Brahma Chellaney, Project-Syndicate
Nấm chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted
on Jan 5, 2016
Từ cuối
năm 2013, Trung Quốc đã có dính dáng đến những hoạt động xây dựng các đảo nhân
tạo vô cũng như các hoạt động chuẩn bị quân sự hóa trên Biển Đông. Con số 5,3
nghìn tỉ USD giao thương mỗi năm trong khu vực có tầm chiến lược quan trọng chủ
chốt này đã dấy nên một câu hỏi đáng báo động. Nhưng điều thậm chí còn gây ngạc
nhiên hơn – chưa kể đến còn là nguy hiểm – là việc Trung Quốc đã không phải trả
giá hay thừa nhận bất kỳ trách nhiệm quốc tế nào đối với hành vi của họ.
Tất
nhiên, cộng đồng quốc tế ngày nay hiện đang phải đương đầu với rất nhiều các vấn
đề, như cuộc khủng hoảng người tị nạn nhập cư ào ạt vì hỗn loạn tại khu vực
Trung Đông. Nhưng trên thực tế, chừng nào Trung Quốc còn được tự do thực hiện
các chiến lược của mình mà không phải đối diện với những biện pháp trừng phạt
thì họ sẽ còn tiếp tục làm thế; việc gây sức ép với các nước láng giềng sẽ rất
dễ trở thành một mối xung đột không có khoan nhượng cho các bên, và việc này chắc
chắn sẽ cản trở sự phát triển của toàn khu vực châu Á.
Một yếu
tố then chốt trong chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông là nạo vét ở tầng
triều thấp để xây dựng các đảo nhỏ, bao gồm nằm ở các khu vực “ở cách xa Trung
Quốc đại lục” như Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vấn đề châu Á, Liu
Zhenmin, gần đây đã thừa nhận. Theo quan điểm của Trung Quốc, khoảng cách này
là “cần thiết” để xây dựng các “cơ sở hạ tầng quân sự” trên. Và, quả thật, ba
trong số bảy đảo nhỏ mới được xây dựng đã bao gồm sân bay, từ đó máy bay chiến
đấu của Trung Quốc có thể thách thức khả năng hoạt động Hải quân Hoa Kỳ mà
không bị cản trở trong khu vực này.
Thông
qua việc quân sự hóa Biển Đông, Trung Quốc đang tìm cách thiết lập một khu vực
nhận diện phòng không quốc tế như họ đã chính thức – và đã đơn phương – tuyên bố
vào năm 2013 tại Biển Hoa Đông, nơi họ đã tuyên bố chủ quyền về những đảo mà họ
thực không kiểm soát được. Trung Quốc biết rằng theo luật pháp quốc tế, những
tuyên bố chủ quyền của họ trên hầu hết các vùng có tài nguyên phong phú tại Biển
Đông, khi dựa trên cơ sở “chủ quyền lịch sử” là thiếu căn cứ; đó là lý do họ phản
đối việc giải quyết bằng việc đem ra xét xử tại tòa trọng tài quốc tế. Thay vào
đó, họ cố gắng bảo đảm một “sự kiểm soát hiệu quả” – dưới cơ sở luật pháp quốc
tế, tăng cường một cách đáng kể tính hợp lý của chủ quyền quốc gia – như họ đã
từng làm với khu vực dãy Himalayas và các khu vực khác.
Nhưng
tham vọng của Trung Quốc còn mở rộng ra cả bên ngoài khu vực Biển Đông: Họ đang
nhắm đến việc tạo ra một châu Á với tâm điểm tập trung vào Trung Quốc. Như vậy,
nước này gần đây đã bắt đầu thành lập các căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài
– một căn cứ hải quân ở Djibouti, vùng Sừng châu Phi – và họ đã nhiều lần liên
tục gửi các tàu ngầm đến vùng Ấn Độ Dương. Hơn thế nữa, Trung Quốc đang tham
gia ngày càng sâu vào các dự án kinh tế – như sáng kiến “One Belt, One Road”,
mà trên thực tế sẽ yêu cầu phải xây dựng các cơ sở hạ tầng kết nối giữa châu Á
và châu Âu. Chiến lược này sẽ đẩy mạnh sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của Trung
Quốc ở một số quốc gia, thông qua đó Trung Quốc hy vọng sẽ cải thiện lại góc
nhìn địa chính trị trong khu vực về hình ảnh của mình.
Trong
khi đó, chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vẫn còn những do dự
trong việc củng cố chính sách “trục” châu Á vốn thu hút được nhiều sự chú ý của
truyền thông, bằng các hành động cụ thể – đặc biệt là các hành động nhằm hạn chế
Trung Quốc. Thay vì áp đặt các lệnh trừng phạt hoặc các áp lực quân sự lên
Trung Quốc, chính quyền Obama đã cố gắng phủ nhận trách nhiệm của mình. Cụ thể
hơn, họ đã tăng cường sự hợp tác quân sự với các nước châu Á–Thái Bình Dương
khác, và khuyến khích các bên có tranh chấp về lãnh hải ở Biển Đông củng cố các
hoạt động quốc phòng của họ. Ngoài ra, Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò tích cực
hơn trong việc đảm bảo an ninh khu vực đối với các nước dân chủ như Úc, Ấn Độ,
và kể cả Nhật Bản.
Nói thẳng
ra, như thế là không đủ. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, không giống
như các hòn đảo tự nhiên, các đảo được xây dựng nhân tạo của Trung Quốc – vốn
được xây dựng với nguyên gốc độ cao ban đầu không vượt qua mực nước biển tại thời
điểm triều cao – do đó không có chủ quyền trên 12 hải lý trong vùng biển xung
quanh. Tuy nhiên, chỉ cho tới gần đây, Hoa Kỳ mới gửi một tàu chiến vào trong
khu vực phạm vi 12 hải lý [mà Trung Quốc chiếm đóng – ND]. Và thậm chí sau đó,
cơ quan ngôn luận của Trung Quốc đã cáo buộc một thuyền buồm của Hoa Kỳ khi đi
vào khu vực này như một “chiêu trò chính trị”. Hoa Kỳ đã không thách thức chủ
quyền lãnh thổ của Trung Quốc một cách trực tiếp hoặc đưa ra bất cứ yêu cầu nào
đòi hỏi Trung Quốc phải ngừng chương trình xây dựng đảo của nước này.
Trên thực
tế, ngay cả khi Trung Quốc vẫn cố chấp với hoạt động nạo vét đang diễn ra rất
nhanh của họ – vốn đã tạo ra thêm hơn 1200 héc ta đất nhân tạo – chính phủ Hoa
Kỳ vẫn yêu cầu đừng nên để các các cuộc thảo luận liên quan vấn đề Biển Đông
gây tổn hại đến mối quan hệ Mỹ–Trung. Lối tiếp cận thiếu trách nhiệm này của
Hoa Kỳ đối với tầm kiểm soát của Trung Quốc, hiện đang ngày càng rõ ràng đối với
Biển Đông, đã làm các nước nhỏ hơn trong khu vực e ngại. Họ biết rằng khi một
thương lượng giữa hai nước lớn được hình thành, chính các quốc gia nhỏ bé như họ
sẽ là người thường chịu nhiều thua thiệt.
Năm
2012, Trung Quốc đã chiếm lấy vùng đảo cạn đang tranh chấp Scarborough vốn thuộc
trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Hoa Kỳ đã tự đứng ra để dàn xếp một
thỏa thuận giữa hai nước, yêu cầu các tàu thuyền của hai nước dời khỏi vùng này
và không thực hiện một hành vi nào khác nữa. Hoa Kỳ cũng bỏ qua mối quan hệ hợp
tác quốc phòng song phương họ đã có với Philippines.
Tuy
nhiên, các nước nhỏ hơn trong khu vực châu Á không phải là các nước duy nhất
nên lo lắng. Biển Đông vẫn là một vùng biển mang tầm quan trọng chiến lược, những
hành vi bạo loạn trong khu vực này có thể đe dọa đến sự ổn định trong toàn khu
vực. Hơn thế nữa, nếu Trung Quốc tiếp tục thực hiện chiến lược của mình thì họ
sẽ mở rộng tham vọng đến khu vực Ấn Độ Dương và phía Tây Thái Bình Dương. Có lẽ
điều quan trọng nhất, nếu hoạt động uy hiếp của Trung Quốc có thể cho phép họ lờ
đi những thông lệ và quy tắc của quốc tế, thì một tiền lệ vô cùng nguy hiểm sẽ
được bắt đầu định hình. Một đất nước có thể suy nghĩ dễ dàng đối với các quốc
gia khác có thể chắc chắn sẽ phải chấp nhận họ.
________
Brahma
Chellaney là giáo sư nghiên cứu về chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính
sách tại New Delhi và là thành viên cấp cao tại học viện Robert Bosch tại
Berlin. Ông cũng tác giả của chín tựa sách, bao gồm “Asian Juggernaut”; Water:
Asia’s New Battleground”; và “Water, Peace, and War: Confronting the Global
Water Crisis.”
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment