Wednesday, April 29, 2009

TÁC GIẢ HÀ VĂN THỊNH CẢI CHÍNH

Tác giả Hà Văn Thịnh trong vụ bauxite:

http://www.bauxitevietnam.info/ykien/090428_havthinhtrloi.htm

Kính thưa Quý vị đã ký tên trên Bản Kiến nghị Bauxite!

Tôi xin được bày tỏ một vài lời và, rất mong mỏi rằng đây là lời giãi bày sau chót về chuyện bài báo trên báo Lao Động ngày 27.4.2009.

Tôi không hề nói trí thức sai. Chẳng lẽ tôi ký rồi tôi lại đòi trừng trị tôi à? Câu đó là chốt của vấn đề. Xin nói thẳng, rất nhiều người không hiểu rằng chỉ cần một sơ sẩy, Việt Nam sẽ huynh đệ tương tàn còn hơn cả Iraq nữa. Các quý vị có muốn như thế không? 2 triệu hận thù, 53 dân tộc không "thích" người Kinh, cả một núi tham nhũng và sai phạm... Tôi xin kể tiếp một câu chuyện sử dài dòng. Người Mỹ khi đánh Việt Nam có 1.710 vũ khi hạt nhân. Liên xô 1040. Đến 1972, Mỹ vẫn 1710 nhưng LX là 2.400.Tình thế đó buộc Mỹ phải thua VN. Họ đã đuổi Tưởng ra khỏi LHQ, cung cấp kỹ thuật cao cho TQ, bỏ trống Biển Đông cho TQ. Đổi lại, TQ bảo đảm rằng VN không thống nhất. Chúng ta đã 'tự chủ", vẫn thống nhất. Mỹ trách, TQ chứng minh rằng họ không lừa Mỹ. Bằng chứng là sinh mạng gần 10 vạn người Việt chết năm 1979-1989. Liệu bây giờ chúng ta có thể huỷ hợp đồng với TQ được không? Hơn nữa, đã có bao giờ con bắt cha quỳ xuống xin lỗi mình không? Đảng ta còn hơn thế, nhiều quyền hơn ông cha gấp cả ngàn lần. Tại sao các anh chị không nghĩ rằng Thái Hà thắp nến cầu nguyện vì bauxite.v .v và vân vân. Tôi ký vì tôi tin rằng mình đúng. Bằng chứng là bài báo ngày 19.1.2009. Không hề là suy nghĩ nhất thời. Bài đó, tôi phải sửa đi sửa lại vì người ta không cho phép xuất hiện hai từ “bauxite” và “Tây Nguyên”. Nhưng tôi chấp nhận. Còn, nếu các quý vị có ai đó đã từng viết báo, sẽ biết là rất nhiều câu chữ người ta đọc qua điện thoại cho tôi và, chúng phải có. Vấn đề là “lách” như thế nào để rồi, người đọc hiểu đến đâu là câu chuyện quá dài... Nói là bồi bút cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng, cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà đã không từng một lần “bồi bút”? CNXH khoa học sai nhiều như thế, ai nói? Tôi là người đã viết trên số Tết cách đây 5 năm của Tạp chí Khoa học của Đại học Huế rằng "Thế nhưng, Marx đã sai". Các quý vị cứ tra cứu, dễ lắm. Ai là người đã viết ca ngợi Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần dân tộc, trên Hồ sơ Sự kiện, chuyên đề riêng của Tạp chí Cộng sản? Quý vị cứ tra cứu, số 6.2007. Ai là người nói rằng Bác Hồ viết "Giữ gìn đoàn kết có hai vế... Lâu nay chỉ hiểu có một vế vế rằng đoàn kết là quan trọng. Vế thứ hai phải hiểu là "mất đoàn kết đã, đang là nghiêm trọng". Xin mời quý vị đọc trên Tạp chí Cộng sản số 6 (hoạc số 5 – vì bây giờ tôi nhớ không chính xác nữa) năm 2006...

Tôi như một kẻ tội đồ. Đảng không tin tôi. Những người chính trực trên đất nước này cũng thế. Có thể, "cách đi" của nghề báo nhọc nhằn, đau đớn đã làm cho tôi không biết cách né tránh hay dùng bút danh. Nhưng đó là số phận. Tôi chấp nhận. Tôi đã lường trước chuyện này lúc toà báo yêu cầu tôi viết khi tôi mới thấy tên mình trong danh sách trước đó vài giờ

Xin các quý vị hiểu biết lịch sử đúng như nó cần phải được hiểu như thế. Vậy là đủ lắm rồi với những lời trách móc. Ông thinh.m.le@gmail.com hỏi tôi rằng nói dối như thế làm sao dạy cho SV? Xin ông đi hỏi SV của tôi, hỏi cả công an xem họ đã theo dõi, ghi sổ đen tôi bao nhiêu lần? Còn nói dối? Không có một nhà giáo dạy KHXH nhân văn nào không nói dối để, nhận lương! Những công chức, trí thức còn lại, học chính trị không nghe nhưng vẫn ngồi. Còn tôi, chưa học chính trị bao giờ!

Tôi đang rất bận và mệt mỏi. Buồn. Chính quyền cho tôi vào sổ đen, còn người trung nghĩa gạt tên mình ra. Đời thật là bi kịch. Nhưng, tôi đã bị nhiều lần như thế, quen rồi. Không sao đâu.

Lời để kết thúc, tôi muốn nói rằng BCT đã ra thông báo như thế là đã biết sai rồi; tôi còn muốn nói thêm rằng từ khi Huyền Trân bước xuống thuyền năm 1306, cho đến lúc K'shadek được thuộc về, để trở thành thịt của thịt Việt Nam, phải mất 450 năm với quãng đường hơn 1.000 km. Tốc độ di chuyển, thay đổi của dân tộc Việt Nam là hơn 2km/365 ngày! Không dễ gì buộc một đàn trâu đi thật nhanh. Đó là lịch sử. Hơn nữa, tại sao quý vị không đánh thẳng vào các VIP đi mà lại cứ nhè vào một kẻ phải viết báo để kiếm sống, để mong mỏi chút thay đổi nhạt mờ...?

Xin cảm ơn quý vị và xin kính chúc quý vị sức khoẻ.

Huế, 19h09’, 28.4.2009

Kính. Hà Văn Thịnh.

Dưới đây là bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa hai bản: bản trên báo Lao động và bản gốc do tác giả gửi. Các đoạn màu xanh là chỉ hai đoạn giống nhau, màu đỏ là do biên tập lại, màu lục là biên tập báo thêm vô, chỗ để trắng là biên tập LD lượt bỏ.

Bản trên Lao Động

Ngày 24.4, Bộ Chính trị (BCT) đã có Thông báo số 245 TB/TƯ về kết luận của BCT về việc quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.

Bản gốc của tác giả cung cấp

Ngày 24.4.2009, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã thay mặt Bộ Chính trị (BCT) ký Thông báo số 245 TB/TW về kết luận của BCT về việc Quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Thông báo nêu rõ: Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai 2 dự án khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ... việc triển khai phải trên cơ sở hiệu quả tổng thể, gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội... Chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài; sử dụng lao động trong nước, chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết, lựa chọn công nghệ hiện đại; thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường... Quá trình triển khai hai dự án cần phải thực hiện tốt việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác...

Bản trên Lao Động

Theo đó kết luận của BCT đã làm sáng rõ những vấn đề mà lâu nay một số dư luận chưa hiểu - kể cả việc cố tình hiểu sai, nhằm mục đích xuyên tạc một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, Việt Nam là nước có trữ lượng quặng bauxite đứng thứ ba thế giới, ước tính khoảng 3 tỉ tấn. Khai thác một phần tài nguyên đó để đáp ứng nhu cầu phát triển và xuất khẩu là điều cần thiết. Nhất là khi nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, thiếu vốn, thì sử dụng đúng nguồn tài nguyên là lợi ích thiết thực của cả dân tộc.

Thứ hai, "hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội" là sự cân bằng đúng và đủ cho cả hai mặt lợi ích và bền vững. Cách nhìn nhận vấn đề như thế thể hiện sự tỉnh táo cần thiết trong giải pháp trước mắt và cả giải pháp chiến lược lâu dài.

Bản gốc của tác giả cung cấp

Như vậy, Thông báo của BCT đã làm sáng rõ những vấn đề mà lâu nay một số dư luận chưa hiểu - kể cả việc cố tình hiểu sai, nhằm mục đích xuyên tạc một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, Việt Nam là nước có trữ lượng quặng bauxite đứng thứ ba thế giới, ước tính khoảng 3 tỷ tấn. Khai thác một phần tài nguyên đó để đáp ứng nhu cầu phát triển và xuất khẩu là điều cần thiết. Nhất là khi nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, thiếu vốn, thì sử dụng đúng nguồn tài nguyên là lợi ích thiết thực của cả dân tộc.

Thứ hai, “hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội”, “hoàn thổ và trồng rừng” là những sự cân bằng đúng và đủ cho cả hai mặt lợi ích và bền vững. Cách nhìn nhận vấn đề như thế thể hiện sự tỉnh táo cần thiết trong giải pháp “đường ngắn” và cả giải pháp chiến lược lâu dài.

Bản trên Lao Động

Thứ ba, chủ trương khai thác bauxite có từ Đại hội IX, có nghĩa là đã rất lâu và đã được cân nhắc, suy xét kỹ càng. Một số phần tử muốn chống phá công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta, đã mưu toan lợi dụng, tung những tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc hòng "diễn biến hoà bình" để phá vỡ sự ổn định của chúng ta.
Thứ tư, Thông báo 245 nói rõ BCT đã "tiếp thu ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, của Nhà nước và các nhà khoa học"; có nghĩa là BCT đã thực sự lắng nghe ý kiến của người dân theo nguyên tắc hiểu đúng nguyện vọng của dân, không giải quyết một chiều, điều gì dân chưa rõ thì giải thích rõ ràng, điều gì cần quyết định trên cơ sở lợi ích toàn cục thì vẫn mạnh dạn triển khai để thực hiện trong khả năng tốt nhất có thể. Đặc biệt, trong khi sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đang trầm trọng như hiện nay, việc thu hút được đầu tư là một thành công đáng ghi nhận. Tất nhiên, như Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nói: "Không thể khai thác bauxite bằng mọi giá".
Thứ năm, qua "vấn đề bauxite", phải rút ra những bài học sắc sâu về sự hiểu biết và dư luận. Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên dễ bị lợi dụng và bị kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành "nguy cơ" về
chính trị, an ninh. Trong khi đó, BCT đã khẳng định "không sử dụng lao động phổ thông người nước ngoài"; tức là đã nhìn thấy bằng tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Mặt khác, một vấn đề ở đây là "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra".

Bản gốc của tác giả cung cấp

Thứ ba, chủ trương khai thác bauxite có từ Đại hội IX, có nghĩa là đã rất lâu và đã được cân nhắc, suy xét kỹ càng. Một số phần tử muốn chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, đã mưu toan lợi dụng, tung những tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc hòng “diễn biến hoà bình” để phá vỡ sự ổn định của chúng ta.

Thứ tư, Thông báo 245 nói rõ BCT đã “tiếp thu ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, của Nhà nước và các nhà khoa học”; có nghĩa là BCT đã thực sự lắng nghe ý kiến của người dân theo nguyên tắc hiểu đúng nguyện vọng của dân, không giải quyết một chiều, điều gì dân chưa rõ thì giải thích rõ ràng, điều gì cần quyết định trên cơ sở lợi ích toàn cục thì vẫn mạnh dạn triển khai để thực hiện trong khả năng tốt nhất có thể. Đặc biệt, trong khi sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đang trầm trọng như hiện nay, việc thu hút được đầu tư là một thành công đáng ghi nhận. Tất nhiên, như Phó Thủ tướng Trần Trung Hải đã nói, “không thể khai thác bauxite bằng mọi giá”.

Thứ năm, qua “vấn đề bauxite”, cần phải rút ra những bài học sắc sâu về sự hiểu biết và dư luận. Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên rất dễ bị lợi dụng và kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành ‘nguy cơ’ về an ninh, chiến lược. Trong khi đó, BCT đã khẳng định “không sử dụng lao động phổ thông người nước ngoài”; tức là đã nhìn thấy bằng tầm nhìn xa của dân tộc, thời đại một cách rõ ràng. Mặt khác, chúng ta phải rút ra một bài học rằng bất cứ vấn đề gì liên quan đến lợi ích dân tộc đều rất cần để ‘dân biết, dân bàn, dân kiểm tra’.

Bản trên Lao Động

Trách nhiệm của giới trí thức là rất lớn trong việc đánh giá, xem xét các lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể, kịp thời và chính xác trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước trước những nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự nghiệp của dân tộc, tương lai của đất nước. Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua việc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc, chống phá.

Bản gốc của tác giả cung cấp

Đặc biệt, trách nhiệm của giới trí thức là rất lớn trong việc đánh giá, xem xét các lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể; sao cho, có vai trò kịp thời và chính xác trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước trước những nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự nghiệp của dân tộc, tương lai của tổ quốc.

Trong bài báo nhan đề “Gánh nặng của thế hệ hôm nay” của Hà Văn Thịnh (báo Lao Động ngày 19.1.2009) đã viết rằng: “Bài toán về khai thác tài nguyên thật khó. Không thể không khai thác nguồn tài nguyên quý giá, nhưng cũng không thể bất chấp hiểm hoạ môi trường và rất nhiều hệ luỵ... Không thể vì lợi ích thu được tiền từ khai thác khoáng sản mà lại làm thiệt hại đến môi sinh của hàng triệu người”. Đó là nỗi lo chung của tất cả mọi người dân Việt Nam. Bây giờ, với Thông báo 245 của BCT, chúng ta đã hoàn toàn yên tâm vì Đảng và Nhà nước đã cân nhắc rốt ráo vấn đề(!)

No comments: