BBC Tiếng Việt
07/01/2016
Thị
trường chứng khoán Trung Quốc lại bị đình chỉ hôm thứ Năm 7/1 sau khi giá cổ
phiếu xuống thấp hơn 7% lần thứ hai trong tuần này.
Cơ chế
“ngắt mạch” lần đầu tiên được sử dụng hôm thứ Hai 4/1 để kìm chế sụt giảm trong
thị trường biến động. Việc ngắt mạch xảy ra chỉ sau 30 phút đầu tiên của phiên
giao dịch ngày thứ Năm 7/1.
Nhà đầu
tư hoang mang khi Ngân hàng Trung ương tiếp tục làm suy yếu đồng Nhân dân tệ
tám ngày liên tiếp.
Chỉ số
CSI 300 gây kích hoạt đình chỉ giao dịch, đã giảm 7,2% xuống còn 3.284,74 điểm.
Chỉ số
này là tập hợp gồm nhiều cổ phiếu blue chip (loại cổ phiếu có thu nhập ổn định,
rủi ro thấp) từ Thượng Hải và Thâm Quyến. Đây cũng là chỉ số gây ra đợt tạm dừng
giao dịch trong 15 phút sau khi giảm đến 5%.
Chỉ số
Shanghai Composite cũng giảm 7,3% xuống còn 3.115,89. Trong khi đó, giá cổ phiếu
Shenzen Composite giảm 8,3% trước khi phiên giao dịch bị đình chỉ.
Những động
thái gần đây của Bắc Kinh làm suy yếu đồng Nhân dân tệ đã dấy lên nỗi lo sợ nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chậm lại hơn dự kiến và có thể khơi mào một
làn sóng phá giá tiền tệ cạnh tranh trong khu vực.
Benard
Aw, chiến lược gia từ công ty IG nói: "Việc
Trung Quốc thực sự có ý định làm đồng Nhân dân tệ yếu đi để hỗ trợ xuất khẩu
hay không vẫn còn là điều gây tranh cãi, vì những gì đang điều khiển thị trường
tài chính là cảm tính về về việc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ gây ảnh hưởng ra
sao đến các nền kinh tế khác."
Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc đã thiết lập tỷ giá tham chiếu cho đồng Nhân dân tệ
thấp hơn trong ngày thứ tám liên tiếp, đẩy giá của đồng Nhân dân tệ ở nước
ngoài xuống 6,5646 tệ/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2011.
Các dữ
liệu đáng thất vọng về sản xuất hôm thứ Hai đã dẫn đến đợt giảm giá chứng khoán
ở đại lục xuống 7%, khơi mào cho một đợt bán tháo toàn cầu.
Chỉ số
Hang Seng của Hong Kong cũng giảm 2,4% xuống 20.470,45 điểm trong phiên giao dịch
đầu ngày.
Lo
ngại nguồn cung dầu mỏ
Trong
khi đó, giá dầu thô Brent chạm mức thấp nhất trong lịch sử 11 năm vì lo ngại
cung vượt cầu.
Chỉ số
Nikkei 225 của Nhật giảm 1,2% xuống 17.972,61 điểm, trong khi chỉ số
S&P/ASX 200 của Úc mất 1,5% giảm còn 5.047,80 điểm vì cổ phiếu năng lượng
giảm giá trên thị trường.
Cổ phiếu
của công ty dầu khí Woodside Petroleum giảm hơn 3% vì giá dầu lao dốc sau khi dữ
liệu cho thấy lượng xăng dầu đáng kinh ngạc trong kho dự trữ của Hoa Kỳ, thêm
vào nỗi lo sợ thừa dầu mỏ ngày càng tăng cao.
Dữ liệu
của chính phủ cho thấy Úc lập kỷ lục 20 tháng liên tiếp thâm hụt thương mại .
Giá cả hàng hóa bị hạ thấp cũng làm sứt mẻ niềm tin.
Chỉ số
Kospi của Hàn Quốc giảm giá 0,8% xuống còn 1.910,80 điểm vì căng thẳng địa
chính trị tăng cao khi Bắc Triều Tiên thử bom khinh khí hôm thứ Tư 6/1.
Tại thị
trường Việt Nam, lúc 11 giờ 15 (giờ Việt Nam) chỉ số VN-Index giảm 0,81% xuống
còn 569,92 điểm. Có đến 165 mã giảm giá, chỉ có 40 mã tăng giá. Chỉ số
HNX-Index cũng giảm 0,9% xuống còn 77,98 điểm.
------------------------
Hùng Cường / Theo AFP
Thứ
5, 11:55, 07/01/2016
Đây
là lần thứ hai thị trường chứng khoán Trung Quốc sập sàn kể từ khi “cơ chế ngắt
mạch tự động” được nước này áp dụng.
Thị trường
chứng khoán Trung Quốc hôm nay (7/1) đã phải tạm đóng cửa sau chưa đầy 30 phút
bắt đầu phiên giao dịch vì giá cổ phiếu giảm hơn 7% - kích hoạt “cơ chế
ngắt mạch tự động”.
Tính tới
thời điểm 9h58’ (theo giờ địa phương) chỉ số Shanghai Composite đã giảm 7,32%
xuống còn 3.115,89 điểm. Trong khi đó, chỉ số Shenzhen Composite cũng giảm
8,35%, xuống còn 1.955,88 điểm.
“Cơ chế
ngắt mạch tự động” được đưa ra từ hôm 4/1 - nhằm ngăn chặn đà giảm của thị trường
chứng khoán đã được áp dụng lần thứ 2 chỉ trong tuần này.
Cơ chế
nói trên hoạt động dựa theo CSI 300, chỉ số đo lường giá cổ phiếu của 300 công
ty niêm yết lớn nhất trên 2 sàn Thượng Hải và Thâm Quyến. Nếu chỉ số này
giảm hơn 5%, giao dịch sẽ bị tạm ngừng trong 15 phút.
Trả lời
phỏng vấn của AFP, chuyên gia phân tích thị trường Chen Xingyu thuộc
công ty Phillip Securities cho rằng, “chính cơ chế ngắt mạch tự động là nguyên
nhân làm sập sàn chứng khoán vì nhà đầu tư hoang mang khi thấy nó được kích hoạt
hôm 4/1”.
“Cơ chế
này đã cắt đứt tính thanh khoản của thị trường và nhà đầu tư đang sợ rằng họ sẽ
không thể bán cổ phiếu. Áp lực bán ra trên thị trường ban đầu không hề nặng nề
như vậy”, chuyên gia Chen Xingyu nhận định.
Theo
đánh giá của giới phân tích, những động thái gần đây của Bắc Kinh nhằm giảm tỷ
giá đồng nhân dân tệ đã gây ra mối lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
này đang tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng và có thể dẫn tới một làn sóng các nước
trong khu vực đồng loạt giảm giá đồng nội tệ.
Trước
đó, trong ngày hôm qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ấn định tỷ giá tham
chiếu đồng nhân dân tệ là 6,5314 nhân dân tệ đổi 1 USD, mức giá thấp nhất kể từ
tháng 4/2011.
Các số
liệu đáng thất vọng về ngành chế tạo Trung Quốc được công bố hôm 4/1 khiến chỉ
số chứng khoán Shanghai Composite giảm 7%, đã gây ra tình trạng bán tháo cổ phiếu
toàn cầu./.
Hùng
Cường/VOV.VNTheo AFP
-----------------------------
BBC Tiếng Việt
7-1-2016
Giá
dầu tiếp tục biến động mạnh vào năm mới, với giá dầu thô Brent giảm xuống dưới
35 USD một thùng lần đầu tiên trong 11 năm.
Dầu thô
Brent giảm 4,2% xuống còn 34,88 USD một thùng, vượt qua ngưỡng thấp hồi tháng
12, và là mức thấp nhất kể từ 01/07/2004.
Giá dầu
thô Mỹ giảm 3,3% xuống 34,77 USD một thùng.
Việc giảm
giá mạnh xảy ra sau phiên lên giá ngắn ngủi hôm thứ Hai khi Ả rập Saudi cắt đứt
liên hệ ngoại giao với Iran.
Các nhà
phân tích nói lo ngại về mối quan hệ xấu đi giữa Ả rập Saudi và Iran, vốn ban đầu
đã dấy lên quan ngại về gián đoạn nguồn cung và có thể đẩy giá dầu lên, nay đã
bị hãm lại bởi sự bi quan do tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC khó nhất trí
được mức trần về sản lượng.
Thấp
mức nào?
Trong lịch
sử, OPEC từng cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá. Nhưng do Ả rập Saudi, thành
viên mạnh nhất của nhóm, dẫn dắt nên OPEC đã kiên quyết từ chối giảm sản lượng
lần này.
Gia tăng
căng thẳng về việc Ả rập Saudi xử tử giáo sĩ Shia Sheikh Nimr al-Nimr có nghĩa
là bất kỳ thỏa thuận nào nay trở nên khó có thể đạt được hơn hơn bao giờ hết.
"Với
quan hệ giữa ông trùm Opec là Ả rập Saudi và Iran ở mức thấp nhất trong lịch sử,
khả năng OPEC có thể cắt giảm sản lượng ngày càng khó xảy ra", Alia
Moubayed, nhà phân tích của Barclays, nói.
Kể từ
giữa năm 2014, giá dầu đã giảm 70% chủ yếu là do cung vượt cầu. Điều này phần lớn
do dầu đá phiến của Mỹ tràn ngập thị trường.
Đồng thời,
nhu cầu đã giảm đi nhiều do tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và châu Âu bị chậm
lại.
Xuất khẩu
dầu của Iran theo dự kiến sẽ tăng vào cuối năm nay khi lệnh trừng phạt của
phương Tây chống lại Tehran vì chương trình hạt nhân hết hiệu lực, kéo theo việc
tăng nguồn cung.
OPEC
đang hy vọng rằng việc từ chối cắt giảm sản lượng sẽ giúp các nhà sản xuất dầu
đá phiến Hoa Kỳ phá sản với niềm tin rằng họ sẽ trở thành nạn nhân bởi việc giá
dầu thấp trong khi thành viên OPEC có thể trụ được với giá hiện nay. Opec cũng
dự báo giá sẽ phục hồi ở mức 70 USD một thùng vào năm 2020.
Goldman
Sachs cảnh báo rằng giá dầu có thể xuống tới mức 20 USD một thùng, nhưng hầu hết
các nhà phân tích đang trông đợi giá ổn định trong nửa cuối của năm nay do nguồn
cung từ các nước ngoài OPEC bị chậm và nhu cầu dầu vẫn còn khá mạnh.
No comments:
Post a Comment