Tuanddk
Đăng ngày: 17:19 17-08-2010
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=3388
Bộ trưởng Cao Đức Phát, mặt dầu dĩ xòe ngửa đôi lòng bàn tay: "Gần như chúng ta đang sử dụng tay không. Chúng ta chỉ biết có hô hào, chỉ có một ít thuốc sát trùng với vôi bột!”. Tất cả các loại vaccin hiện có đang miễn nhiễm hoàn toàn với virus tai xanh. Sự thật này đã được nói tới quá nhiều lần. Nhưng đến khi Bộ trưởng Bộ NN Cao Đức Phát thừa nhận thì câu chuyện vaccin vô hiệu còn mang một hàm ý khác: Bộ Nông nghiệp đã hoàn toàn bất lực trước việc ngăn chặn dịch tai xanh.
Tại hạ xem Bộ trưởng diễn trên Tivi quả thực không nhịn được cười. Ông biểu cảm quá giỏi. Chất giọng thì dàu dàu. Khuôn mặt thì nhàu nhĩ với đôi khóe miệng trễ xuống như sắp khóc. Và rồi Bộ trưởng còn sịt mũi nữa kìa. (Cái này quả còn gây xúc động hơn nhiều so với hình ảnh của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nửa quỳ, vốc nước xả của Vedan lên mũi... ngửi). Thiếu mỗi cái mũ cối với đôi ống quần sắn móng lợn thì ông sẽ y chang như người tiền nhiệm, ngài Bộ trưởng Lê Huy Ngọ- chúc ngài hạ cánh an toàn được bình an, mỗi độ "khóc đồng bào bão lụt".
Nhưng nước mắt, hoặc cái mà nông dân là lầm tưởng nước mắt của các quan chức không làm virus tai xanh xúc động. 21 tỉnh đã có dịch tai xanh với 121 ngàn con lợn nhiễm dịch, phá kỷ lục 20 tỉnh của đợt đại dịch- đại hại năm 2008. Các ổ dịch nối nhau bùng phát. Lợn ở miền bắc, lây sang heo ở miền Nam, rồi virus từ miền Nam, quay lại miền Trung và lan ra miền Bắc. Tại Tiền Giang, tỉnh chịu hậu quả nặng nề nhất, dịch tai xanh lây nhiễm tới con lợn thứ 49.000. Có vẻ như đàn lợn của Tiền Giang sẽ bị những con virus nông dân không thể nhìn thấy bằng mắt thường quét sạch khi mỗi ngày lại có thêm 1.000 con heo nhiễm bệnh. "Tình trạng Hải Dương" với xác lợn chết nổi lều bều khắp các nguồn nước; Mùi hôi thối và ruồi nhặng nồng nặc; Nông dân bán chạy lợn; Các "bảy đáp" đêm đêm hì hụi đào xác chết bán cho lũ người chết biến thực phẩm; Và, vì mất điện, virus tai xanh không hề được tẩy rửa, bu bám hàng ngày cuộc sống của người dân. "Tình trạng Hải Dương" giờ đã phổ biến khắp nông thôn 3 miền, lây lan còn nhanh hơn dịch bệnh.
Cũng khắp 3 miền dịch đã ở vào tình trạng "Vô phương cứu chữa". "Bó chiếu toàn thân". Đến khi nào mới có thể dập dịch, Thưa bộ trưởng Phát? Có lẽ chỉ khi không còn bất cứ cá thể lây- nhận virus.
Than vãn rằng chúng ta chỉ biết có hô hào, nhưng ngay sau đó, Bộ trưởng Phát cũng chẳng còn cách nào hơn ngoài "biện pháp" tiếp tục hô khẩu hiệu. Hô hào các địa phương kiên quyết đập lợn ốm. "Cương quyết với tinh thần cao nhất". “Không nên thụ đồng ngồi đợi dịch đến mới căng sức ra chống”- Bộ trưởng hô khẩu hiệu. Ngoài việc hô khẩu hiệu thì các biện pháp "Đẩy mạnh tuyên truyền", "Kiểm soát giết mổ", "Ngăn chặn vận chuyển"...cũng được nhắc tới. Đây có thể nói là biện pháp áp dụng cho bất cứ loại dịch bệnh nào, (có lẽ chỉ trừ biện pháp "kiểm soát giết mổ" không thể áp dụng cho bệnh dịch trên người). Đây là biện pháp đã từng được áp dụng từ khi virus tai xanh xâm nhập Việt Nam tháng 3-2007 và thực tế suốt 4 năm qua cho thấy hô hào, đấu tranh, kiên quyết dù với tinh thần cao cỡ nào cũng chẳng động được tới lông chân con virus. Đây cũng rõ ràng chỉ là phương thức để dịch không lây quá nhanh, không trực tiếp giết chết những con heo cuối cùng, và gián tiếp đẩy nông dân xuống nghèo đói, chứ không phải là biện pháp để dập dịch.
Cục trưởng Cục Thú y Hoàng Văn Năm ngày hôm đó cũng chống sào: “Đến con người quan trọng như vậy mà chúng ta cũng chưa sản xuất ra vaccine phòng chống bệnh HIV nữa là heo…”. Nói thế đúng quá còn gì. Bao nhiêu đồng bào đã, đang và sẽ chết chỉ vì không có tiền đi viện, mà viện phí cũng vẫn tăng, thì con heo, dù là tài sản của gia đình nông dân vẫn chỉ là..con vật
Nhưng cuối cùng thì nông dân 21 tỉnh, (chắc chắn đây chưa phải con số cuối cùng) sẽ dập dịch bằng cái gì? các biện pháp chỉ chỏ ngón tay và hô hào quyết tâm?
Ngẫm ra, với việc chỉ có mỗi huyện đảo Trường Sa là virus không thể bởi tới thì quả thực thứ virus nguy hiểm nhất, cần chữa và tiêu diệt một cách cấp bách nhất, chính là sự bất lực của quan chức Bộ Nông nghiệp.
.
.
.
No comments:
Post a Comment