Sau khi cướp chính quyền, để cướp luôn quyền lãnh đạo
độc tôn và đời đời nắm đầu nắm cổ, tự xưng là đỉnh cao trí tuệ loài người dẫn dắt
90 triệu người đi theo tấm bảng chỉ đường xã hội chủ nghĩa, cộng sản Ba Đình đẻ
ra điều 4 cho cái hiến pháp thòng lọng treo cổ dân tộc Việt Nam.
Điều 4.1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân
lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Điều 4 này cho phép "lực lượng" 4,5 triệu
đảng viên cộng sản đương nhiên nắm quyền lãnh đạo Việt Nam.
Do
đó quyền hành điều hành đất nước và quyết định vận mạng dân tộc từ trong tay 90
triệu => 4,5 triệu người.
Trong 4,5 triệu đảng viên này, quyền hành được chốt
lại vào tay 1510 đại biểu tham dự đại hội đại biểu toàn quốc, nhưng thật sự giữa
2 kỳ đại hội và để được có tư cách đại biểu thì quyền hành nằm trong tay BCH TƯ
gồm 200 ủy viên:
Do
đó quyền hành điều hành đất nước và quyết định vận mạng dân tộc từ trong tay 90
triệu => 4,5 triệu người => 200 người.
Từ Ban Chấp Hành Trung Ương đẻ ra Bộ Chính Trị gồm
16 người. Quyết định 244 dẫn đến quy định chỉ có tập thể Bộ Chính trị đương nhiệm
mới đề cử danh sách ứng viên cho BCH TƯ tương lai. BCHTƯ là mẹ bầu
ra BCT là con. Những thật sự đứa con hiện tại lại quyết định
những tên mẹ cha nào sẽ sinh ra BCT tương lai.
Do
đó quyền hành điều hành đất nước và quyết định vận mạng dân tộc từ trong tay 90
triệu => 4,5 triệu người => 200 người => 16 người.
Trong 16 ủy viên BCT chỉ cần có 9 người quá bán đứng
về cùng một phía là đủ để nắm quyền quyết định ai sẽ là những người lãnh đạo quốc
gia.
Do
đó quyền hành điều hành đất nước và quyết định vận mạng dân tộc từ trong tay 90
triệu => 4,5 triệu người => 200 người => 16 người => 9 người.
Với quyết định
244, Bắc Kinh chỉ cần nắm đầu 9 người trong Bộ Chính trị là gián tiếp nắm đầu
90 triệu người Việt Nam.
------------------------------------------------------
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức bị loại khỏi cuộc đua quyền lực sau khi đa số
các đại biểu tại đại hội 12 chấp thuận “nguyện vọng xin rút” của ông này.
Kết quả bỏ phiếu vừa được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
công bố vào tối ngày 25/1/2016. Theo đó, ông Dũng và 22 trường hợp còn lại đã
không giành đủ trên 50% số phiếu để tiếp tục được ra tái cử.
Trước đó, ông Dũng là ứng cử viên được đề cử với số
phiếu cao nhất để tham gia ban chấp hành trung ương khoá 12. Tuy nhiên, những
quy định rối rắm đã buộc ông này phải làm đơn xin rút lui do không được Ban chấp
hành trung ương khoá 11 giới thiệu.
Các cuộc bỏ phiếu trong ngày thứ 5 của đại hội đã dẫn
đến kết quả là đa số các đại biểu chấp thuận “đơn xin rút” của ông Dũng.
Điều này đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ
là ứng cử viên duy nhất cho chiếc ghế tổng bí thư khoá 12.
Như vậy là sau nhiều ngày tháng đấu đá, cuối cùng
con đường hoạn lộ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức bị cắt đứt. Ông đã cùng với Trương Tấn Sang,
Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải và 22
UVTƯĐ chính thức hay đương nhiệm khác nằm trong danh sách được Hội nghị 12 cho
rút tên ra khỏi danh sách đề cử BCHTƯ 12.
Điều
này cho thấy với quyết định
244, sự thắng thế và thao túng của Nguyễn Phú Trọng trong Bộ Chính trị
và sự đỡ đầu của Bắc Kinh, một giàn tứ trụ thân Tàu mới sẽ thành hình với Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại
Quang, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
3 chức vụ chủ chốt ngoài đảng này được đảng quyết định và quốc hội do đảng lập ra sẽ "bầu và thông qua" cho đúng tinh thần của Hiến pháp cũng do đảng soạn.
3 chức vụ chủ chốt ngoài đảng này được đảng quyết định và quốc hội do đảng lập ra sẽ "bầu và thông qua" cho đúng tinh thần của Hiến pháp cũng do đảng soạn.
Danh sách ứng viên BCHTƯ 12 sau cùng gồm có 246 người. Từ danh sách này cái đại biểu cộng sản sẽ bầu ra 180 UVTƯĐ chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.
No comments:
Post a Comment