứ cuộc tấn công nào nhắm vào những mục tiêu gần biên giới Ukraine-Ba
Lan.” Tuyên bố cũng cho rằng, những bức hình cho thấy thiệt hại “không liên
quan gì đến vũ khí của Nga.”
Vào thứ Ba, Nga tăng cường tấn công các cơ sở
năng lượng của Ukraine bằng loạt hoả tiễn lớn nhất từ trước đến nay, nhắm vào
các mục tiêu trên khắp quốc gia, gây mất điện trên diện rộng. Chỉ trong 24 tiếng
đồng hồ qua, Nga đã phóng hơn 100 hoả tiễn xuống Ukraine.
Ba Lan sẽ gia tăng sẵn sàng chiến đấu, và đang
cân nhắc sử dụng Điều 4 trong hiệp ước liên minh quân sự NATO sau cái chết của
hai người dân nơi hoả tiễn bắn trúng.
Nhà chức trách Ba Lan hiện đang liên lạc với
các đồng minh trong khối NATO, và Mỹ về vụ hoả tiễn. Một toán các chuyên viên sẽ
làm việc suốt đêm nhằm xác minh cụ thể “tình hình nghiêm trọng,” theo lời ông
Muller. “Ba Lan gia tăng sẵn sàng chiến đấu của quân đội và những cơ quan
khác,” Muller nói thêm.
Các quốc gia trong khối NATO tỏ ra lo ngại trước
tường trình về hoả tiễn bắn trúng quốc gia đồng minh. Một số tỏ ra thận trọng
trong phát ngôn và tuyên bố, không suy đoán hay xác nhận nguồn gốc hoả tiễn.
Các quốc gia NATO vùng Baltic như Estonia, Lithuania, tỏ ra cứng rắn hơn trong
các tuyên bố của họ, nhấn mạnh sự sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ NATO.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden “đã được báo cáo về
tình hình ở Ba Lan, và sẽ có cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda,
Toà Bạch Ốc cho hay. Ông Biden vào thứ Tư tại Bali, Indonesia, đã tổ chức
một cuộc hội đàm khẩn cấp với lãnh đạo thế giới sau tin tức về hoả tiễn Nga sản
xuất rơi xuống Ba Lan.
Một viên chức cao cấp Toà Bạch Ốc cho hay, Mỹ
hiện không có xác nhận bất cứ cuộc tấn công đạn pháo hay hoả tiễn ở Ba Lan,
nhưng chính phủ hiện đang tìm hiểu chính xác những gì đã xảy ra.
Điều khoản 4 được Ba Lan đang cân nhắc là một
phương pháp tư vấn, trong đó cho phép các thành viên đưa vấn đề ảnh hưởng đến họ,
thông thường là vấn đề an ninh, ra thảo luận tại Hội đồng Bắc Đại Tây
Dương – Cơ quan đưa ra quyết định của liên minh. “Các bên sẽ cùng nhau tư vấn,
bất cứ khi nào, trong quan điểm của bất cứ ai, về toàn vẹn lãnh thổ, độc lập
chính trị, hay an ninh của bất cứ bên nào bị đe doạ,” điều khoản ghi.
Nổi tiếng nhất của liên minh là Điều 5 trong
Hiệp ước, nếu được viện dẫn, có nghĩa “một cuộc tấn công chống một Đồng minh được
xem là cuộc tấn công chống lại tất cả các Đồng minh.” Điều khoản này mới chỉ được
viện dẫn một lần duy nhất từ trước đến nay khi đáp trả vụ tấn công khủng bố
ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ.
Hương Giang (Tổng hợp)
========================================
.
Putin vừa liều
lĩnh phóng hỏa tiễn tấn công Ba Lan. Mỹ cam kết bảo vệ NATO. Mở đầu thế chiến
thứ ba?
November 15, 2022
https://www.youtube.com/watch?v=gIwLm8NByqO
No comments:
Post a Comment