Saturday, August 7, 2010

YÊU NHẠC VÀNG : MÁU và NƯỚC MẮT

Yêu nhạc vàng: máu và nước mt

Nguồn: Facebook Nguyễn Tuấn Ngọc,

synovy, X-Cafe sưu tầm

http://www.x-cafevn.org/node/777

Với nhiều người Hà Nội, vụ án Phan Thắng Toán và đồng bọn bị xét xử về tội truyền bá văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa đế quốc, tuyên truyền phản cách mạng và chống lại các chính sách pháp luật của nhà nước, họ vẫn chưa quên được người đàn ông Nguyễn Văn Lộc năm xưa trong vụ án này bây giờ là chủ quán Lộc Vàng tại ven đường Hồ Tây.

.
Anh Lộc tại quán Lộc vàng, nhớ lại một thời khổ đau của mình.

http://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/hs092.snc4/35961_421716094935_786074935_4523946_1976275_n.jpg

.

Hồi đó anh Lộc và những người bạn vì quá mê nhạc tiền chiến nên đã thành lập nhóm nhạc để tụ tập hát nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Đặng Thế Phong...và các nhạc sỹ Miền Nam như Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng...

Ngày 27/3/1968, nhóm nhạc anh bị bắt và tạm giam ở Hỏa lò 3 năm. Vào các ngày 6,7,8 tháng 1 năm 1971 Tòa án nhân dân Hà Nội mở phiên toàn xét xử gồm 7 thành viên. Tòa tuyên án Toán "xổm" 15 năm tù, Nguyễn Văn Đắc 12 năm tù, anh Lộc 10 năm tù... Sau khi hiệp định Paris được ký kết, anh Lộc được giảm án xuống còn 8 năm tù. Năm 1976 anh ra tù.

Anh thương nhất là anh Toán "xổm" ra tù, mất hết tất cả, không nơi nương tựa, sống nhờ cậy bàn bè và sau đó anh nằm chết ở vệ đường vào năm 1994.

.
Anh Lộc châm thuốc cho anh Toán "xổm" trước khi anh Toán mất. Ảnh Nguyễn Đình Toán

http://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/hs255.snc4/40094_421715849935_786074935_4523945_6403759_n.jpg

.

Ra tù anh Lộc đi làm phụ hồ, nhưng tình yêu nhạc vàng, nhạc tiền chiến không hề nguội lạnh. Anh quyết định mở quán Lộc Vàng để hát dòng nhạc một thời được coi là "phản động", nhưng anh coi đó là những tác phẩm quý hơn vàng. Bây giờ quán luôn đông khách và hằng đêm 3, 5, 7 dòng nhạc này vẫn cất vang với dòng hát đã đi qua âm nhạc Việt nam với biết bao khổ đau.

.

Máu và nước mắt

.
Báo Hà Nội ngày 12/1/1971 đưa tin Phan Thắng Toán và đồng bọn bị xét xử về tội: truyền bá văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa đế quốc, tuyên truyền phản cách mạng và chống lại các chính sách pháp luật của nhà nước

http://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/hs231.snc4/38907_421716969935_786074935_4523968_3186685_n.jpg

.

Khi nhắc đến người vợ mình, anh Lộc đã khóc, người vợ đã mất vào năm 2002 và để lại cho anh 2 đứa con tiếp tục theo nghiệp âm nhạc. Người vợ đã yêu anh trước khi anh bị bắt và chờ đợi anh trong 8 năm ngồi tù để cưới anh. Anh Lộc nói anh phải đi vào Quy Nhơn để làm thuê kiếm tiền về cưới vợ. anh nói không bao giờ anh gặp lại được một người phụ nữ như thế: hy sinh cả cuộc đời cho một người đàn ông như anh. Anh coi vợ anh là "người hùng".

Vợ anh luôn thích anh hát: Niệm khúc cuối của Ngô Thụy Miên, và bây giờ anh không thể hát được bài hát đó nữa vì khi anh cất lên thì anh lại vỡ ào khóc nức nở.

Tôi chưa nghe người nào hát nhạc phẩm: Gửi người em gái của Đoàn Chuẩn- Từ linh hay bằng anh. Một giọng hát quá trữ tình và sâu lắng. Anh đã hát đúng bản gốc của tác phẩm này, vì anh cho biết nhạc phẩm đang được thu âm và hát lại bây giờ đã bị thay lời quá nhiều, nhất cả khi các ca sỹ hải ngoại hát.

Hàng ngày, người đàn ông này vẫn hát lại những ca khúc cũ của một dòng nhạc đã đi qua bầu trời văn nghệ Việt Nam với biết bao trầm luận. Nó cũng giống như số phận của anh Lộc khi trót mang kiếp cầm ca.

Tôi tự hỏi trong đám văn nghệ tào lao và khoe mẽ trên mạng truyền thông hôm nay, có mấy ai có được phẩm giá và đam mê âm nhạc như anh Lộc.

.

.

ĐÀI BBC phỏng vấn Ông NGUYỄN VĂN LỘC

Đi tù giữa thời chiến vì âm nhạc

BBC

Cập nhật: 10:11 GMT - chủ nhật, 8 tháng 8, 2010

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2010/08/100806_viet_yellow_music.shtml

Nhạc trữ tình tiền chiến đã được phổ biến trở lại ở trong nước nhiều năm nay. Nhưng đã có thời vì những bản nhạc lãng mạn ấy mà có người đã bị bắt giam, phải ngồi tù.

Ông Nguyễn Văn Lộc đã bị án tù 10 năm vì 'tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy phản động' năm 1971.

Nay ông mở quán cà phê Lộc Vàng dành riêng cho những bản nhạc mà ông nói 'quý giá như vàng' ấy.

.

.

.

No comments: