Khác Việt Nam và
Lào, Chính phủ Campuchia được khen vì ủng hộ Ukraine
BBC News Tiếng Việt
14 tháng 11 2022, 19:59 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9rlpdw46d9o
Dịp
đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng này ở Phnom Penh là
lúc vai trò của Thủ tướng Hun Sen được truyền thông thế giới chú ý,
nhất là quan điểm nhất quán ủng hộ Ukraine của ông.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/e601/live/dd928770-6412-11ed-a716-e3c7fa19201f.jpg.webp
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia phát biểu trong
phiên họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) tại trụ sở LHQ ngày
23/9/2022
Tuy thế, không phải chỉ khi đăng cai các sự kiện quốc tế quan
trọng, chính quyền của Thủ tướng Hun Sen mới lên tiếng về vấn đề
Ukraine.
Đầu tháng 11, ông Hun Sen đã có cuộc điện đàm với Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky để bày tỏ nhu cầu chấm dứt chiến tranh,
giúp “Ukraine giành lại hòa bình, ổn định, sự toàn vẹn lãnh thổ và
phát triển”, theo Phủ Thủ tướng Vương quốc Campuchia.
Ngay từ trong năm, ông Hun Sen đã công khai lên án Nga xâm lăng
Ukraine.
Thủ tướng Phạm Minh
Chính thăm Campuchia, bàn vấn đề gì?
G20: Biden và Tập Cận
Bình sẽ thảo luận gì trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại Indonesia?
Việt Nam bỏ phiếu
trắng vụ lên án Nga sáp nhập bốn vùng Ukraine: Hệ lụy khó lường
Một mặt, ông Hun Sen nói ông mong Nga “hiểu quyết định của
Campuchia” khi nước này bỏ phiếu vào tháng 3/2022 lên án cuộc xâm lăng.
Mặt khác theo Văn phòng Báo chí Phủ Thủ tướng Campuchia, ông Hun
Sen nói “Chúng tôi không ủng hộ việc dùng vũ lực, hoặc sẵn sàng
dùng vũ lực” trong quan hệ quốc tế, và nói Campuchia “không thể im
lặng” khi tình hình Ukraine xấu đi.
Sau đó, ông Hun Sen gọi đây là “cuộc chiến của Nga với toàn châu
Âu”, thu hút sự chú ý của dư luận.
Việc Campuchia tháng này tuyên bố cử đội rà mìn sang giúp
Ukraine vào quý I năm 2023 được Nhật Bản ca ngợi, theo các báo khu
vực.
Cùng lúc, sự vắng mặt của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin tại
G-20 ở Bali tuần này được giới bình luận cho là “trở thành cơ hội
để Ukraine triển khai hoạt động ngoại giao, làm cô lập Nga hơn nữa”
trên trường quốc tế, cụ thể là ở châu Á.
Campuchia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay đã đóng một
vai trò quan trọng để giúp Ukraine hiện diện ở Đông Nam Á, dù chỉ
mang tính biểu tượng.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ded5/live/6488b330-6413-11ed-b950-4dadc68f0cfc.jpg.webp
TT Vladimir Putin gặp Thủ tướng Hun Sen tại Dinh thự
Bocharov Ruchey ở Sochi, Nga ngày 19/5/2016 khi các lãnh đạo các quốc gia ASEAN
đến Nga tham dự hội nghị cấp cao Nga-ASEAN.
Việt Nam “là đồng minh thân của
Nga”?
Al
Jazeera viết từ Phom Penh hôm 10/11/2022 về sự
hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, khách mời đặc biệt của
Thủ tướng Hun Sen tới dự Thượng đỉnh ASEAN, gọi Việt Nam và Lào “là
đồng minh thân cận của Nga” (close Russian allies) trong ASEAN gồm 10 quốc
gia thành viên.
Hai nước này đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng LHQ ra nghị quyết
lên án cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine, còn tám nước còn lại trong
khối ASEAN đã bỏ phiếu cùng cộng đồng quốc tế, tờ báo viết.
LHQ tạm đình chỉ Nga ở
Hội đồng Nhân quyền: Việt Nam cùng Lào và TQ chống lại
Đại biện lâm thời Ukraine:
'Chúng tôi mong VN bỏ phiếu ủng hộ' nghị quyết của LHQ
Theo trang Khmer
Times, các lãnh đạo Campuchia và Ukraine còn bàn về sự hỗ
trợ Phnom Penh dành cho Kyiv và ông Zelensky đã ngỏ lời mời ông Hun Sen
sang thăm “đất nước bị chiến tranh tàn phá”.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8ba3/live/32ad6970-6420-11ed-b950-4dadc68f0cfc.jpg.webp
Thủ tướng Hun Sen (phải) tiếp Bộ trưởng Ngoại giao
Ukraine Dmytro Kuleba (trái) tại Cung điện Hòa bình ở Phnom Penh ngày 9/11/2022
Một bình luận mới nhất của Kavi Chongkittavorn viết trên
trang Khmer Times, mục Ý
kiến hôm 11/11/2022 nói Thủ tướng Hun Sen “nổi bật trên
chính trị toàn cầu”.
Cho đến nay, không có tin tức về lời mời tương tự của Ukraine
gửi tới lãnh đạo VN.
Một số sự kiện liên quan đến Đại sứ quán
Ukraine ở Hà Nội gần đây còn bị
xóa đi trên truyền thông Việt Nam do Đảng Cộng sản chỉ đạo.
Báo Hà Nội Mới đã xoá hết hình ảnh đoàn Ukraine trong bài viết về 'Giải
chạy báo Hà Nội Mới', diễn ra hôm 02/10 ở thủ đô VN, gây phản ứng từ Đại
sứ quán nước này.
Cùng thời gian, các kênh chính thống ở Việt Nam có giải thích
cách bỏ phiếu trắng liên tiếp ở LHQ của nước này, khác với đa số
các thành viên ASEAN.
Theo một bài trên báo Đảng
Cộng sản, thì “trong chính sách đối ngoại đa phương đó, Việt Nam
luôn khẳng định cả Nga và Ukraine đều là đối tác quan trọng, là bạn bè truyền
thống, lâu đời và Việt Nam vẫn luôn coi trọng, duy trì và phát triển quan hệ đối
ngoại một cách bình đẳng, trên tinh thần hợp tác, cùng phát triển, phấn đấu vì
một thế giới hòa bình, ổn định”.
“Đây cũng chính là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính đã đưa ra trong chuyến thăm và làm việc tại
Mỹ và Liên hợp quốc tháng 5/2022, đó là: Trong một thế giới đầy biến động, cạnh
tranh chiến lược và nhiều lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính
nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp
quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng
chiến thắng.”
Trang web này tuy thế bỏ ngỏ vấn đề coi “tất cả cùng chiến
thắng” là gì khi mà mục tiêu công khai của Kremlin là muốn xóa sổ
nhà nước Ukraine, gọi họ là “phát xít” và Nga đã đơn phương sáp nhập
bốn tỉnh của Ukraine.
Putin
không
phải sẽ thắng
mãi
Như các báo quốc tế bình luận về những cuộc bỏ phiếu tại Liên
Hiệp Quốc về Nga và Ukraine, nhiều nước trên thế giới sẽ chẳng có cơ
hội gì giúp Ukraine về kinh tế, vũ khí và chính trị.
Việc bỏ phiếu tuy thế, là thể hiện họ là ai chứ không phải họ
có lợi ích gì trong quan hệ với Moscow hay Kyiv.
Ngoài ra, có vẻ như ở Việt Nam luồng tư tưởng hoài niệm Liên Xô và một lòng ủng hộ Moscow vẫn còn khá mạnh trên mạng xã
hội và một phần báo chí.
Trong khi đó, ngay tại Nga, cuộc rút quân khỏi Kherson bị một số
giới từng nhiệt thành ủng hộ ông Putin gọi là "vụ đầu hàng xấu
hổ".
Lãnh tụ tinh thần của phe
diều hâu Nga,
Alexander Dugin vừa có lời ám chỉ uy tín "tan biến" của "thủ lĩnh cầu mưa", theo
các báo Âu
Mỹ.
https://ichef.bbci.co.uk/news/640/cpsprodpb/0f7b/live/131dd880-6414-11ed-b950-4dadc68f0cfc.jpg.webp
Thủ tướng Việt Nam tiếp đón Thủ tướng Đức tại Hà Nội
trước khi phái đoàn Đức hội đàm với phía Việt Nam tại Văn phòng Chính phủ vào
chiều Chủ nhật 13/11.
Đức muốn Việt Nam có 'lập
trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine
Việt Nam bỏ phiếu
trắng vụ chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong
chuyến thăm Việt Nam vừa qua đã kêu gọi chính phủ nước này làm rõ
lập trường về cuộc chiến Nga gây ra ở Ukraine.
Ông Scholz nói rằng "Vấn đề đặt ra là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga là vi
phạm luật pháp quốc tế với tiền lệ nguy hiểm.
"Các nước nhỏ không thể an toàn trước hành vi của các nước láng giềng
lớn hơn, mạnh hơn."
Vào tháng 10 vừa qua, phái đoàn Việt Nam bỏ phiếu trắng tại
Đại hội đồng LHQ khi tổ chức này ra nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn
khu vực ở Ukraine.
Trong khi đó, đang có sự dịch chuyển nhãn quan chung ở châu Á,
kể cả của Trung Quốc về cuộc xâm lăng do Nga tiến hành, tàn phá nước
láng giềng.
Chẳng hạn, theo Reuters hôm 14/11/2022, Thủ tướng Trung Quốc Lý
Khắc Cường cũng nói tại Phnom Penh vừa qua rằng việc “đe dọa dùng vũ
khí hạt nhân là vô trách nhiệm”.
Tuy ông Lý không nêu tên nước Nga nhưng ai cũng biết chỉ Nga có vũ
khí nguyên tử, còn Ukraine đã bàn giao lại kho đầu đạn hạt nhân cho
Liên bang Nga, hậu thân của Liên Xô, sau 1991.
Hồi tháng 5, chính phủ Việt Nam tuyên bố đóng góp
500.000 USD cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo trợ giúp người dân bị ảnh hưởng
bởi chiến tranh ở Ukraine, sau thông báo của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày
1/5.
Nhưng tình hình nay có vẻ đã thay đổi khá nhiều
và các nước trên thế giới ngày càng làm rõ hơn quan điểm của họ,
lên án, hay ủng hộ Nga trong câu chuyện Ukraine.
Với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN sẽ bàn giao cho
Indonesia năm 2023, xu thế chung tại khu vực là dù “quan điểm về Nga
còn khác nhau trong ASEAN” đa số ngày càng “tìm thấy tiếng nói của
mình về Ukraine”, như một dự báo trong năm của thinktank Chatham
House tại Anh.
---------------------------------------
TIN LIÊN QUAN
Chiến
tranh Ukraine: Việt Nam đề nghị công dân ở Ukraine 'sẵn sàng sơ tán'
20 tháng 10 năm 2022
.
Nghĩ
về Ukraine, tuy xa mà gần
26 tháng 2 năm 2022
.
Cuộc
chiến Ukraine: VN chọn đúng hay sai khi bỏ phiếu 'vì Nga'?
12 tháng 4 năm 2022
.
Báo Hà Nội Mới 'rút
hình' đoàn chạy Ukraine: 'Lệnh trên ép xuống'?
6 tháng 10 năm 2022
.
Đức
muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine
No comments:
Post a Comment