5-1-2016
(VNTB)
Chính trường Việt Nam đang rơi vào khoảng lặng “nín thở” chờ đợi kết quả cuối
cùng việc lựa chọn nhân sự cho các vị trí chop bu. Những đồn đoán và thông tin
trái chiều liên tục được tung ra khiến cho mọi giả định trở nên rối rắm và thiếu
cơ sở chưa từng có trong lịch sử ĐCS kể từ khi cầm quyền tới nay.
Điều
duy nhất đến giờ phút này có thể khẳng định là thực sự chính trường Việt Nam
đang bị chia rẽ nghiêm trọng. Cuộc đấu đá phe nhóm thể hiện rõ nét hơn bao giờ
hết, bất chấp các đính chính, phản bác qua truyền thông mỗi khi dư luận đề cập
tới nó. Trong bối cảnh hiện tại, việc đấu đá phe nhóm có khả năng gây ra nhiều
hệ lụy xấu bất ngờ cho nội bộ Đảng và một phía nào đó nhưng cũng phần nào mang
theo yếu tố tích cực về mặt xã hội.
Hậu quả
tiêu cực là nội bộ Đảng không còn giữ được tính đoàn kết vốn giả tạo từ trước tới
nay ở mức cần có tối thiểu để duy trì khả năng độc quyền trên vai trò quyền lực
. Mâu thuẫn nội bộ là vấn đề mà bất cứ chính quyền ở nước nào cũng có, nhưng ở
Việt Nam vốn bị coi là cấm kỵ do cơ chế độc đảng. Tất nhiên, chiến thắng cuối
cùng sẽ là điều tệ hại cho phe thất bại và tiếp tục để lại yếu tố mâu thuẫn lâu
dài cho cả phe chiến thắng khi các mối quan hệ vốn được liên kết bằng một yếu tố
duy nhất, hết sức mong manh là quyền lợi.
Mặt
tích cực xét trên khía cạnh xã hội, nếu nhìn vấn đề theo góc nhìn lạc quan một
chút: Cuộc đấu đá chuyển sang công khai là chỉ dấu cho thấy xuất hiện khả năng
hình thành các quyết sách dân chủ hạn chế. Mở màn cho cuộc dịch chuyển thể chế
tương tự như Liên Xô, Nam Tư. Cộng hòa Séc & Slovakya.. trước đây.
Những
nguyên tắc và cấm kỵ bị phá vỡ nghiêm trọng
Điểm lại
các sự kiện gần đây, xung quanh cuộc bầu chọn vị trí lãnh đạo chóp bu đang gây
nhiều tranh cãi có thể thấy ngay các bên đều có những động thái vượt ra ngoài
nguyên tắc và những “vùng cấm” mà ĐCSVN dựng ra làm tường thành bảo vệ cho vị
trí độc quyền xưa nay.
Chỉ dấu
đầu tiên có thể nói đến là sau Đại hội XII, khi đương kim Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng bất ngờ ra thông điệp “yêu cầu chuẩn bị danh sách đề cử những người
quá tuổi vào BCT”. Điều này đi ngược lại với rất nhiều thông điệp trước đó được
BCT của Trung ương ĐCS thống nhất là “thúc đẩy mạnh mẽ việc trẻ hóa đội ngũ
lãnh đạo ở cả cấp cao nhất”. Nếu nhìn trên góc độ đơn giản thì ít nhất thông điệp
này cho thấy sự bế tắc trong việc lựa chọn nhân sự chóp bu vẫn chưa thỏa mãn được
các điều kiện nào đó. Nhìn nhận trên khía cạnh kế thừa thì ít nhất là danh sách
các ứng viên trong độ tuổi và trẻ tuổi – hơn các lảnh lãnh đạo đương nhiệm –
chưa được đánh giá ở mức có thể tin cậy.
Theo cớ
chế thông thường, không nói tới vấn đề năng lực thì ông Trọng sẽ nghỉ vị trí
TBT trong nhiệm kỳ tới vì đã qua hai nhiệm kỳ và đã quá tuổi để tái cử. Nếu kịch
bản ông Trọng tiếp tục ở lại vị trí TBT dù chỉ là nửa nhiệm kỳ như đồn đoán
trên truyền thông thì đây là dấu hiệu ĐCSVN quay lại thời kỳ độc quyền cá nhân
thời TBT Lê Duẩn, tất nhiên kịch bản xã hội sẽ rơi vào bất ổn và bế tắc cũng
không khác mấy thời kỳ Lê Duẩn nếu không nói là tệ hại hơn.
Việc
truyền thông bất ngờ xuất hiện lá thư được cho là của đương kim Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng giải trình về các tố cáo liên quan bản thân gửi BCT tuy không được xác
nhận chính thức, nhưng với phát biểu của ông BT Bộ công an Trần Đại Quang được
tung ra ngay sau đó rằng “vấn đề rỏ rỉ thông tin tối mật xảy ra nghiêm trọng”.
Dù vô tình hay cố ý đều dẫn tới một nhận xét rằng bức thư được cho là của ông
Dũng kia là thật. Nó cũng dẫn tới cảm nhận những scandal về thông tin các tài
liệu tố cáo liên quan các quan chức chóp bu trước đây là thật. Tất nhiên, những
thông tin này chỉ có thể “rò rỉ” từ nguồn nội bộ, có vai trò đặc biệt liên quan
vì mục đích nào đó.
Thông
điệp đang gây bão trong truyền thông mới nhất cũng đến từ đương kim TBT Nguyễn
Phú Trọng với phát biểu “TBT phải là người bắc, người có lý luận..”. Phát biểu
này của ông Trọng gây nên nhiều tranh cãi cả về mặt truyền thông lẫn các phân
tích chính trị. Có thể coi đây là một “sơ xuất” ngoài ý muốn của ông Trọng
trong phát ngôn, nhưng nó rất thật với chính ông khi đối chiếu với nhiều phát
ngôn gây sốc mà ông từng có.
Rõ ràng
trong phát biểu này cho thấy ý kiến của ông Trọng không có cơ hội cho cả ông
Sang (Chủ tịch nước) và ông Dũng (Thủ tướng) trong vị trí TBT vì đều là người
miền nam trong vế thứ nhất. Thông điệp này có thể phản ánh một thỏa thuận mang
tính bắt buộc về phân chia vị trí “tứ trụ” nhưng công khai nó thì phạm vào điều
tối kỵ về chính trị khi nó gây ra bất mãn cực đoan mà ĐCSVN vẫn che giấu bấy
lâu nay là phải “đoàn kết; không phân biệt..”. Vế thứ hai là “có lý luận” lại
là một tiêu chuẩn mà dễ bị qui chụp là ông chỉ quan tâm người có năng lực mang
tính lý thuyết suông, thiếu thực tế và không đặt lợi ích đất nước lên trên
trong bối cảnh Việt Nam đang cần một lãnh đạo có năng lực, mạnh mẽ và quyết
đoán để chèo lái hơn bao giờ hết.
Gắn
cùng với phát biểu của ông Trọng, chuyến thăm TQ của đương kim Chủ tịch QH Nguyễn
Sinh Hùng làm nảy sinh nhiều tranh cãi khi bị dư luận gắn với một liên tưởng là
tìm kiếm hậu thuẫn từ TQ cho vị trí TBT. Vì trong 4 vị trị cao nhất hiện này
thì ông Hùng là ứng viên phù hợp nhất với tiêu chí mà ông Trọng đưa ra nếu loại
trừ bản thân chính TBT đương nhiệm tiếp tục tái cử. Đồn đoán về việc ông Nguyễn
Sinh Hùng vào vị trí TBT và tác động từ phía TQ được củng cố thuyết phục hơn
khi thời gian tiến hành bầu cử vào gian đoạn cận kề. Nhất là gần như ngay lập tức
TQ, liên tục có những hành động gây sức ép rất rõ ràng lên chính quyền Việt
Nam. Bắt đầu là việc cho tàu cá tiến sát bờ biển vùng Đảo Lý Sơn, cho tàu sắt tấn
công, đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam và giàn khoan HY 981 – ngòi nổ cuộc khủng
khoảng hồi tháng 5/2014 - lại tiến vào vùng tranh chấp.
Các
hành động của TQ có thể được bao biện khi nói nó là hoạt động đã từng xảy ra và
thường xảy ra từ trước tới nay. Nhưng nếu xét mức độ nguy hiểm gia tăng cao hơn
(tiến vào sâu hơn, xảy ra liên tục hơn..) cùng với phát ngôn của TQ về Trường
Sa và Hoàng Sa ngay khi ông Hùng đang còn ở TQ cho thấy rõ ràng TQ có những “nhắn
nhủ” nhất định cho chính giới Hà Nội là điều ai cũng thấy.
Những
tiên lượng xấu bởi những hệ lụy khó lường
Kết quả
cuối cùng về vị trí “tứ trụ” của chính trường Việt Nam vẫn khó đoán bởi các diễn
biến bất ngờ do chính những chỉ dấu và các nguyên tắc cấm kỵ bị phá vỡ. Những đồn
đoán vị trí TBT nhiệm kỳ tới là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị lung lay sau
chỉ dấu bất ngờ, chen vào đó là những dự đoán với các gương mặt ít nổi hơn. Lý
giải cho một kịch bản mang tính dung hòa nhưng cũng khó đứng vững trước những động
thái xung quanh chính những người đang nắm giữ quyền lực cao nhất.
Động
thái “không tái cử” của ông Dũng (nếu đúng) là một bước đi cao tay nhưng lại vấp
phải thông điệp quyết liệt đến cực đoan của ông Trọng. Một thông điệp mà nó thể
hiện quá rõ rằng đương kim TBT bất chấp cả TW Đảng khi đặt ra ngay tiêu chuẩn đầu
tiên không dành cho ông Dũng.
Những
người có tư tưởng cải cách tạm thời nghiêng về lựa chọn ông Dũng vào TBT nhiệm
kỳ tới khi mà trong bốn vị trí “tứ trụ” không ai nổi bật hơn. Nhưng để đến được
vị trí cao nhất của BCT, ông Dũng chắc chắn phải có những bước đi táo bạo, quyết
đoán và cụ thể hơn chứ không chỉ dừng lại ở những động thái mang tính cách kiểu
miền nam thuần túy.
Dù kịch
bản nhân sự diễn ra như thế nào thì hệ lụy từ những gì đã thể hiện chắc chắn sẽ
dẫn dắt chính trị Việt Nam vào những rắc rối và nguy hiểm chưa từng có. Việc
“các lãnh đạo quá tuổi” tiếp tục tái cử sẽ thổi lên sự bất mãn nặng nề cho các ứng
viên trẻ tuổi hơn từng được đưa vào diện cơ cấu trước đó, tương tự như cuộc khủng
khoảng bổ bổ sung Uỷ viên BCT không thành hồi giữa năm 2015. Mặt khác sẽ gieo
thêm cảm nhận nặng nề, bất mãn của người dân khi đã trải qua một giai đoạn mà
các lãnh đạo cấp cao trong nhiệm kỳ vừa qua đã thể hiện quá yếu kém, nhất là
trong lĩnh vực đối ngoại liên quan Trung Quốc. Chỉ cần một động thái tương tư xảy
ra trong nhiệm kỳ tới chắc chắn sẽ thổi bùng thành bất mãn và bất ổn xã hội là
điều khó tránh. Bao gồm cả ám chỉ “nguy cơ khủng bố” mà Bộ công an vừa đưa
ra.
*
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
No comments:
Post a Comment