Andreas Scheicher, Project-Syndicate
Hương
Ly chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jan 19, 2016
PARIS – Cho đến khi nổ ra Cách mạng Công nghiệp thì
trước đó cả hai hình thức giáo dục cơ bản và nâng cao kĩ thuật đều không tạo ra
nhiều khác biệt cho phần lớn mọi người. Nhưng vì sự phát triển kĩ thuật được
thúc giục, giáo dục lại càng thất bại trong việc giữ gìn nhịp độ, khiến rất nhiều
người phải vật lộn để thích nghi với một thế giới thay đổi nhanh chóng.
Mất cả thế kỉ để chính sách công đáp lại những nỗ lực
vào việc cung cấp toàn bộ sự tiếp cận việc dạy học. Trong những thập niên gần
đây, những bước đi rõ rệt đã giúp chúng ta nhận ra tham vọng đó trên toàn thế
giới. Tuy nhiên, trong một kỉ nguyên khi mà sự cải tiến kĩ thuật một lần nữa đi
nhanh hơn giáo dục thì nỗ lực cung cấp cho mọi người cơ hội để học không chỉ
nên được nhân đôi lên, mà còn phải trang bị cho những sự bất ổn đang gia tăng
trong một thế giới liên tục thay đổi.
Cánh cửa cho việc giáo dục đang được mở rộng ra một
cách đáng kể. Thế giới không còn phân chia một cách cứng nhắc giữa những quốc
gia giàu có, tiến bộ với những nước nghèo, lạc hậu. Chất lượng giáo dục vẫn còn
duy trì những dự đoán mạnh mẽ về thu nhập trong một thời gian dài, mà rất nhiều
quốc gia có nguồn thu nhập thấp đã bắt đầu đẩy mạnh giáo dục trong sự phát triển
dịch vụ kinh tế. Kết quả là giữa 80 quốc gia với những dữ liệu có thể so sánh
được về chất lượng học tập, GDP bình quân hiện tại giải thích chỉ 6% sự thay đổi.
Còn rất nhiều việc để hoàn thành – kể cả với những
nước có thu nhập cao. Đặc biệt, nhiều nước sản xuất dầu đã thành công trong việc
chuyển đổi của cải tự nhiên thành tư bản vật chất và tiêu dùng. Tuy nhiên, họ
đã thất bại trong việc xây dựng đầu não con người có thể chống đỡ cho nền kinh
tế trong tương lai. Nếu các quốc gia thu nhập cao không nằm trong OECD (Tổ chức
Hợp tác Kinh tế và Phát triển) trang bị cho những sinh viên của họ ít nhất là
những kĩ năng cơ bản, thì với tư cách là một tập thể, họ sẽ được lợi từ giá trị
kinh tế thêm vào tương đương gần 5 lần so với GDP hiện tại. Kể cả với nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, sự thịnh vượng trong tương lai sẽ không được khai
thác với những kĩ năng kém phát triển của dân số.
Giáo dục có ảnh hưởng mạnh hơn là chỉ nâng cao mức
thu nhập hoặc các cơ hội việc làm, chính vì vậy nó là một phần trong Chỉ số
Phát triển Con người (HDI – Human Development Index). Trong tất cả các nước có
thể so sánh được với nhau, người trưởng thành có trình độ học vấn thấp có nhiều
khả năng là sức khỏe yếu, ít tin tưởng các công dân khác, và coi bản thân họ
như con tốt trong sự phát triển của chính trị. Đối với các nước thất bại trong
việc cung cấp cho công dân của họ các kỹ năng cần thiết, quy trình phát triển
công nghệ khó có thể chuyển đổi thành sự phát triển về mặt kinh tế, và một lượng
lớn dân số có nguy cơ không hoạt động theo nề nếp của xã hội.
Và hơn hết, điều rất quan trọng nên thêm vào là giáo
dục cơ bản không thôi chưa đủ để bảo đảm đầy đủ cơ hội và sự phồn thịnh lớn mạnh.
Trong nhiều nền kinh tế, có quá nhiều nhân công đã qua giáo dục đang thất nghiệp
cùng với số lượng lớn những người sử dụng lao động không tìm được nhân công có
kỹ năng mà họ cần. Nếu các cá nhân và các nước tiếp tục gặt hái những thành quả
của nền giáo dục, các nhà hoạch định chính sách bắt buộc phải tập trung vào các
kỹ năng thiết yếu để thành công trong một thế giới luôn luôn thay đổi.
Trong quá khứ, nền giáo dục cơ bản là truyền đạt kiến
thức. Ngày nay, giáo dục là cung cấp cho học sinh các công cụ để họ điều khiển
thế giới đang ngày một bấp bênh, mờ mịt. Đáng tiếc thay, những kỹ năng dễ dạy
và kiểm nhất lại cũng dễ trở thành tự động hóa hoặc lấy từ nguồn bên ngoài. Những
kho tàng kiến thức vẫn giữ nguyên vị trí quan trọng. Nhưng nền kinh tế toàn cầu
không còn thưởng cho nhân công vì những gì họ biết (Google giờ đã biết tất cả mọi
thứ rồi), họ thưởng cho nhân công vì những gì họ làm được với kiến thức của họ.
Nền giáo dục cần phải tập trung vào việc cải thiện
cách suy nghĩ, cách làm việc, và sử dụng công nghệ của học sinh, và việc cung cấp
kỹ năng xã hội và tâm lý cần thiết để hợp tác với người khác. Trong quá khứ,
giáo viên truyền đạt kiến thức bằng cách chia nhỏ các vấn đề ra thành từng mảng
và dạy kỹ thuật để xử lý chúng. Ngày nay, giá trị của giáo dục thường được tạo
ra bằng cách tổng hợp nhiều mảng thông tin lại với nhau. Và vì thế, nhân công cần
nhiều hơn là lý thuyết suông, họ cần phải có sự tò mò, suy nghĩ thoáng, và khả
năng tạo sự kết nối giữa những ý tưởng gần như không liên quan gì đến nhau.
Trong bộ máy giáo dục truyền thống, học sinh thường
phải tự học và được đánh giá riêng. Nhưng khi công nghệ phát triển và các nền
kinh tế trở nên liên kết với nhau, làm việc với những cá nhân khác trở nên rất
quan trọng. Ngày nay, sự đổi mới hiếm khi xuất phát từ các cá nhân làm việc
trong môi trường tách biệt; thường nhiều hơn là không, chúng là thành quả của sự
chia sẻ và hợp tác. Các trường học cần kết hợp thực tế mới này vào chương trình
giảng dạy của họ, chuẩn bị cho học sinh của họ cách làm việc với nhiều nền văn
hóa, trang bị cho họ một thế giới với những vấn đề vượt ranh giới quốc gia.
Một phần của chính sách đáp ứng việc đẩy mạnh kiến
thức về định hướng kĩ năng trong suốt cuộc đời của người lao động hơn là việc tập
trung vào giáo dục khi mà nó sẽ kết thúc khi họ đi làm. Phát triển kĩ năng sẽ dễ
hơn khi việc học tập được kết hợp với môi trường làm việc. Làm như vậy cũng cho
phép những người trẻ phát triển những kĩ năng cứng về thiết bị hiện đại và học
kĩ năng mềm – bao gồm kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp và đàm phán – qua trải
nghiệm làm việc thực sự. Một chính sách quan trọng khác là sự can thiệp linh hoạt
vào thị trường lao động, bao gồm việc tư vấn, giúp đỡ tìm việc, trợ cấp cho tầng
lớp thanh niên kĩ năng thấp, và hỗ trợ thu nhập cho những người trẻ đang tích cực
tìm việc.
Việc trang bị lại giáo dục cho kinh tế hiện đại sẽ
đòi hỏi sự tham gia của mọi nơi trong xã hội. Chính phủ sẽ phải thiết kế những
động lực tài chính thông minh hơn. Hệ thống giáo dục sẽ phải xoay trục để khuyến
khích doanh nhân và đề nghị đào tạo nghề nghiệp tốt hơn. Những người chủ sẽ phải
đầu tư vào lực lượng lao động của họ. Và liên minh lao động có thể góp phần đảm
bảo rằng việc đào tạo sẽ giúp họ có công việc tốt hơn.
Giáo dục đang là một tập hợp doanh nghiệp trở nên lớn
mạnh, và điều này phải được phản ánh trong những kĩ năng mà nó cung cấp cho những
người tốt nghiệp. Cuối cùng, dù thế nào thì tương lai của giáo dục sẽ phụ thuộc
vào những cá nhân cùng với việc sẵn sàng học hỏi và sự đầu tư vào tương lai của
riêng họ.
©
2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment