January
8, 2016 | by TVVN |
Những Món Nợ Ân Tình Không Bao Giờ Trả Được
Kính
dâng lên hương hồn những thuyền nhân đã bỏ mình trên biển cả vì lý tưởng tự do.
Xin quý
vị nào biết tin tức về thuyền trưởng người Anh tên là Brian O’ Connell và thủy
thủ đoàn của tàu Panama khoan dầu trên Biển Đông cách đây hơn 31 năm, xin làm
ơn thông báo giúp để tôi có thể liên lạc, dù là muộn màng. Đây cũng là ước nguyện
cuối đời của tôi. (PTD)
Cuộc đời
chúng ta có những điều trôi qua, rồi tan biến như cơn gió thoảng. Tuy nhiên, có
những điều mãi mãi in đậm trong ký ức, dù có muốn quên cũng không thể nào quên
được. Đối với tôi, một trong những điều không thể nào quên và cũng là món nợ
không bao giờ trả được, dù bây giờ tôi có tiền rừng, bạc biển chăng nữa!
Câu
chuyện xảy ra đã hơn ba mươi mốt năm. Hôm nay tôi xin ghi lại những phép lạ, mà
tôi may mắn được chứng nghiệm trong chuyến đi bảy ngày đêm lênh đênh trên biển
cả, với nhiều biến cố hãi hùng và kinh dị. Nếu như không có bàn tay nhiệm mầu của
Thượng Đế, Trời, Phật cứu vớt thì 137 người đã cùng chết trong lòng đại dương
trên bước đường đi tìm “Tự Do”.
Chuyến
đi rất bất ngờ, do hai ân nhân là anh Nguyễn Vĩnh Tôn và anh ruột là Nguyễn Quốc
Trụ, cựu đại úy thuộc binh chủng Nhảy Dù Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa bảo trợ cho
tôi, mọi chi phí được trả từ Hoa Kỳ.
Có lẽ
vì đột ngột, nên tôi đã khóc suốt đêm và không thể nào ngủ được. Tâm trạng khác
hẳn với những lần đi trước. Chưa ra đi mà trong lòng đã tràn dâng niềm thương
nhớ những người thân yêu trong gia đình.
Khoảng
3 giờ sáng, ngày 23-9-1984, tôi đến thắp nhang bàn thờ Phật. Nguyện cầu cho
chuyến đi được bình an, may mắn, tai qua nạn khỏi, không bị tù đày, nhất là đừng
gặp hải tặc. Có như thế tôi mới có thể giúp được gia đình thoát được cuộc sống
bế tắc, khó khăn như hiện nay. Tôi cầu nguyện sức khoẻ, bình an, may mắn đến
cho bố tôi đã già yếu, bệnh tật, cùng các anh chị em và một người tôi gọi là Cô
đang sống đơn chiếc (đúng ra là Dì vì là em ruột của mẹ tôi). Cô đã đùm bọc,
giúp đỡ gia đình chúng tôi rất nhiều kể từ khi Mẹ tôi bất ngờ ra đi vì quá đau
khổ và lo sợ cho ngày mai đen tối của một gia đình mà hầu hết là quân nhân,
công chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, sau biến cố 30-4-1975.
Và
trong chuyến đi này, tôi cũng có thêm một lời nguyện cầu: Tôi sẽ tái ngộ một
“Thiên Thần” đang chờ đợi tôi với một tấm lòng trong sáng và cao quý.
Lúc 3giờ
45 sáng. Tôi đánh thức cô tôi dậy. Cô cũng vừa mới chợp mắt được một chút. Tôi
cố giữ thật bình tĩnh chào từ giã cô để cho cô được yên tâm. Trong gia đình và
bà con thân thuộc chỉ có cô lúc nào cũng bên cạnh tôi và là người duy nhất biết
tôi sắp đi xa, mà chuyến đi này lành thì ít, nhưng dữ thì quá nhiều không thể
nào lường được. Ngoài ra, cần phải giữ bí mật vì sơ xuất sẽ gặp những điều nguy
hiểm có thể xảy ra.
Đúng
4:00 giờ sáng, nhìn qua khe cửa sổ, tôi thấy đèn từ một chiếc Honda gắn máy chớp
đi, chớp lại bốn lần trước cửa nhà. Đây là tín hiệu mà tôi đã được cho biết trước:
Có người trong nhóm tổ chức sẽ đến đón tôi.
Tôi lặng
lẽ, nhẹ nhàng mở cửa. Tay ôm một túi xách nhỏ gồm: một ít lương khô, một bộ quần
áo cũ, vài tấm ảnh gia đình, một quyển kinh loại bỏ túi “Bạch Y Thần Chú” do
bác tôi cho. Bác căn dặn phải thường xuyên khấn niệm để cầu xin bình an; và một
sợi dây chuyền có hình con chim đại bàng đang xoè cánh do một người bạn tặng
tôi từ lâu. Tôi luôn mang theo trong người vì biết người ấy luôn luôn cầu nguyện
cho tôi được may mắn. Đối với tôi, đó cũng là một biểu tượng “thần thoại.” Tôi
sẽ được chim Đại Bàng mang tôi đến vùng trời mơ ước. Tôi cũng bỏ theo một bình
nước nhỏ, tuy rằng, người của tổ chức dặn đừng mang theo gì hết vì họ đã chuẩn
bị tất cả đâu vào đó rồi.
Ngồi
sau lưng người lái Honda mà tôi hoàn toàn không hề quen biết, tôi hơi lo sợ.
Ngoái cổ nhìn lại con hẻm nhỏ thân yêu của một xóm nghèo gần ngã ba Cao Thắng
và Trần Quốc Toản, Sài Gòn. Giờ này hầu như mọi người đang yên giấc. Tôi chào
vĩnh biệt trong nước mắt căn nhà mà gia đình tôi nương náu gần mười năm qua.
Nơi đây bố tôi đã đưa cả gia đình về sống sau khi trả lại căn nhà do chính phủ
Việt Nam Cộng Hòa cấp cho công chức chỉ trước biến cố 30/04/1975 vài tháng. Nếu
còn tiếp tục ở lại căn nhà đó thì không biết gia đình tôi sẽ gặp khó khăn biết
chừng nào khi người ta đến tiếp thu và yêu cầu gia đình tôi phải ra khỏi trong
vòng hai mươi bốn giờ.
Tài xế
Honda chở tôi ra bến xe miền Tây. Tại đây có một người đàn ông đội nón đen đã đứng
chờ sẵn, ông ta trao vé xe đò đã mua từ trước để tôi lên xe đi Mỹ Tho. Khi đến
Mỹ Tho, tôi được một người đàn ông khác hướng dẫn chuyển xe đi tiếp Bến Tre. Đến
nơi, khoảng giữa trưa, tôi cùng mấy người đã tới trước cùng ngồi ăn với nhau.
Tôi nghĩ họ là những người sẽ cùng đi chung chuyến vượt biên với tôi.
Sau khi
ăn trưa xong, tất cả được mời lên xe Lambretta ba bánh để chở ra bến đò gần đó.
Tại đây, người ta chia chúng tôi ra từng nhóm xuống những chiếc ghe nhỏ chở đầy
trái cây để ngụy trang mà dân vượt biên còn gọi là “Ghe Taxi”, hay “Cá Nhỏ”, để
tránh những trạm kiểm soát dọc bờ sông, hoặc đột xuất có thể chận lại khám xét
bất thình lình.
Ghe đi
được một lúc thì nhóm tổ chức phát cho mỗi người một miếng giấy nhỏ, với mật mã
do nhóm tổ chức ghi trên đó. Cho đến chiều thì ghe tấp vào một bụi rậm ven sông
để chờ đợi. Khi bóng đêm vừa bao trùm xuống, ghe lại tiếp tục đi thêm một khoảng
khá xa. Tại đây đã có một ghe lớn neo sẵn, còn gọi là “Cá Lớn.” Đây là ghe sẽ
đưa chúng tôi ra đi trên biển cả.
Lúc này
đã có nhiều ghe nhỏ đang vây quanh và mọi người cùng một lúc đang tìm mọi cách
để leo lên Cá Lớn nên tình trạng vô cùng hỗn loạn. Phụ nữ, trẻ em đứng trên vai
những người đàn ông hay thân nhân để vịn vào thành ghe, sau đó nhảy lọt được
vào Cá Lớn. Trước cảnh đó, tôi chỉ muốn bỏ cuộc, vì nghĩ rằng tôi không thể nào
đủ sức để có thể tự nhảy lên bám được vào thành ghe, rồi sau đó leo vào bên
trong. Thời học sinh, tôi luôn luôn đứng cuối lớp về môn Thể Dục, đặc biệt là
hai môn leo dây và nhảy cao thì yếu nhất. Bây giờ, nếu đứng trên mặt đất bằng
phẳng, tôi cũng không thể nào làm nỗi, huống chi là phải bám vào thành ghe đang
tròng trành trên sông nước. Tôi lại nhỏ con, thể lực rất yếu đuối; nếu chẳng
may không vào được con Cá Lớn mà bị rớt xuống sông trong cảnh hỗn loạn và bóng
đêm dày đặc này, chắc chắn một trăm phần trăm là chết đuối, vì tôi không biết
bơi và cũng chẳng có ai can đảm cứu tôi trong lúc này. Nhưng nếu bỏ cuộc, có
nghĩa là sẽ ở tù, vì tôi không thể tìm cách trở về nhà được trong lúc này nữa.
Tôi chỉ
còn biết cầu xin Trời, Phật, Ông Bà khuất mặt hãy cứu vớt: “Con không thể đi tù
thêm lần nữa! Con không thể nào chết. Con phải đi thoát được thì con mới có cơ
hội giúp gia đình. Tất cả đang trông vào con. Gia đình con không có điều kiện
tiền bạc để cho con vượt biên. Nay có quý nhơn giúp đỡ, con chỉ cần quyết tâm,
chấp nhận gian nguy là đạt được. Trời Phật có thương con, phù hộ cho con thì
con sẽ vượt qua”.
Tôi đã
có kinh nghiệm trong lần vượt biên ở Cần Giờ bị bắt vào năm 1981 và ở tù trong
Chí Hoà, sau đó bị đưa đi lao động ở Sông Bé. Chỉ trong vài phút thôi, Cá Lớn sẽ
nhổ neo. Không bao giờ tổ chức vượt biên đợi người lên đầy đủ mới ra đi.
Tôi
không thể do dự hay chần chờ gì nữa! Phải quyết định tức khắc. Tôi vừa khóc, vừa
niệm Phật, vừa cố lấy hết sức nhắm vào thành Cá Lớn, tung hết sức bình sinh nhảy
thật cao, thật chắc. Ôi! Thật là may mắn! Tôi bám được vào thành ghe. Ôi! Tôi
đã lọt thỏm vào Cá Lớn. Phải chăng có một sức mạnh vô hình nào đã nhấc bổng tôi
lên, để tôi được vào khoang ghe, vì bình thường tôi không bao giờ có thể làm nỗi
điều này. Chưa kịp đứng lên thì đã bị một số người nhảy tiếp sau đạp và đè lên
khắp người. Tôi lại tiếp tục niệm Phật giúp tôi có đủ sức đứng dậy; nếu không
tôi sẽ bị chết bẹp ở đây. May sao! Tôi đứng dậy được và nép sát người vào thành
ghe.
Chưa kịp
hoàn hồn, nghe tiếng hét to: “Không ai được lên nữa! Ghe đã quá trọng tải. Nếu
còn tiếp tục nhảy lên, ghe sẽ bị lật và chìm, tất cả mọi người sẽ chết tại
giòng sông này”. Ngay sau đó, người của tổ chức bật đèn pin sáng lên để bắt đầu
kiểm tra mật mã. Một số người trình mật mã, nhưng họ cho là không đúng và ra lệnh
quăng những người này xuống những chiếc “Ta Xi” vẫn còn đang bao quanh con “Cá
Lớn” chờ đợi.
Khi đến
chỗ tôi đứng, tôi rất tự tin trao mảnh giấy ra cho họ xem. Vừa đọc xong, họ nói
“Đây là mật mã của Ba Châu (tên người liên lạc dẫn tôi đi). Chúng tôi không chấp
nhận khách của Ba Châu. Vậy xin mời cô trở xuống ghe taxi đi về”. Nghe đến đây,
tôi tưởng chừng như tiếng sét đánh ngang tai, chân tay rụng rời. Làm sao lại xảy
ra như vậy? Khách nào của Ba Châu cũng đều bị tai hoạ bất ngờ vì sự bất đồng và
phản bội trong nội bộ tổ chức với nhau.
Nghĩ lại,
nếu không nhờ phép lạ thì làm sao tôi lọt được vào Cá Lớn, rồi sau đó đứng dậy
an toàn được. Vậy mà bây giờ bị đuổi xuống và chắc chắn sẽ lại bị ở tù.
Không
thể được! Tôi bật khóc và năn nỉ “Tôi cũng là khách như những người khác, nhưng
chẳng may là khách của Ba Châu. Gia đình tôi đã thoả thuận mọi điều kiện cho
chuyến đi qua Ba Châu. Nay xin các bác, các anh cho tôi được tiếp tục đi. Gia
đình tôi ở Mỹ sẽ đền ơn theo mọi điều kiện yêu cầu của quý vị”. Khóc lóc, van
nài, nhưng họ vẫn một mực dứt khoát từ chối. Hai người đàn ông được lệnh khiêng
đầu và chân tôi quăng xuống ghe taxi. Tôi coi như chắc chắn vào tù. Trong lòng
quá đau xót và coi như số tôi phải vào tù không thể nào tránh được.
Bỗng
nhiên, ánh sáng đèn pin vụt tắt. Hai người đang khiêng tôi bèn bỏ tôi xuống sàn
ghe. Cá Lớn được lệnh phải xả hết tốc lực phóng ra biển. Có lẽ thời gian mua
bãi đã hết, nếu chậm trễ toán công an biên phòng khác đến đổi phiên trực có thể
giữ ghe lại? Tôi bàng hoàng mừng rỡ; chỉ trong tích tắc tôi đã thoát được cảnh
ngục tù. Phải chăng cũng là một phép lạ do Ơn Trên đã cứu tôi?
Chiếc
ghe nhắm hướng ra biển lao như mũi tên bay trong bóng đêm dày đặc nghe rợn cả
người. Chạy khoảng hơn bốn tiếng đồng hồ thì có những tiếng reo mừng: “Ghe đã
ra được hải phận quốc tế. Chúng ta coi như sắp được tự do rồi”. Vừa nghe xong,
tôi oà lên khóc nức nở, dù trong lòng cũng mừng. Vì từ giờ phút này tôi đã thật
sự xa tất cả những người thân yêu. Không biết đến bao giờ mới có thể gặp lại,
hoặc xa lìa vĩnh viễn; nếu như gặp nạn không tới được bến bờ.
Lúc này
nhóm tổ chức bắt đầu quay lại hạch sách những hành khách của Ba Châu đang có mặt
trên ghe. Họ doạ nạt từng người. Ai có cà rá, đồng hồ hay bất kỳ vật nào có giá
trị thì đưa cho họ ngay. Khi họ hỏi tôi có gì đưa cho họ, tôi trả lời không có
gì hết, ngoài một ít hành lý tôi đang có trên người. Thật ra, tôi có giấu một
chỉ vàng trong áo lót được cô tôi cho để phòng khi hữu sự. Tôi không thể nào nộp
cho họ. Tôi năn nỉ với họ là khi nào được định cư, tôi hứa sẽ xin hoàn lại đầy
đủ.
Trời lại
dần dần sáng. Một ngày mới bắt đầu trên đại dương bao la. Tất cả đều vui mừng
và hy vọng vài ngày nữa sẽ đến được bất cứ trại tị nạn nào và sau đó được đi định
cư ở một nước thứ ba; lúc đó coi như đổi đời. Khi mặt trời lên cao, nắng chói
chang, có lẽ là giữa trưa, nhóm chủ ghe bắt đầu cho phân phối nước uống. Tiêu
chuẩn cho mỗi người là hai muỗng canh, phát vào buổi sáng và vào buổi chiều. Điều
này khiến mọi người trên ghe hoang mang. Vậy là sao? Lúc đi đã hứa lương thực,
nước uống cung cấp đầy đủ. Bây giờ lại xảy ra tình huống kỳ quái này! Có chuyện
gì đây?
Lúc
này, chủ ghe mới cho biết là anh tài công chánh mang theo các phương tiện đi biển
đã bị kẹt lại, không hiểu vì lý do gì mà không lên Cá Lớn được nên chúng ta khó
hy vọng sẽ đi đến được các trại tị nạn như đã dự tính, vì trên ghe không ai có
kinh nghiệm đi biển. Tài công phụ chỉ có kinh nghiệm đi đường sông. Bây giờ chỉ
còn trông mong vào số mệnh và ơn trên cứu giúp. Phải lênh đênh trên biển không
biết bao nhiêu ngày. Cầu xin sóng yên, biển lặng và gặp tàu thuyền nào đi ngang
qua xin được cứu vớt, như vài trường hợp các ghe đi trước may mắn đã gặp. Bây
giờ, xin các bà con thông cảm về việc cần phải tiết kiệm nước tối đa để có thể
cầm cự trong thời gian dài chưa biết đến khi nào.
Khi
nghe chủ ghe giải thích xong, mọi người trên ghe cùng nhìn nhau lo lắng. Riêng
tôi chết lặng cả người. Bao nhiêu tin tức về chuyện vượt biên lởn vởn trong đầu
óc tôi. Có những chuyến, nếu may mắn không có gì xảy ra thì chỉ vài ba ngày là
đến được trại tị nạn. Có những chuyến lênh đênh cả tháng trời bị các cơn đói
khát, bệnh tật hành hạ. Đôi khi phải ăn thịt lẫn nhau để được sống còn; và cũng
có những chuyến bị hải tặc tấn công cướp bóc, hảm hiếp và những phụ nữ bị bắt
đem theo chúng. Biết bao là những bi kịch thảm khốc về chuyện vượt biên mà các
cơ quan truyền thông đã đăng tải.
Tôi
nghĩ số phận chíếc ghe của chúng tôi sẽ trôi giạt về đâu? Bến bờ vô định nào?
Lương thực, nước uống, xăng nhớt sẽ cạn kiệt trong bao lâu nữa? Và cũng có thể
làm mồi cho đại dương. Tôi có đạt được sự đổi đời như mơ ước, được sống và học
hỏi ở các nước văn minh, dân chủ, tự do. Lúc đó tôi sẽ có điều kiện để giúp đỡ
gia đình đang tin tưởng vào nơi tôi. Hoặc tôi tự trách mình đi tìm một cái chết
ngu xuẩn, làm cho gia đình đau khổ hơn và mang tội bất hiếu với bố tôi. Trước mắt,
tôi cứ niệm Phật, cầu nguyện cho được may mắn. Mà rõ ràng tôi đã thoát chết từ
lúc nhảy vào được cá lớn, và chút xíu nữa đã bị chủ ghe ném xuống “taxi”, nếu
không có báo động bất ngờ xảy đến.
Bóng
đêm lại buông xuống, tôi mệt đừ và khát rát cả cổ họng. Phải chờ đến ngày mai mới
được phát nước uống. Tôi nghĩ mình có đem theo bình một lít nước. Nếu mỗi ngày
uống hai muỗng thì tôi có thể cầm cự được trên nửa tháng. Thế là tôi lấy ra hớp
một hớp. Chưa kịp cất lại thì vợ chồng trẻ và cô em gái ngồi kế bên thấy tôi cầm
bình nước thì van xin cho họ uống bằng giọng nói lễ phép và lịch sự. Tôi nghĩ
cho ba người uống thì nhiều quá, nó sẽ ảnh hưởng đến số nước dự trữ của tôi và
cũng là bùa hộ mạng trong lúc này. Nhưng thấy họ nói quá, nên động lòng trắc ẩn.
Tôi trao bình nước cho họ và nói “xin mỗi người chỉ được một hớp thôi nhé!” Tuy
nhiên, khi cầm được bình nước trên tay, sau khi hớp xong, họ ngang ngược không
chịu trả lại, mà còn giở giọng côn đồ ra thách đố tôi muốn làm gì thì làm! Vô
tình tôi đã tự đánh mất bùa hộ mệnh vì lòng thương không đúng người.
Ngày thứ
hai trôi giạt trên biển theo một hướng vô định. Cầu mong sẽ gặp đuợc tàu thuyền
đi ngang qua giúp đỡ, hay phi cơ bay trên đầu để ra dấu kêu cứu. Nhưng chỉ có cả
một không gian tĩnh mịch, im lặng của đại dương lạnh lùng và ghê sợ. Trên bầu
trời không có bóng dáng một loài chim biển nào. Mọi người đoán là ghe đã đi lạc
và cách rất xa đất liền. Tôi vừa đói, vừa khát, vừa nhức đầu, chóng mặt vì các
mùi hôi thối của ói mửa, tiêu tiểu của trẻ con bắt đầu xông lên nồng nặc, vì chỉ
có một chỗ đi vệ sinh nằm ở phía cuối ghe, trong khi người nằm, kẻ ngồi la liệt
không còn chỗ để nhúc nhích.
Sự khủng
hoảng bắt đầu khi cô bé khoảng mười lăm tuổi, ngồi đối diện tôi bị ngất xỉu vì
khát. Mẹ của cô khẩn khoản, van xin “Ai có nuớc làm ơn cho con tôi xin một hớp;
một hớp nước có thể cứu sống được con tôi”. Không một ai lên tiếng! Có lẽ mọi
người nhớ lại lời nhóm chủ tàu căn dặn và đe doạ “Không ai được tự động đi lại,
phải tuyệt đối giữ gìn trật tự tối đa. Không được đòi hỏi bất cứ gì! Nếu ai
không chấp hành và cãi lời sẽ bị ném ngay xuống biển.” Nhìn mặt cô bé nhợt nhạt
vì khát, chỉ cần một muỗng nước là có thể đem lại sự sống cho cô ta. Không thể
đành lòng nhìn cô bé đang bất động, dù kiệt lực, tôi cũng cố gắng bò lên cầu
thang để gặp nhóm chủ tàu xin nước cho cô bé. Họ nhìn tôi bằng cặp mắt giận dữ.
Tôi bình tĩnh nói với họ là tôi không xin cho tôi mà xin các ông hãy nhỏ lòng
thương cho cô bé kia đang cần vài muỗng nước. Nếu không, cô ta sẽ chết vì khát!
Quả thật, khi được vài muỗng nước thì cô bé lần hồi tỉnh lại. Gia đình cô rất
vui mừng và tôi cũng vui theo.
Ngày thứ
ba, biển vẫn yên, sóng vẫn lặng. Đúng là Thái Bình Dương! Tuy nhiên, trong lòng
mọi người đều bồn chồn, lo lắng. Sự đói khát đã bắt đầu hoành hành. Ánh nắng mặt
trời chiếu xuống, thì cô bé lại kiệt sức và bất tỉnh lần nữa. Gia đình cô bé
không dám gặp chủ tàu xin nước vì sợ chủ tàu nóng giận thì sẽ bị phiền phức. Sự
việc xảy ra trước mắt tôi, nên tôi cũng không thể làm ngơ. Và tôi cũng cố lết
đi gặp chủ tàu xin cho cô bé vài muỗng nước. Sau khi được vài muỗng nước thì cô
bắt đầu tỉnh lại dần như hôm qua.
Ánh nắng
càng lúc càng gay gắt. Tôi tưởng chừng như sắp ngất xỉu đến nơi giống như cô bé
vừa rồi. May sao, có một cơn mưa trút xuống. Ôi! Tôi quá mừng như vừa được hồi
sinh. Những giọt nước mưa như nước cam lồ của Phật Quan Thế Âm làm mát dịu cổ họng
đang rát bỏng của tôi. Nhóm chủ tàu chạy đi lấy mấy tấm bạt Nylon để hứng nước
mưa, xong đổ vào những thùng nhựa. Kết quả không ai có thể thể nào uống được vì
những thùng chứa nước mưa trước đó dùng đựng nhớt, xăng dầu, làm cho nước mưa
có mùi giống như nước cống rảnh, đen ngòm cho vào miệng bị nôn ra ngoài ngay.
Nhờ cơn mưa bất chợt coi như một phép màu đã tiếp sức cho tôi sống còn.
Sang đến
ngày thứ tư lênh đênh trong vô định. Giấc mơ tìm tự do có dấu hiệu tốt đẹp hơn.
Đã thấy những cánh chim biển bay trên bầu trời, thấy những vệt khói dài của vài
chiếc phi cơ phản lực để lại. Bóng dáng những chiếc tàu nhấp nhô từ xa đang tiến
lại gần hơn. Chủ ghe cho người đốt quần áo để phát tín hiệu xin tiếp cứu. Nhưng
tất cả đều vô ích. Không một tàu nào đến gần để giúp đỡ. Có lẽ họ sợ lãnh trách
nhiệm và gặp nhiều phiền toái?
Thế rồi,
thất vọng này, tiếp nối theo thất vọng khác. Những cơn đói khát dày vò cơ thể.
Tôi bị khát rang cả cổ, nên không thể nào nuốt được bất cứ gì. Thức ăn mang
theo tôi đều cho hết. Trong lúc này tôi chỉ cần một hớp nước. Nhưng nếu tôi xin
chủ tàu, chắc chắn ông ta sẽ cho người quăng tôi xuống biển như lời ông ta đã
hăm doạ. Trong lúc đó gia đình chủ tàu có nước, có dừa, có cam quýt tha hồ sung
sướng không sợ đói khát. Vài người trên ghe có sáng kiến mưu sinh thoát hiểm. Họ
lượm các vỏ dừa ném bừa bãi dưới ghe, đem tướt những lớp xơ để ngậm lấy chất đắng,
chát và có độ ẩm để giữ cho cổ họng đỡ phần nào cháy bỏng vì khát. Nhờ vậy mà
chúng tôi vẫn tiếp tục cầm cự, chưa bị gục ngã.
Cô bé
trước mặt tôi lại ngất xỉu lần thứ ba trong ba ngày liên tiếp. Tôi nhờ cơn mưa
hôm qua được hồi sinh, nay nhờ ngậm thêm xơ vỏ dừa, nên cũng có thể bò lên cầu
thang xin nước cho cô bé. Không may, ngày hôm nay nhóm chủ tàu cương quyết từ
chối. Họ lấy cớ là muốn sự công bằng cho mọi người. Trong vòng 30 phút cô bé cứ
lập đi, lập lại: “cho tôi nước, cho tôi xin nước, nước, nước.”Tôi thấy tội nghiệp
và đau lòng qua, cầu mong cho mưa xuống ngay bây giờ. Ôi! Tôi không tin vào mắt
tôi. Cô bé nấc lên, đảo một vòng mắt và rồi nhắm nghiền lại và bất động. Ngưòi
Mẹ hét lên “Cứu con tôi, con tôi chết rồi.” Tất cả mọi người đều sửng sốt. Nghe
la, nhóm chủ tàu vội vàng chạy xuống đem theo nước đổ vào miệng cô bé. Nhưng vô
ích! Cô bé đã bất động và không bao giờ cần xin nước nữa! Mẹ cô, anh em trong
gia đình khóc nức nở. Mọi người, kể cả nhóm chủ tàu cũng đều xúc động. Có lẽ họ
đang hối hận về sự sai lầm của họ khi không cho cô nước như hai ngày vừa qua.
Nhất là đã không giữ lời hứa lo cho khách lương thực đầy đủ trong mười ngày.
Mới có
ngày thứ năm, đã có người chết vì không được cung cấp nước. Với tình trạng con
thuyền trôi vô định không biết đi về đâu? Dù biển yên, sóng lặng cũng sẽ chết dần,
chết mòn, chứ đừng nghĩ chi đến sóng to, gió lớn. Lần đầu tiên, tôi thấy bóng tử
thần đang chập chờn. Mọi người vừa xúc động, vừa lo sợ sẽ có thêm nhiều người
kiệt sức, trước khi đến được “bến bờ Tự Do”.
Nắng đã
bắt đầu tắt, hoàng hôn đang dần xuống. Nhóm chủ tàu quyết định “thủy táng cô bé”.
Họ kêu gọi bất cứ ai tùy theo tôn giáo của mình cầu nguyện cho cô bé. Không có
ai hết! Tôi không hề đi lễ chùa, không biết gì về nghi thức tụng niệm. Nhưng từ
những năm sau 30/04/1975, tôi đã sống triền miên trong nước mắt, chỉ biết đêm
ngày cầu nguyện Trời Phật cứu vớt cho gia đình đang tan nát vì cha và anh lâm nạn,
trong khi Mẹ qua đời và các em còn quá nhỏ dại.
Những
năm gần đây, có những quý nhân giúp tôi vượt biên. Trong người tôi luôn luôn
mang theo quyển kinh “Bạch Y Thần Chú” để cầu nguyện. Biết rằng đây không phải
là kinh cầu siêu. Nhưng tôi cảm thấy có thể làm người mất đi được ấm áp, nên
tôi tình nguyện đứng ra thắp nhang tụng niệm. Mẹ của cô bé cho tôi biết tên em
là Tuyết Nhiên (tôi không còn nhớ họ). Sau khi thắp nhang do chủ tàu mang theo
đưa cho. Tôi lăm răm tụng niệm. Sau đó, hai người đàn ông đến gần xác cô bé,
người đỡ đầu, kẻ khiêng chân đẩy xác cô bé xuống biển, trong tiếng khóc nghẹn
ngào của người Mẹ và anh em trong gia đình. Tôi cũng không cầm được nước mắt,
thương tiếc cho cô bé hồn nhiên ngồi trước mặt tôi năm ngày qua. Hôm nay em đã
đi vào lòng đại dương chỉ vì nhóm tổ chức đã tàn nhẫn bội ước.
Tôi chợt
rùng mình: “Nếu không có cơn mưa nhiệm mầu hôm qua, thì nguời đầu tiên bị Thủy
Táng đã là tôi.” Vì có lẽ không ai dám gặp nhóm tổ chức để xin nước cho tôi được
hồi sinh thêm vài ngày như Tuyết Nhiên.
Sự xúc
động vẫn chưa nguôi, thì nghe tiếng xôn xao “Máy ghe bị hư rồi, tự nhiên máy
ghe bị tắt, không biết làm cách nào đễ cho ghe di chuyển.Vậy, bà con nào biết
gì về sửa chữa máy móc làm ơn giúp để cho ghe có thể đi tiếp”. Một vài đàn ông,
thanh niên đi tới chỗ đầu máy loay hoay sờ tới, sờ lui, nhưng chẳng mang lại kết
quả gì! Chiếc ghe vẫn không thấy động đậy.
Sau đó
một hiện tượng kỳ lạ mà tôi chưa bao giờ thấy trong đời đã diễn ra trước mắt
tôi và mọi người: Tự nhiên, một số người đứng dậy nhốn nháo làm chiếc ghe tròng
trành, nghiêng qua, nghiêng lại. Nhóm tổ chức hét lớn lên: “Xin bà con hãy ngồi
yên, nếu còn tiếp tục ghe sẽ lật úp và mọi người sẽ chết hết”. Tôi kinh ngạc
nhìn thấy vài người lần lượt sắc mặt trở thành đờ đẫn, mắt ngây dại và miệng
thì thào: “Nước, cho tôi xin nước.” Đúng là ánh mắt và câu nói liên tục của Tuyết
Nhiên trước khi ra đi. Đang nghĩ như vậy thì một cô gái trẻ ngồi cạnh tôi mấy
hôm nay, cũng từ từ đổi sắc mặt và lập lại đúng câu đó, giống như những người
kia.
Tôi vốn
dĩ rất nhát. Sau khi Mẹ tôi mất, tôi không dám đi ngang bàn thờ Mẹ một mình. Vậy
mà lúc ấy, trước ánh mắt kỳ quái của cô ta, tôi không hốt hoảng chạy đi tìm chỗ
khác như người ta. Tôi nghĩ ngay lập tức: “Đúng là hồn của Tuyết Nhiên nhập vào
cô này rồi”. Tôi bình tĩnh, nghiêm trang nhìn thẳng vào ánh mắt đờ đẫn, kỳ quái
của cô ta và nói: “Tuyết Nhiên, em có sống khôn, thác thiêng Xin em hãy tha thứ
cho những ai đã sai lầm không cho nước để em được hồi sức. Em hãy phù hộ cho Mẹ,
cho anh em của em và bà con trên ghe đuợc an toàn, không bị nguy hiểm đến tính
mạng. Nguyện cầu Trời, Phật, Chư Thiên Thánh Thần và Thủy Thần cho hương linh
em được siêu thoát về cõi vĩnh hằng. Tôi niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật và Nam Mô
Quan Thế Âm Bồ Tát” ba lần. Thật là quá ngạc nhiên! Chỉ trong vài phút sắc mặt
cô ta trở lại bình thường và không nhớ mình vừa nói những lời cuối cùng của Tuyết
Nhiên như vài người khác mà cô thấy trước đó.
Càng lại
ngạc nhiên hơn là vài phút sau đó có nhiều tiếng reo mừng: “Ồ, máy ghe đã nổ lại
được rồi”. Ghe từ từ chuyển động và đi tiếp (hai hiện tượng này không thể giải
thích theo khoa học được và coi như hoang tưởng. Nhưng tất cả là sự thật một
trăm phần trăm, mà cho đến nay tôi vẫn còn thắc mắc về sự kiện này.
Không
khí ảm đạm và đau buồn, kèm theo sự lo lắng, sợ hãi lại tiếp tục phủ trùm những
thuyền nhân trên chiếc ghe đang di chuyển trong vô định. Hôm nay đã bước vào
ngày thứ năm giữa đại dương bao la. Tôi nhớ là ngày 28 tháng 09, năm 1984.
Tất cả
mọi người gia tăng sự lo lắng và hoang mang, nôn nóng cầu mong gặp đuợc bất cứ
tàu thuyền nào đi ngang qua cứu. Sức chịu đựng càng ngày, càng mỏi mòn, kiệt quệ,
tinh thần suy sụp! Làm sao có thể cầm cự được lâu dài? Tùy theo tôn giáo riêng
của mình, mọi người cùng khấn nguyện đấng thiêng liêng, hiển linh phù trợ.
Riêng tôi thì liên tục cầu nguyện Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát gia hộ. Thấp thoáng từ
phía xa xa có vài bóng dáng những chiếc tàu đi ngang qua, nhưng sau đó biến dạng.
Thình
lình, mọi người thấy một chiếc thuyền lớn xuất hiện và đang tiến dần về phía
ghe của mình. Tất cả đều mừng rỡ và hy vọng gặp “Thần Hộ Mạng” đến cứu. Họ cho
thuyền cặp sát ghe và quăng dây neo lên. Sau đó họ trèo qua ghe. Lúc đó tôi mới
định thần và thấy năm người đàn ông đen như cột nhà cháy, râu ria rậm rạp, trên
người chỉ mặc một quần xà lõn. Một người cầm súng dài. Tôi đoán có lẽ là tên cầm
đầu? Bốn tên còn lại thì kẻ dao, người búa và mã tấu. Có tiếng xì xào “Chết mẹ
rồi, gặp hải tặc là coi như xong đời”.
Tự
nhiên, toàn thân thể tôi cảm thấy rụng rời. Ôi! Trời, Phật xin hãy cứu con! Con
luôn ngày đêm nguyện cầu: “Đừng cho con gặp hải tặc. Nếu gia đình con đã đến
lúc tận cùng, mạt vận. Con thà chết trong lòng đại dương, còn hơn rơi vào tay bọn
hải tặc.” Lời nguyện cầu của con không được Trời, Phật chứng giám. Không lẽ con
tới số rồi sao? Tim tôi đập vào lồng ngực thình thịch y như tiếng trống. Tôi tưởng
chừng như trái tim văng ra khỏi lồng ngực và tôi sẽ chết ngay tại chỗ.
Bọn
chúng trao đổi với nhau bằng tiếng Thái và ra dấu hiệu cho mọi người. Ai cũng
đoán và hiểu là “Không được di chuyển hay động đậy. Nếu cãi lời sẽ bị quăng xuống
biển ngay lập tức.” Thế là, chúng chia nhau đi lục soát từng người, tịch thu những
gì quý giá mà chúng bắt gặp. Có cả trăm người bị chúng lục soát.Tôi và vài người
khác không có gì đáng giá, còn đa số không ít thì nhiều đều bị chúng tước đoạt
của cải. Tính ra chúng tịch thu cũng kha khá. Nhóm chủ tàu coi như bị thiệt hại
nhiều nhất. Sau đó tên cầm súng mang các “chiến lợi phẩm” cướp được đem trở lại
thuyền. Bốn tên hải tặc trên ghe dõi mắt nhìn theo hắn một cách chăm chú, hình
như muốn xem tên đầu đảng cất giấu chiến lợi phẩm ở đâu?
Bình
thường, tôi được ví yếu như con sên, chậm hơn rùa vì thể lực tôi rất yếu đuối.
Tôi chỉ muốn càng xa bọn chúng càng tốt, dù chiếc ghe dài chỉ khoảng hơn mười
thước. Lợi dụng cơ hội này, tôi vụt đứng dậy, lao thật nhanh về phía cuối ghe,
rồi ngội thụp xuống giữa tiếng lao xao của vài người “Bà nội này tới số rồi, muốn
chết sao? Con nhỏ này chắc muốn bị ném xuống biển!”. Ngay tức khắc, anh tài
công ném cho tôi một cục nhớt đen thui và nói “Trắng quá, bôi ngay vào mặt đi.”
Tôi vội vã bôi ngay vào mặt mũi và khắp cả người. Vài cô ngồi bên cạnh nhao
nhao kêu: “Cho tôi xin cục nhớt với.” Anh tài công lại ném tiếp vài cục nữa về
phía các cô gái. Thấy thế bọn cướp giơ cao hung khí la hét, chửi rủa và bắt phải
im lặng. May sao, tên đầu đảng vẫn chưa quay lại ghe, nên bốn tên hải tặc tiếp
tục đưa mắt nhìn về phía thuyền của chúng. Lúc này, nhìn lại thì tôi đang ngồi
đối diện với Mẹ Tuyết Nhiên, mà trước đó khi hồn Tuyết Nhiên nhập vào vài người
thì họ đã sợ chạy đi tìm chỗ khác, do đó nhiều người không còn ngồi vị trí cũ nữa.
Lập tức,
bà giao cho tôi đứa con gái út khoảng 2,3 tuổi và nói thật nhanh, giống như ra
lệnh: “Cô hãy ôm cháu vào lòng ngay đi”. Mấy cô ngồi bên cạnh tôi định giật đứa
bé từ trên tay tôi. Mẹ Tuyết Nhiên nói: “Yên ngay! Cô này là Dì ruột của cháu
bé này”. Lúc này, bọn cướp qua tức giận, chúng dùng vũ khí đập mạnh xuống sàn
ghe và xồng xộc tiến về phía cuối ghe đang ồn ào. Tên cầm dao găm, gương mặt đầy
thẹo, đen đúa, râu ria lổm chổm dùng cánh tay mặt xốc tôi đứng lên, khiến đứa
bé đang được tôi bồng khóc thét lên và đưa hai tay bấu chặt vào người tôi. Tên
cướp có vẻ hơi nao núng. Hắn đưa mắt thật nhanh nhìn đứa bé, rồi quay nhìn tôi.
Thấy một phụ nữ có con quá dơ dáy, bẩn thỉu, trông thật gớm ghiếc, nên buông
tôi ra. Sau đó bọn chúng đi lùng sục khắp ghe. Cuối cùng, bắt được năm cô gái
trẻ, sạch sẽ, xinh đẹp. Chúng lôi xềnh xệch về phía thuyền của chúng, mặc kệ
các cô vùng vẫy, kêu khóc thảm thiết, cùng với tiếng van xin, gào thét của thân
nhân kẻ bị nạn. Trong số các cô bị chúng bắt mang theo có con gái chủ ghe mới
15 tuổi.
Người
trên ghe bèn đặt cho tôi một biệt danh là “Người đàn bà bị hải tặc chê”. Trườc
khi rút lui, bọn chúng ra lệnh mọi người phải im và dùng vũ khí đập mạnh xuống
sàn ghe làm thủng vài chỗ. Sau này, tôi được biết là nhóm tổ chức có mang theo
vài cây súng để phòng thân, nhưng không dám chống cự, vì sợ nếu chống cự bọn hải
tặc sẽ lên cơn điên và giết hết mọi người trên ghe. Do đó nhóm chủ ghe phải bó
tay chịu trận, và đành đau lòng hy sinh ngay cả con gái của mình cho bọn hải tặc
bắt mang đi.
Chiếc
thuyền của bọn cướp biển đang xa dần. Mọi người trên ghe vẫn còn sững sờ vì vừa
trải qua một biến cố quá kinh hoàng. Những tiếng khóc của thân nhân các cô gái
bị bắt đi thật sầu thảm. Tôi không biết mình đang tỉnh hay đang mê? Tôi đã
thoát khỏi bàn tay hải tặc dễ dàng vậy sao? Làm sao tôi lại có can đảm đứng dậy
chạy về phía cuối ghe, trong khi bọn cướp ra lệnh ở đâu phải ngồi đó, không được
nhúc nhích. Trời, Phật, hay hồn thiêng của bé Tuyết Nhiên đã nhấc tôi đứng dậy,
đẩy tôi chạy về cuối ghe để may mắn gặp lại Mẹ Tuyết Nhiên và được bà trao em của
Tuyết Nhiên cho tôi bồng, cũng như tại sao anh tài công đã ném cho tôi cục nhớt
và nói tôi bôi ngay vào người nhanh lên? Nhờ đó, tôi đã thoát khỏi bàn tay hung
ác của hải tặc trong đường tơ, kẻ tóc. Vậy là thêm một phép lạ đã cứu sống tôi.
Mới có mấy ngày mà tôi đã suýt chết mấy lần. Liệu tôi còn sức và còn may mắn
thêm lần nào nữa để được bến bờ tự do hay không?
Mọi người
bắt đầu lao xao: “Tát nước ngay, tát nước ngay! Nước tràn vào ghe rồi!” Đàn
ông, thanh niên cố gắng dùng các vật dụng do chủ ghe đưa, cố ra sức tát nước
đang làm ghe bị khẳm vì những lỗ thủng trên sàn ghe do bọn cướp gây ra. Ôi! Vừa
không biết phương hướng, vừa chống chọi với đói khát, vừa lo hết nhiên liệu, vừa
lo nguy cơ chiếc ghe sẽ bị chìm vì nước biển đang tràn vào. Bây giờ, mọi người
thật sự thấy tử thần càng lúc, càng trở nên gần hơn. Sự khủng hoảng càng gia
tăng, nhưng vẫn cố hy vọng “còn nước, còn tát.” Chiếc ghe cứ lê lết đi tiếp.
Tôi vẫn tiếp tục niệm Phật cầu nguyện và thiếp đi trong sự hãi hùng chưa nguôi.
Tôi lập đi, lập lại trong đầu: “Con không thể chết được. Con là niềm hy vọng của
gia đình. Con phải sống để cứu vớt gia đình đang trông mong vào con.”
Chiếc
ghe tiếp tục di chuyển từ từ trong tuyệt vọng. Ánh nắng chiều dịu tắt dần, từ
xa bỗng rực rỡ ánh đèn sáng ngời như từ cái tháp khổng lồ trên mặt nước. Vài
người mừng rỡ, la lên: “Có giàn khoan dầu ở phía trước. Hãy cố gắng hướng về
phía đó. Hy vọng sẽ được vớt”. Tôi chợt bừng tỉnh, nhìn những ánh đèn màu rực rỡ
ở trên cao, ngày càng gần hơn, tôi tưởng như mình đang mơ khi được thấy cung điện
của Thủy Thần trong một truyện thần thoại. Nghe tiếng reo mừng của mọi người
trên ghe, tôi biết đây là sự thật! Không phải là ảo tưởng hay trong mơ. Tôi tưởng
chừng ngất lịm trong nỗi vui mừng tột độ, và muốn hét to lên: “Vậy là coi như
thoát chết, sẽ được giàn khoan cứu vớt, sẽ được đến bến bờ tự do như đã cầu khẩn.
Vậy là đã được Trời, Phật chứng giám, độ trì.”
Mọi nguời
như được uống thuốc hồi sinh. Đàn ông, thanh niên ra cố gắng ra sức tát nước
nhiều hơn, chiếc ghe dường như cũng đi nhanh hơn. Một lúc sau chiếc ghe đã đến
được gần chiếc tàu khổng lồ treo cờ Anh Quốc với hàng chữ to PANAMA. Dù vô cùng
vui mừng, nhưng tôi lại rơi vào tình trạng hôn mê vì đã kiệt sức từ lúc quá hãi
hùng khi vừa thoát bọn hải tặc sáng nay. Một lát sau, tôi mơ hồ thấy có người
cho nước uống, nên tỉnh dậy, thì ra đó là vài ba thủy thủ của tàu Panama đang
cho chúng tôi nước và một số thức ăn. Tôi nghe thoáng thoáng tiếng người nói
“Có một cựu trung úy Quân Đội VNCH đã lên gặp thuyền trưởng xin được cứu vớt,
nhưng ông ta từ chối. Và một cưụ trung tá hiện đang tiếp xúc với thuyền trưởng
cũng để tiếp tục cầu xin cứu vớt.” Nhưng vài phút sau, ông trung tá trở lại ghe
với nỗi buồn tuyệt vọng cho biết: “Thuyền trưởng không thể nào cứu được, vì họ
đang làm nhiệm vụ khai thác dầu hoả. Ông tặng ghe chúng ta một hải bàn và hướng
dẫn đi về hướng trại tị nạn. Ông nói, trên đường đi sẽ gặp tàu của Cao Ủy Liên
Hiệp Quốc và họ sẽ cứu chúng ta”. Ai ai cũng đều thất vọng, nhưng cũng mừng vì
đã có hải bàn và hy vọng sẽ có tàu đến cứu. Hiện giờ đã được cung cấp nước uống,
thức ăn, một số quần áo; không như trước đây trong hoàn cảnh đói khát, vô
phuơng hướng, vô tin tức và sống trong tuyệt vọng.
Tôi
đang hồi tỉnh một chút thì lại choáng váng khi nghe tin không may này. Bất ngờ,
có một thanh niên la to lên: “Trong chuyến đi này có một cô giáo dạy Anh Văn
tên Duyên. Vậy cô Duyên có trên ghe không? Nếu có, sao cô không chịu lên gặp
thuyền trưởng xin cứu giúp đi?” Tôi đoán thanh niên này là Khánh, em vợ của anh
Nguyễn Quốc Trụ. Khánh chưa hề gặp tôi, nhưng đã được anh Trụ dặn: “Hãy nhớ tìm
cô Duyên, cô giáo dạy tiếng Anh đi trong chuyến này”. Mọi người lao xao la to
theo: “Cô Duyên đâu? Cô Duyên đâu?” Tôi chưa kịp trả lời thì nghe tiếng xì xào:
“Chắc cô ta bị quăng xuống “ghe taxi” hay bị hải tặc bắt đi theo rồi chăng?”.
Tôi không còn đủ hơi sức để lên tiếng, chỉ đưa tay vẫy vẫy. Có người nói: “Ồ!
Cái bà tưởng đã chết hồi sáng nay”.
Hai
thanh niên còn khoẻ mạnh vội tiến về phía tôi, một người khiêng đầu, một người
khiêng chân để đưa tôi lên thang dây, sau đó họ đặt tôi nằm trên sàn tàu. Chỉ
vài phút sau, có một bác sĩ và vài thủy thủ vây chung quanh tôi. Họ cho tôi thở
Oxy, tiếp theo cho uống một loại nước hay thuốc gì đó. Vị bác Sĩ tiếp tục đo
huyết áp, nghe tim, phổi và theo dõi. Ông nói tôi cứ thở tự nhiên. Được hít thở
gió biển trong lành khoảng 15 phút, tôi thật sự tưởng mình đã được uống thuốc
tiên “cải tử hoàn sinh” trong các truyện cổ tích. Tôi có thể trả lời các câu hỏi
của bác sĩ bằng giọng nói rõ ràng, và xin được đứng dậy để được nói chuyện với
thuyền trưởng cũng đang đứng tại đó.
Lần đầu
tiên được đứng trên sàn tàu vững chắc, kiên cố, rộng mênh mông, mà trước đó chỉ
được ngồi chen chúc như cá hộp trên chiếc ghe mong manh; rồi đói khát, lo sợ
hãi hùng với bao biến cố cận kề cái chết. Nhìn những ánh đèn màu rực rỡ từ trên
cao của giàn khoang giữa những màu sắc lung linh của mặt trời như một viên hồng
ngọc trên mặt nước biển vào lúc hoàng hôn, khiến tôi tưởng mình đang ở Thiên
Đàng. Nếu may mắn được Thuyền Trưởng cứu, cho lên chiếc tàu Panama, thì đúng
như từ âm phủ được lên cõi Tiên.
Sau khi
nghe tôi trình bày “Chúng tôi là những người ra đi từ miền Nam Việt Nam, đã bất
chấp mạng sống, bất chấp hiểm nguy để đi tìm tự do bằng chiếc ghe bé bỏng, mong
manh và hiện đang bị vô nước vì hải tặc đâm thủng”. Vị thuyền trưởng lắc đầu, rồi
buồn bã nói: “Tôi rất tiếc không thể cứu quý vị được. Trước đó đã có hai người
đàn ông nói chuyện tôi về yêu cầu này. Tôi đã giải thích lý do tôi không thể cứu
được.
Thứ nhất:
Chúng tôi đang khai thác dầu hỏa tại nước Malaysia này, chúng tôi không có đầy
đủ phương tiện cứu nạn.
Thứ
hai: Số người trên ghe quý vị phải hơn 100 người, chúng tôi lại càng gặp rất
nhiều khó khăn để giúp đỡ. Tuy nhiên, xin quý vị đừng nên lo lắng. Hãy an tâm.
Tôi đã cung cấp hải bàn để định phương hướng trên biển. Tôi đã hướng dẫn kỹ lưỡng
đi về phía có trại tị nạn gần nhất, và tôi sẽ liên lạc với các tàu của Cao Ủy
Liên Hiệp Quốc đang di chuyển gần đây đến để cứu quý vị. Các thủy thủ chúng tôi
đã làm mọi cách để giúp quý vị rồi. Tôi nghĩ quý vị sẽ lên đường bình an”.
Đến
đây, tôi lại thấy đầu óc quay cuồng. Từ lúc đầu tiên lọt vào được chiếc ghe Cá
Lớn cho đến nay đã 5 ngày lênh đênh giữa đại dương trong tuyệt vọng. Nếu không
có những phép lạ xảy ra, làm sao tôi còn sống sót đến giờ phút này. Ôi! Tại sao
có thể như thế này? Phải cố gắng nài nỉ, van xin thuyền trưởng. Tôi cố gắng
trình bày với Thuyền Trưởng những biến cố hãi hùng, những nguy hiểm mà chúng
tôi đã trải qua mấy ngày hôm nay như: Không có người biết lái, nên chiếc ghe
trôi vô dịnh, một cô bé đã chết khát và phải bị ném xuống biển, 5 thiếu nữ đã bị
hải tặc bắt đem theo sáng nay. Trước khi rút lui bọn hải tặc đã làm thủng ghe,
hiện phải tát nước để có thể cầm cự, sống còn. May mắn đã gặp giàn khoang của
các ông. Bây giờ chờ được tàu của Cao Ủy LHQ đến cứu, có lẽ tất cả chúng tôi sẽ
làm mồi cho biển cả không bao lâu nữa.
Thuyền
trưởng lộ vẻ xúc động, nhưng lại trấn an tôi: “Bây giờ đã có phương hướng, và sẽ
có tàu của Cao Ủy LHQ đến cứu, quý vị đã có đủ lương thực và nước uống trong
vài ngày nữa, xin cứ an tâm”. Chỉ nghĩ khi tôi trở về chiếc ghe mong manh, chật
ních, ngột ngạt vì bao nhiêu mùi hôi hám cũng đủ chết. Trên ghe ai có đủ khả
năng biết xử dụng hải bàn để lái cho đúng hướng? “Sai một ly sẽ đi một dặm” giữa
đại dương thì cũng sẽ lạc hướng, tiếp tục trong vô định. Thêm vào đó tình trạng
chiếc ghe bị đục thủng thì làm sao cầm cự cho đến khi gặp được tàu của Cao Ủy
LHQ?
Đứng
trên sàn tàu kiên cố này, tôi thấy rõ rằng. Đây là đất sống. Chiếc ghe mong
manh kia là miền đất chết. Tất cả sẽ đi vào cõi chết nếu như không được lên tàu
Panama này. Giờ phút này gặp giàn khoang mà không được cứu, thì đúng là số tôi
phải chết dưới lòng biển rồi. Tôi lặng người khẩn cầu Trời, Phật: “Gia đình con
thật sự đã đến lúc tận cùng mạt vận, nên con đã thoát khỏi tay hải tặc, nhưng
phải chịu chết dưới lòng đại dương như đã khấn nguyện chăng? Tại sao Trời, Phật
đã ra tay cứu con thoát khỏi bao nguy hiểm từ lúc ban đầu, mà nay phải bắt con
chết tức tửi, giữa lúc tưởng rằng thật sự thoát mọi hiểm nguy? Tại sao? Tại
sao? Nguời cha già, cả một đời là công chức hiền lương cuối cùng phải lâm nạn;
các em thơ dại đã chịu đựng quá nhiều đau khổ trong bao nhiêu năm, nay sẽ càng
đau thương hơn?”
Con phải
sống. Con chỉ có ước nguyện giúp cha già, các em dại ra khỏi đường hầm, đen tối
của đau khổ, và con cầu xin được gặp lại một “thiên thần” đang tha thiết chờ đợi
con. Nhưng giờ phút này, tôi thấy thật sự hoàn toàn tuyệt vọng rồi, nên nước mắt
đầm đìa, ngước nhìn Thuyền Trưởng khẩn khoản trong nghẹn ngào. “Nếu ông cương
quyết từ chối, tôi xin thay mặt hơn 100 người xin kính chào Vĩnh Biệt. Vì tôi
tin chắc rằng giờ phút tôi rời khỏi nơi đây, trở về chiếc ghe bất hạnh, tất cả
chúng tôi sẽ chết dưới lòng biển. Chiếc ghe đã bị đục thủng và đang bị vô nước
trầm trọng thì làm sao chúng tôi có thể có cơ hội gặp được tàu của Cao Ủy LHQ cứu
như lời thuyền trưởng nói. Xin vĩnh biệt thuyền trưởng!”
Sau lời
chào vĩnh biệt đầy nước mắt trong nỗi tuyệt vọng của tôi, thuyền trưởng xúc động
thật sự. Ông hỏi tôi: “Có tất cả bao nhiêu trẻ con và phụ nữ trên ghe?” Tôi trả
lời “Tôi không biết”, nhưng có lẽ ít hơn đàn ông và thanh niên. Ông nói tiếp:
“Trong điều kiện của chúng tôi hiện tại, chúng tôi chỉ cố gắng cứu trẻ em, phụ
nữ. Đây là những người dễ dàng bị chết trong cơn nguy hiểm. Riêng các đàn ông,
thanh niên xin tiếp tục lên đường, sẽ được tàu của Cao Ủy LHQ hay các tàu khác
đi ngang qua gặp sẽ cứu”.
Ôi!
Thuyền trưởng đã đổi ý! Đã bằng lòng cứu trẻ con và phụ nữ. Vậy là tôi thật sự
thoát chết, và chắc chắn sẽ được đến bến bờ “Tự Do” như hằng ước nguyện. Ôi! Vô
vàn cảm tạ thuyền trưởng! Ôi! Phải chăng Thượng Đế, Trời, Phật, những người khuất
mặt đã làm thuyền trưởng đổi ý? Tôi quay qua nói với hai thanh niên khiêng tôi
lên đây, và vẫn đang đứng đó, nóng lòng chờ kết quả: “Thuyền trưởng chỉ có thể
cứu trẻ con, phụ nữ mà thôi!”. Hai anh thét to lên: “Thuyền Trưởng đã đồng ý cứu
trẻ con và phụ nữ”.
Sau đó
ông ra lệnh cho các thủy thủ xuống ghe, bồng bế các trẻ con, phụ giúp các phụ nữ
bước lên thang dây của tàu Panama. Tổng cộng đếm được tất cả là 50 người. Mọi
người khóc nức nở, đưa tay vẫy chào những người thân: Chồng, cha, chú, bác, cậu,
anh em… phải ở lại chiếc ghe không lành lặn, trải qua bao biến cố hiểm nguy,
đau buồn, biết đến bao giờ có cơ hội đoàn tụ hay sẽ vĩnh viễn chia lìa? Mặc dù
tôi không có bất cứ người thân nào trên chiếc ghe này, nhưng trước cảnh chia ly
não nề với những người đã chịu cùng chung số phận với mình từ ngày 23 tháng 09.
Nay cá nhân tôi sẽ được bình yên, đến được bến bờ Tự Do mà ai cũng mơ ước; còn
họ sẽ đi về đâu, khi tiếp tục lênh đênh trên biển cả, dù được cung cấp đầy dủ
phương tiện đi biển? Nhưng chiếc ghe đang bị vô nước và không ai có kinh nghiệm
đi biển thì làm sao đi đúng hướng và biết đến khi nào gặp được tàu của Cao Ủy
LHQ hay bất cứ tàu nào khác tiếp cứu. Theo tôi tất cả là vô vọng. Tôi vẫn cảm
thấy “Chiếc ghe ấy là cõi chết”, nên tôi rất đau lòng và suy nghĩ. Hay mình thử
cố gắng năn nỉ thuyền trưởng cứu họ. Ông đã can đảm không xin lệnh cấp trên để
tự quyết định cứu trẻ con, phụ nữ. Bây gìờ mình yêu sách thêm. Không biết ông sẽ
phản ứng ra sao? Mình có quá đáng và không biết sự quảng đại của ông không?
Nhìn thấy 50 người đứng chiếm một diện tích bé nhỏ khoảng vài phần trăm trên
con tàu khổng lồ, kiên cố chẳng đáng là bao. Dù lo sợ, tôi tiếp tục cố gắng nói
với ông: “Thưa thuyền trưởng, xin ông tha thứ cho tôi. Tôi rất đội ơn ông đã cứu
mạng tôi và những người khác. Nay xin ông hãy cứu tất cả mọi người còn lại. Với
chiếc ghe như vậy, tôi không tin họ sẽ có cơ hội gặp được tàu của Cao Ủy LHQ.
Chúng tôi không cần thức ăn, quần áo, chúng tôi chỉ cần một nơi an toàn có hy vọng
được sống. Chiếc tàu của ông là đất sống, chiếc ghe kia là cõi chết. Nếu ông nhận
thêm những người kia mà tôi nghĩ chỉ chiếm thêm diện tích không đáng là bao của
chiếc tàu khổng lồ này, và tất cả cùng chờ đợi gặp tàu của Cao Ủy LHQ đến giúp
đưa đi tới trại tị nạn“. Có lẽ thuyền trưởng đã xúc động giữa tiếng khóc nghẹn
ngào, những tiếng chào biệt ly, dù bằng tiếng Việt, một ngôn ngữ mà ông hoàn
toàn xa lạ và không hiểu:“ Ba ráng bảo trọng, tạm biệt anh; tạm biệt con, tạm
biệt cậu, chú vvv…” nên ông lặng yên, trầm ngâm suy nghĩ với ánh mắt đầy xúc động.
Sau một, hai phút, ông nhìn tôi nhè nhẹ gật đầu và ra dấu bằng lòng cứu tất cả
mọi người còn lại trên ghe. Nhiều tiếng hét to:“ Thuyền trưởng bằng lòng cứu tất
cả mọi người“. Ôi! Không còn gì may mắn và hạnh phúc hơn! Cảnh tượng đau lòng
như một đám tang tập thể trước đó, lập tức trở thành hân hoan, vui sướng với mọi
người. Thế là, từng người vội vã cuống quýt leo lên thang dây với sự giúp đỡ của
các thủy thủ để bước lên sàn tàu. Những khuôn mặt rạng rỡ lẫn ngỡ ngàng, dù nét
lo âu, khủng hoảng vẫn còn in trên nét mặt.
Khi
không còn ai lên nữa, vài thủy thủ hỏi to bằng tiếng Anh: “Còn ai ở dưới ghe
không?” Không có tiếng trả lời. Họ hỏi thêm vài lần nữa! và nói chúng tôi xem lại
có người nào bị kiệt sức, ngất xỉu chưa lên được chăng? Tất cả gia đình cùng
xem lại thân nhân của mình. Thật là một cử chỉ nhân từ và chu đáo! Sau đó các
thủy thủ dùng búa chặt đứt sợi dây thừng to dùng để cột chiếc ghe vào tàu
Panama trước đó, chiếc ghe tròng trành, lơ lửng trôi bềnh bồng, trên đó có chiếc
túi xách mà lúc hai người khiêng tôi lên tàu Panama tôi làm rớt lại. Biểu tượng
thần thoại, cánh chim đại bàng mà tôi thường mang theo trong những lần vượt
biên từ nay sẽ trôi theo giòng nước, không bao giờ cùng tôi đi tiếp bất cứ nơi
đâu!
Tất cả
mọi người được yêu cầu đứng xếp hàng để đếm số người. Tất cả 137 người gồm trẻ
em, phụ nữ, thanh niên và đàn ông. Vừa mới đếm xong thì vài phút sau bỗng nhiên
giông tố ầm ầm từ đâu kéo tới, kèm theo những đợt sóng khổng lồ đánh tràn vào cả
sàn tàu. Các thủy thủ vội vã dùng những sợi dây thừng thật to, cột mọi người lại
với nhau, và sau đó buộc chặt vào các cột tàu để không bị sóng đánh cuốn trôi
đi. Một sự kinh hoàng diễn ra trước mắt mọi người đang bị ướt đẫm.
Chiếc
ghe mà truớc đó chứa cả trăm người chỉ trong nháy mắt đã bị nhận chìm theo những
đợt sóng khổng lồ, rồi mất hút ngay dưới cơn mưa tầm tã đổ xuống như thác, sấm
chớp nổ vang khắp trời.
137 người
trong đó có tôi đã chết đi và sống lại trong sự nhiệm mầu của Thượng Đế, Trời,
Phật??? Nếu không may mắn gặp vị thuyền trưởng đầy lòng bác ái và nhân từ này
thì chúng tôi đã cùng theo chiếc ghe chìm sâu vào lòng đại dương lúc đó. Tôi đi
từ bàng hoàng này sang đến bàng hoàng khác. Chỉ trong năm ngày lênh đênh trên
biển, tôi đã chứng nghiệm được quá nhiều phép nhiệm mầu của Thượng Đế, Trời, Phật
đã cứu vớt tôi thoát khỏi Tử Thần, và kể từ giờ phút này đã cùng 136 người được
trở về từ cõi chết.
Thuyền
trưởng và các thủy thủ cảm thấy vui mừng đã cứu đuợc 137 người một cách bất ngờ.
Chỉ trong vòng vài phút đã có những tấm bạt khổng lồ được căng lên che chở cho
đoàn người chúng tôi đang bị ướt sũng, và lạnh run cầm cập bởi những luồng gió
mạnh như vũ bão quất thẳng vào người.
Sau đó
mọi người được các thủy thủ đưa vào các phòng cho ấm. Rồi họ phân phát những cục
xà bông thơm phức và một số quần áo, yêu cầu mọi người lần lượt, từng nhóm bốn,
năm người, chia ra nam theo nam, nữ theo nữ đi tắm, vì không có đủ phòng tắm
cho từng người tắm riêng. Lúc bấy giờ, tôi đã hoàn hồn, và không còn lạnh run nữa,
không khỏi bật cười khi nhìn thấy vài cô mặt mũi, mình mẫy vẫn còn dính đầy nhớt,
lem luốc trông thật gớm ghiếc (giống như tôi).
Sau khi
được tắm rửa sạch sẽ, ấm áp, mọi người được mời vào phòng ăn. Bao nhiêu thức ăn
được khui ra từ các hộp thịt, hộp súp đã được bày sẵn trên các bàn trong căn
phòng sáng rực những ánh đèn Néon. Chỉ mới sau mấy ngày đói khát, luôn luôn bị
khủng hoảng, lo sợ, và lúc nào cũng kề cận với Tử Thần, chúng tôi cảm thấy như
được thưởng thức một bửa yến tiệc linh đình, thịnh soạn do chiếc Đèn Thần của
Aladin biến hoá. Tôi nhờ vài thanh niên đi vòng quanh càc bàn nhắc nhở mọi người
dùng súp truớc, cố gắng ăn từ từ và ít thôi để bao tử không bị ảnh hưởng, có thể
gây nguy hiểm đến tính mạng khi chuyển từ tình trạng quá đói sang quá no.
Mọi người
lại được phân phát mền, dù không đủ cho mọi người, nhưng chúng tôi vui vẻ, chia
theo nhóm đắp chung cho càng ấm, và nằm tạm trên sàn tàu dưới những tấm bạt che
mưa vẫn đang còn rỉ rả. Riêng tôi thì may mắn được ngủ trong một phòng riêng
nho nhỏ, có lẽ của một thủy thủ nhường chỗ cho dùng tạm trong thời gian chờ đợi
này?
Cơn
giông bão đã ngưng gầm thét để cho mọi người được ngủ yên trong niềm vui sướng
và diễm phúc lớn lao nhất: Đã sống lại từ cõi chết và sẽ đến bến bờ Tự Do như ước
nguyện. Chưa bao giờ tôi có một giấc ngủ thật say trong tâm trạng bình an, và
tinh thần phơi phới như đêm hôm đó.
Chúng
tôi chỉ van xin thuyền trưởng cho chúng tôi một chỗ ngồi trên sàn tàu Panama
kiên cố, để được sống sót, và chờ đợi được tàu của Cao Ủy Tị Nan Liên Hiệp Quốc
đến cứu.
Chúng
tôi không dám mong được ăn uống, phân phát chăn mền, quần áo như thế này. Chắc
là đoàn người chúng tôi đã tiêu thụ hết thực phẩm, quần áo dự trữ của tất cả thủy
thủ đoàn? Có thể vì thế mà thuyền trưởng đã cương quyết từ chối lúc ban đầu. Ơn
cứu mạng này của thuyền trưởng chắc chắn không bao giờ có thể đền trả được.
Mọi người
sung sướng, yên tâm chờ đợi trên tàu Panama thêm một ngày và một đêm. Lần thứ
hai được nằm trên chiếc giường bé nhỏ có chăn nệm trắng phau giữa tiếng sóng biển
rì rào và thỉnh thoảng có tiếng ầm ầm của những cơn sóng từ xa vọng lại, không
khí mát dịu, trong lành mà chưa bao giờ tôi có trong đời đã đưa tôi chìm vào giấc
ngủ thật dễ dàng và êm ái.
Tiếng
gõ cửa của một thủy thủ đánh thức tôi dậy giữa lúc tôi còn đắm chìm trong giấc
ngủ êm đềm. Anh ta nói khi tôi vừa mở cửa “Tôi xin lỗi đã đánh thức cô. Cô đã
có một giấc ngủ ngon không? Thuyền trưởng muốn gặp cô”.
Tôi vội
theo anh ta bước lên cầu thang dẫn tới boong tàu trên cao. Dưới ánh bình minh
giữa đại dương, mặt trời thật rạng rỡ trên mặt nước bao la xanh biếc, cảnh sắc
còn đẹp hơn cả bức tranh thủy mạc. Vị thuyền trưởng cứu tinh của chúng tôi đang
đứng chờ và đưa tay ra bắt trong lúc tôi chào ông ta. Sau đó, với khuôn mặt thật
nghiêm trang quay về phía mặt trời đang tiếp tục lên cao trên mặt nước, vị thuyền
trưởng quỳ xuống, lâm râm vài lời và làm dấu lạy Thượng Đế theo kiểu Thiên Chúa
Giáo, tôi cũng vội vã quỳ xuống theo.
Rồi
thuyền trưởng đứng đậy, nói: “Cảm ơn Thượng Đế đã nhờ Cô cho tôi cơ hội cứu được
137 người. Đúng như lời cô, nếu tôi không thay đổi quyết định kịp thời, 137 người
đã thật sự bị chôn vùi dưới lòng đại dương lúc đó. Và suốt hai ngày nay, tôi
không liên lạc được với bất kỳ tàu nào của Cao Ủy, vì ảnh hưởng của cơn bão, điện
thoại cũng hoàn toàn bị tê liệt. Hôm nay, không thể chờ thêm nữa, chúng tôi phải
nhổ neo để đưa quý vị đến một trại tị nạn gần đây nhất”. Tôi rưng rưng nước mắt,
chỉ biết tận đáy lòng, vô cùng cảm ơn cứu mạng của thuyền trưởng. Tôi xin ông
cho tôi cơ hội được liên lạc với ông trong tương lai khi được định cư. Thuyền
trưởng về phòng, vài phút sau trở ra trao cho mảnh giấy có ghi tên, địa chỉ ở đất
liền bằng chữ viết tay:
Captain
Brian O’ Connell
17 Arundel Close
Bexley
Kent
England
U.K
17 Arundel Close
Bexley
Kent
England
U.K
Các thủy
thủ được lệnh nhổ neo tiếp tục lên đường, tàu từ từ xa giàn khoan đứng sừng sững
như toà lâu đài giữa đại dương vào buổi sáng ngày 30 tháng 09, năm 1984. Buổi
chiều cùng ngày thì đến đảo Pulau Bidong, một trại tị nạn dành cho các thuyền
nhân Việt Nam trên quốc gia Mã Lai Á.
Mọi người
coi như đã đạt ước nguyện nhờ ơn cứu mang của vị thuyền trưởng có tấm lòng bác
ái bao la, “Thuyền Trưởng O’Connell”. Lần lượt từng người chào từ biệt thuyền
trưởng và các Thủy Thủ với tất cả sự biết ơn không có lời nào có thể diễn tả được.
Tất cả thủy thủ đoàn và thuyền trưởng hân hoan chúc chúng tôi may mắn, sớm được
định cư ở một nước thứ ba.
Vì tàu
được cặp vào đất liền, chúng tôi không phài dùng thang dây để leo xuống như lúc
ở giữa biển. Mọi người ung dung bước ra khỏi tàu như bước ra khỏi phi cơ, có lối
đi thẳng lên chiếc cầu giữa mặt nước, rồi cao lên dần cho đến khi giáp với đất
liền. Sau này tôi được biết tên cây cầu là Jetty.
Thuyền
Trưởng O’Connell bắt tay từ biệt tôi lần cuối, sau khi giới thiệu tôi với các
Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đang đứng chờ đón đoàn người tị nạn được tàu
Panama bàn giao.
Một
trang sách mới đã được lật qua trong dòng đời của 137 thuyền nhân sống sót nhờ
một phép mầu vào ngày 28 tháng 09, năm 1984 vì đã may mắn gặp được vị thuyền
trưởng giàu lòng nhân ái. Và bắt đầu đoạn đời tị nạn từ đây với mã số do Văn
Phòng Cao Ủy Tị Nạn đặt tên theo thứ tự khi có đoàn người tới đảo: MB 224 Pulau
Bidong.
Vẫy tay
chào tàu Panama đang xa dần trên mặt nước mênh mông, tôi vẫn còn ngẩn ngơ như
đang mê ngủ. Đứng trên nền cát trắng, dưới những hàng dừa xanh cao vút dọc theo
bãi biển, tôi hướng về phía mặt trời rực rỡ đang dần dần đi xuống gần mặt nước
xanh trong vắt, thành tâm khấn nguyện lời cảm tạ Thượng Đế, Trời, Phật, những
hương linh đã cứu vớt tôi thoát khỏi Tử Thần đầy nhiệm mầu qua bao biến cố kinh
hoàng suốt mấy ngày qua.
Từ đây,
bắt đầu một khúc rẽ cuộc đời như một hành khất đi chân đất, với hai bàn tay
không; cái túi xách nhỏ có vài kỷ niệm và đôi dép đã bị rớt lại trên chiếc ghe
trong lúc được khiêng lên tàu Panama. Tôi đã không dám xin đôi giầy hoặc dép
trong thời gian chờ đợi, vì đã nói với thuyền trưởng: Chỉ xin một chỗ đứng trên
“vùng đất sống”.
Hành
trang tôi mang đến Pulau Bidong chỉ có một trái tim tràn ngập lòng biết ơn Thượng
Đế, Trời, Phật và những ân nhân đã cứu giúp tôi trên từng bước đường đời, sự
thương nhớ những người thân yêu còn lại đang vất vả nơi quê nhà, và đang ấp ủ
những ước mơ cho ngày mai tươi sáng. Bên cạnh đó là một linh hồn nặng trĩu với
những hình ảnh hãi hùng, tuyệt vọng trong cuộc hành trình đi tìm “Tự Do”, với
bao ký ức đau buồn của những năm tháng” đại bác đêm đêm vọng về thành phố” trên
quê hương. Một linh hồn quằn quại vì sự tan nát của gia đình khi chiến tranh chấm
dứt trong cảnh nước mất, nhà tan, đau thương, thống khổ chất chồng.
Thấm
thoát đã hơn ba mươi mốt năm trôi qua. Tôi đã bước qua bao nhiêu ngã rẽ cuộc đời
như chiếc thuyền trôi theo giòng nước. Có những lúc rẽ qua giòng suối nên thơ,
có đôi khi rẽ vào giòng sông êm ả và cũng có lúc di vào lòng biển khơi đang
trong cơn giông tố. Ở bất kỳ ngã rẽ nào, không có một khoảnh khắc nào trong đời,
tôi có thể quên được những phép lạ đã cứu vớt tôi trong chuyến đi nhiệm màu ấy.
Những lời
cuối cho dòng hồi ức về những phép lạ tôi đang kể lại, xin thay mặt 137 người
cùng thoát chết dưới lòng đại dương trong cơn giông bão vào buổi chiều ngày 28
tháng 09, năm 1984, và bây giờ không biết đang tản mạn ở các phương trời nào,
ai còn, ai mất, thành tâm gửi đến Thuyền Trưởng Brian O’ Connell (cũng không biết
ông đang phiêu du ở chân trời, góc bể nào), lòng biết ơn vô bờ bến và không bao
giờ đền trả được ơn cứu mạng ngày ấy.
Ước
nguyện tha thiết nhất của tôi trong những năm tháng cuối cuộc đời là được Ơn
Trên ban phép lạ cho tôi tìm được tin tức vị thuyền trưởng có tấm lòng bác ái
bao la đã cứu 137 người tưởng chừng như chắc chắn là chết được trở về đất sống.
Sự liên
lạc của tôi với thuyền trưởng đã bị cắt đứt sau bức thư gửi đến ông năm 1988 đã
bị trả về với hàng chữ: “Moved to unknown address”. Nhiều năm nay, các con tôi
đã cố truy tìm trên nhiều trang mạng từ Internet, nhưng tảt cả đều vô vọng.
Cũng
xin thay mặt 137 thuyền nhân, gửi đến tất cả thủy thủ đoàn của tàu Panama ngày ấy
sự biết ơn sâu xa trước sự giúp đỡ nhiệt tình đầy lòng bác ái của quý vị.
Từ đáy
lòng, xin gửi đến cô Minh, mẹ của Tuyết Nhiên, và anh tài công sự biết ơn vô bờ
đã giúp tôi thoát khỏi bọn hải tặc một cách nhiệm mầu, khi giao cháu bé và liệng
cục nhớt cho tôi kịp thời trong tích tắc.
Và cũng
tận đáy lòng, xin chân thành đặc biệt gửi đến ân nhân Nguyễn Vĩnh Tôn sự biết
ơn vô bờ đã giúp tôi bước lên chiếc thuyền định mạng ngày 23 tháng 09, năm
1984. Nguyễn Vĩnh TônT mãi mãi là một Thiên Thần của sự trong sáng và cao quý
trong hồn tôi.
Giờ
đây, tôi xin thắp một nén hương dâng lên hương linh của anh Nguyễn Quốc Trụ với
tất cả sự biết ơn chân thành nhất của một người hân hạnh và may mắn đã được anh
giúp trong chuyến vượt biên này.
Và cùng
hàng triệu Quân, Dân, Cán, Chính VNCH, xin tưởng nhớ, ghi ơn những anh hùng đã
hy sinh bảo vệ VNCH, trong đó có người anh hùng Mũ Đỏ Nguyễn Quốc Trụ, SVSQ/
Khoá 20 Võ Bị Đà Lạt, đại úy thuộc binh chủng Nhảy Dù, người đã tham dự trận
chiến khốc liệt nhất trong quân sử VNCH, trận Đồi 31, Lam Sơn 719, Hạ Lào 1971,
nơi anh hùng Mũ Đỏ Nguyễn Văn Đương đã nằm xuống, và đi vào huyền thoại qua nhạc
phẩm bất hủ “Anh Không Chết Đâu Anh” của Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh, còn anh Nguyễn
Quốc Trụ và nhiều sĩ quan, binh sĩ đã bị bắt làm tù binh trong những trại tù
nghiệt ngã ở Bắc Việt cho đến năm 1979.
Xin thắp
một nén hương dâng lên người Cô (Dì) yêu dấu Hồng Hoàng Lan, với tất cả sự biết
ơn của người cháu được Cô thay Mẹ, an ủi, đùm bọc trong giai đoạn gia đình tan
nát, đau thương sau biến cố lịch sử 30 tháng 04, năm 1975. Cô là người duy nhất
trong gia đình Mẹ tôi còn ở lại Hà Nội sau năm 1954 vì đã không thể bỏ lại những
cây đàn yêu quý để ra đi. Là một nhạc sĩ sử dụng đàn Violoncelle trong Dàn Nhạc
Giao Hưởng Hà Nội, cô đã kịp thời vào Sài Gòn để đưa tiễn Mẹ tôi về cõi vĩnh hằng
ngay sau 30-4-1975. Cô cũng là người đã khuyến khích, giúp tôi tìm đường vượt
biên, và bắt nhịp cầu cho tôi được bước vào chuyến đi hãi hùng nhưng mầu nhiệm
này.
Và xin
thắp một nén hương nguyện cầu cho hương linh em Tuyết Nhiên cùng tất cả những
thuyền nhân đã nằm xuống lòng đại dương trong những cuộc hành trình đi tìm Tự
Do đưọc an nghỉ nơi vùng trời miên viễn.
Nếu
không có những phép lạ nhiệm mầu cứu vớt, 137 người trong đó có tôi cũng đã
chung số phận âm thầm nằm trong lòng biển cả ngày 28 tháng 09, năm 1984. Và những
biến cố dồn dập xảy ra trong suốt cuộc hành trình không bao giờ thân nhân được
biết.
Cuối
cùng, xin chân thành gửi đến anh Trần Đình Phước, cựu trung úy Không Quân VNCH,
sự biết ơn sâu xa đã khuyến khích, nhiệt tình, bỏ ra nhiều thời gian và công sức
giúp tôi hoàn tất viết lại những dòng hồi ký đúng vào ngày Giáng Sinh 2015 về
chuyến đi nhiều phép lạ mầu nhiệm này.
Toronto,
Giáng Sinh 2015
Phạm T Duyên
Phạm T Duyên
No comments:
Post a Comment