Thursday, April 30, 2009

SAN DIEGO TƯỞNG NIỆM 30-4

Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30-4-2009 năm thứ 34 tại San Diego
http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=935:935&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58
San Diego( California): Trước tình hình chính trị đang diễn biến một cách sôi động ở Việt Nam, qua những phản ứng mạnh mẽ của các tổ chức, đoàn thể tôn giáo, chính trị, quân đội, giới trí thức trong nước về việc tập đoàn cộng sản đồng thuận cho Trung cộng khai thác quặng mỏ Bô Xít ở Tây Nguyên, mở đường cho giặc hợp pháp đổ quân vào từng bước xâm chiếm Việt Nam.
Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận lần thứ 34 năm nay có một tầm vóc thật đặc biệt, khắp mọi nơi trên thế giới từ Hoa Kỳ cho đến Pháp, Úc, Ðức Quốc, Canada và ngay tại San Diego, người Việt Tị Nạn Cộng Sản đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm thật long trọng.

Chương trình Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 tại San Diego năm nay được Hiệp Hội Người Việt và Liên Hội Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa San Diego phối hợp tổ chức, chương trình được sắp xếp rất chu đáo dài hơn 4 tiếng đồng hồ gồm nhiều tiết mục từ nghi lễ chào kính Quốc Quân Kỳ Việt Mỹ, thắp nến, cầu nguyện, văn nghệ đấu tranh, văn nghệ quê hương và Slideshow gồm những hình ảnh chiến đấu can trường của quân dân miền Nam Việt Nam, tội ác dã man của Việt cộng qua các thời kỳ ” đấu tố cải cách ruộng đất ở miền Bắc và thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế “, hình ảnh tang tóc đau thương của người Việt tị nạn cộng sản trên đường vượt biển tìm tự do, cùng những sinh hoạt của các hội đoàn quân đội, chính trị, tôn giáo trong cộng đồng San Diego vào những năm qua với sự tham sự đông đảo của đồng hương.

Sau phần thắp nến, cầu nguyện do Mục sư Dương Quốc Tùng đảm trách, hai vị chủ tịch Hiệp Hội Người Việt và Liên Hội Chiến Sĩ VNCH cùng đại diện hậu huệ Liên Hội đã đọc những bài diễn văn lên án tập đoàn cộng sản thật mạnh mẽ, vạch trần những tội ác ngập trời mà chúng đã gây ra cho nhân dân Việt Nam hai miền Nam Bắc.

Nhận xét qua Bài Diễn Văn của Bác sĩ Lê Thế Dũng, Chủ tịch Hiệp Hội Người Việt San Diego, một số người cho biết: bài diễn văn đó có một giá trị đặc biệt, và cũng là câu trả lời rõ ràng biện chứng nhất cho giới trẻ còn đang hoang mang trước những lời tuyên truyền xảo quyệt của Việt cộng và tay sai nhằm bôi nhọ, làm xấu đi những hình ảnh về cuộc chiến đấu hào hùng để bảo vệ đời sống ấm no hạnh phúc, dân chủ tự do của quân dân miền Nam trước năm 1975 cũng như muốn làm giảm đi sự long trọng, trang nghiêm khi tưởng nhớ đến những người đã hy sinh trong ngày Quốc Hận, ví dụ như những câu nói mà trong chúng ta có thể ai cũng đã nghe qua như: “ 30 tháng 4 không phải là ngày để than khóc, nuối tiếc, ( ngày vui chơi, ăn mừng chiến thắng chăng?), hoặc chiến tranh Việt Nam chỉ là cuộc nội chiến mà miền Bắc đã chiến thắng . v . v . . vì thế chúng tôi xin được gởi đến quý đồng hương người Việt tị nạn cộng sản Bài Diễn Văn của chủ tịch Hiệp Hội Người Việt San Diego được viết lại từ Video tape:
“ . . . . Ðối với quý vị quan khách nào đã có mặt ở Việt Nam trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, thì tôi chắc không ai có thể quên được những hình ảnh của cái ngày kinh hoàng đó. Tuy nhìên đối với bạn trẻ, các em , các cháu sinh trưởng ở Hoa Kỳ sau 1975, thì ngày 30-4-1975 theo sách vở Hoa Kỳ là ngày cuộc nội chiến Nam Bắc Việt Nam chấm dứt, và sau đó một số người dân Việt đã ra đi tản mát khắp thế giới để tránh sự trả thù của Việt Cộng. Ðôi khi các em gặp tôi, có vài em nêu thắc mắc là cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc hơn 30 năm rồi, mà tại sao chún g ta không thể quên đi những gì đã xãy ra, và về giúp đở cho chính quyền đương thời để cho nước Việt Nam chóng giàu mạnh và đồng bào trong nước mau hết đói khổ?.

Ðây là một thắc mắc mới nghe thì cũng có lý, nhưng như chúng ta đã biết, sự thật không đơn giản như vậy, . . . . ở đây trong vài phút ngắn ngủi, tôi xin được chia xẻ với quý vị, nhất là các bạn trẻ sinh trưởng tại Hoa Kỳ, một vài cảm nghĩ của tôi về Ngày Quốc Hận như sau: “ Trong thế chiến thứ 2, quân đội Ðức Quốc Xã đã tiêu diệt gần 6 triệu người gốc Do Thái, và gần 10 triệu người thường dân khác ở khắp Aâu Châu. Ở Á Châu, quân đội Nhật đã thảm sát hơn 5 triệu thường dân, trong đó có hơn 4 triệu người Trung Hoa và gần 500 ngàn người Việt, Miên, Lào. Hơn nữa nạn đói năm Ất Dậu, 1945 đã khiến cho gần 2 triệu người dân Việt thiệt mạng, cũng là chính sách thu mua gạo, cuỡng bức trồng gai thay vì lúa của thực dân Pháp và quân đội Nhật Bản. Vậy mà vào năm 1979, tức 34 năm sau khi Thế Chiến thứ 2 chấm dứt, hai nước Ðức và Nhật Bản là hai nước tự do, dân chủ giàu mạnh hàng đầu thế giới. Ở Hoa Kỳ nơi hơn 400 ngàn chiến sĩ đã hy sinh trong Thế Chiến thứ 2, các hãng xe hơi được ưa chuộng lúc bấy giờ là Toyota, Honda, Porche, Wolswagen, Mercedes. Chúng ta có thể tự hỏi, thân nhân của các nạn nhân Thế Chiến đã thật sự quên hết rồi sao? Tại sao ta không bao giờ thấy các cuộc biểu tình phản đối rầm rộ trước các Toà Ðại Sứ Ðức, Nhật Bản hàng năm?
Ðó là vì sau khi Thế Chiến thứ 2 chấm dứt, những kẻ đã gây tội ác chiến tranh ( war crimes) thì bị xử trị trước Toà Án Quốc Tế. Quan trọng hơn nữa là từ trong đống gạch vụn hậu quả của bom đạn, đã nảy sinh ra những người lãnh đạo tài giỏi dìu dắt hai quốc gia này theo con đường dân chủ, tự do và đưa đến tột đỉnh thịnh vượng cho đến ngày hôm nay.
Hàng năm, các buổi lễ tưởng niêïm các biến cố trong Thế Chiến thứ 2, như Holocaust, Pearl Harbor, D-Day . v . v . vẫn được cử hành long trọng trên khắp thế giới, nhưng không phải để biểu tình phản đối, mà là để tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh và hứa với nhau rằng “ never again”, xin dịch là “ sẽ không bao giờ xãy ra nữa”.

Còn chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế nào? Khi bộ đội Bắc Việt tiến vào Dinh Ðộc Lập ngày 30-4-1975, một sĩ quan Bắc Việt có nói: “ Ðây là ngày vui của dân tộc, từ nay anh em ta xây dựng lại đất nước”. Quả đúng thế, anh em Bắc Việt đã xây những nhà nghĩ mát khổng lồ từ Nam ra Bắc cho các anh em Cựu Quân, Cán, Chính miền Nam vào nghĩ ngơi thoải mái, thậm chí nhiều người thích quá ở lại chơi cho đến chết! Chính sách xây dựng nước “ Hồng nhiều hơn Chuyên” đã đẩy hơn nữa triệu người dân Việt, già trẻ lớn bé, ra biển trên những con thuyền nhỏ bé, mặc cho sóng gió đưa đẩy, thà chết còn hơn chung sống với Việt Cộng. Ðây là những việc có thể nói đã quá xa trong quá khứ. Ðiều quan trọng hơn là, ngày hôm nay, sau 34 năm dưới sự cai trị với quyền lực tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam. Nước Việt Nam của chúng ta như thế nào? Chúng ta hãy xem sơ lược vài tin tức từ nước nhà:
- Giáo dục: Ðầu năm 2008, Bộ Giáo Dục Việt cộng báo cáo mỗi năm hơn 100 ngàn học sinh trung học đã bỏ học, và trong vòng 5-6 năm gần đây, đã có khoảng 3.5 triệu học sinh bỏ học. Cùng một lúc chính quyền Việt cộng tuyên bố sẽ sản xuất 20 ngàn tiến sĩ trong vòng 10 năm.
- Kinh tế: Theo báo cáo của cơ quan quốc tế, World Economic Forum, Việt Nam đứng hàng 70/134 về kinh tế với lợi tức hàng năm khoảng $500/một người. Theo báo cáo của các cơ quan mậu dịch và ngân hàng thế giới, từ năm 1995, Việt Nam đã có hơn 300 cán bộ chính quyền với tài sản từ vài trăm triệu cho đến vài tỷ dollars. Những nhân vật trong chính quyền có tài sản hơn một tỷ gồm có Phan văn Khải, Nguyễn tiến Dũng, Lê đức Anh, Trần đức Lương, Ðỗ Mười.
- Xã hội: Vào tháng 6-2007, chủ tịch nhà nước Việt cộng tuyên bố tại Hoa Kỳ: “ VN chúng tôi có rất nhiều gái đẹp”. Trong khi đó chính quyền Việt cộng phỏng đoán có chừng 20 ngàn người dân bị mất tích trong năm, đa số là các bé gái, những cô gái trẻ từ quê ra tỉnh, đa số có lẽ đã bị cưỡng bức đưa sang các nước ngoài như Thái Lan, Cam Bốt . . . để làm nô lệ tình dục. Hiện nay ngay tại Hà Nội, với khoảng 3 ngàn dollars, một người ngoại quốc bất kể già trẻ, có thể chính thức chọn lựa, thường bằng những phương thức thô bỉ, một cô gái Việt trẻ mang về làm vợ.
- Nhân quyền: Các vị ở đây chắc đã quá quen thuộc với những tên tuổi như: LM Nguyễn Văn Lý, LS Nguyễn Văn Ðài, LS Lê Thị Công Nhân, BS Nguyễn Ðan Quế, cố Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hoà Thượng Thích Huyền Quang, XLTV Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ. Ðây chỉ là một số tiêu biểu cho rất nhiều người ở trong nước đã mạnh dạn đối đầu với Việt cộng, đòi hỏi nhân quyền cho dân Việt, với hậu quả là ngục tù, quản thúc.
- Ðối ngoại: Chính quyền Việt cộng đã trắng trợn cấu kết với Tàu cộng khai thác mỏ Nhôm tại Tây Nguyên, bất kể hậu quả về môi sinh của dân chúng địa phương, cũnh như để mặc Tàu cộng xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa mà không dám phản đối gì.
Dựa trên vài điều sơ lược trên, đây có phải là một chính quyền yêu nước, thương dân không? Ðây có phải là một chính quyền mà những người dân Việt đang sinh sống ở nước ngoại quốc cần ủng hộ không?
Theo thiển ý, chỉ khi nào đảng và chế độ Việt cộng sụp đổ thì nước Việt Nam mới có cơ hội thoát khỏi vòng luẩn quẩn tham nhũng, nghèo đói này.
Thưa quý vị ! Ngày Quốc Hận 30-4-1975 thì người Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ và sẽ mãi mãi làm lễ tưởng niệm hàng năm, nhưng tôi tin rằng một ngày trong tuơng lai không xa, chế độ Việt cộng sẽ sụp đổ, và lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận sẽ được cử hành tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn và khắp nơi trên một nước Việt Nam thật sự tự do dân chủ. Khi đó chúng ta sẽ gặp nhau không phải để biểu tình phản đối, mà để tưởng nhớ đến những nạn nhân của chiến tranh Việt Nam và cùng nhau hứa “ never again “, “ sẽ không bao giờ xãy ra nữa”. . . . . . . . . .”.

Sau đó là phần thuyết trình của Cựu Ðại Tá Hoàng Ðạo Thế Kiệt, với đề tài : “ Ý NGHĨA NGÀY QUỐC HẬN TRONG HIỆN TÌNH “. Qua sự trình bày sống động, đầy kinh nghiệm của một người đã từng sống, chiến đấu và tù đày dưới chế độ cộng sản, một giờ dành cho đề tài thật quá ngắn ngủi, thời gian trôi qua thật nhanh với sự lắng nghe đầy hứng thú và đồng tình của mọi người. Ông lưu ý mọi người rằng: “ để đối phó với bản chất độc ác, lưu manh tráo trỡ của Việt cộng, người Việt tị nạn cộng sản phải đặït ra tiêu chuẩn để phân biệt bạn thù, phải có một làn ranh Quốc Cộng rõ ràng chứ không nhập nhằng được, Ông đã minh định lập trường 10 điểm trong Khối Lập Trường Chung về Làn Ranh Quốc Cộng, để đối phó với bọn tay sai nằm vùng, bọn trở cờ đón gió, đang xâm nhập trong các tổ chức, đoàn thể ở hải ngoại. Ðối với những thành phần này, chúng ta phải mạnh tay loại bỏ.
Phần cuối chương trình là Tuyên Cáo của Cộng Ðồng Người Việt tại San Diego do Ông Lê Công Nghiệp tuyên đọc, sau đó mọi người cùng các ca nghệ sĩ đồng ca nhạc khúc “ Việt Nam, Việt Nam “ để bế mạc

Trần Sơn
SD ngày Quốc Hận 2009.

Một số hình ảnh :

http://www.lyhuong.org/webdata/bieutinh/30-4/SanDiego,1.jpg

http://www.lyhuong.org/webdata/bieutinh/30-4/SanDiego,4.jpg

http://www.lyhuong.org/webdata/bieutinh/30-4/SanDiego,3.jpg

http://www.lyhuong.org/webdata/bieutinh/30-4/SanDiego,2.jpg


VIDEO CLIP :

Lễ truy điệu 30-4 tại Washington

http://www.youtube.com/watch?v=rZiPovSjo9M

Tưởng Niệm Quốc Hận 30 Tháng Tư tại Bắc California
http://www.youtube.com/watch?v=Ghu7ZwtXRyc

No comments: