Việt Nam giữa cuộc xung đột Mỹ-Hoa
Ngô Nhân Dụng
Thursday, August 26, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=117872&z=7
Trong nước Mỹ có hai phái, một bên là những người tin rằng không thể nào xẩy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc; bên kia nghĩ ngược lại.
.
Tiêu biểu cho phe thứ nhất là Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng Thống Carter. Năm 2005, trong một cuộc tranh luận về vấn đề này, Brzezinski chủ trì rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc không thể nào xẩy ra. Lý do chính là khả năng quân sự của Trung Quốc còn rất yếu: 40 năm sau khi chế được bom nguyên tử, Trung Quốc mới chỉ có 24 hỏa tiễn đạn đạo để phóng đi, so với hơn ngàn hỏa tiễn của Mỹ, chưa kể các phi đạn phóng đi từ tầu ngầm có khả năng phóng vài ngàn bom, và vài ngàn bom khác sẵn sàng được B52, B-1, B-2 đem đi ném. Vũ khí nguyên tử chính là một yếu tố khiến các cường quốc không đánh nhau, vì chiến tranh sẽ khiến hai bên đều bị hủy diệt. Cũng như trong thời chiến tranh lạnh Nga với Mỹ không thể đánh nhau được.
.
Nhưng lý luận chính của ông Brzezinski là Trung Quốc không thể gây chiến vì chẳng có lợi gì nếu chiến tranh xẩy ra. Chiến tranh bùng nổ, dù chỉ trong phạm vi giới hạn, thì tất cả dòng tiếp liệu cho kinh tế Trung Quốc sẽ bị cắt. Bốn phần năm nhu cầu năng lượng của nước Tầu tùy thuộc con đường thủy đi qua eo biển Malacca nằm giữa
.
Người đối đáp với ông Brzezinski là Giáo Sư John Mearsheimer thuộc Ðại Học Chicago, tiêu biểu cho khuynh hướng thứ hai, nghĩ là chiến tranh Mỹ Hoa có thể xẩy ra. Mearsheimer nhấn mạnh kinh nghiệm lịch sử, các quốc gia có thể gây chiến hoàn toàn vì lý do chính trị, trái ngược với quyền lợi kinh tế của họ. Năm 1913, Anh Quốc là thị trường lớn nhất cho hàng xuất cảng của Ðức. Ngoại thương chiếm vai trò quan trọng trong kinh tế các nước này, chiếm 52% tổng sản lượng nội địa của Anh, 38% của Ðức và 54% của Pháp; ngoại thương giữa ba nước này đã tăng 65% trong 10 năm. Nhưng sau vụ ám sát Archduke Franz Ferdinand, súng đã nổ và kéo dài 4 năm.
.
Lý luận chính của Mearsheimer là: Các cường quốc đều tìm cách trở thành bá chủ. Nếu không có khả năng bá chủ thế giới thì nước nào cũng muốn làm bá chủ một vùng, biến thành “sân sau” hay “ao nhà” của họ. Tình tự dân tộc là động cơ chính trị mạnh nhất khiến cho các chính phủ khi gây chiến, dù họ theo chế độ dân chủ hay độc tài. Mearsheimer cho rằng trong vòng 25 năm nữa, Trung Quốc sẽ phải chiếm lại Ðài Loan. Mà muốn đạt mục tiêu đó thì trước hết họ phải làm chủ cả miền Tây Thái Bình Dương.
.
Trong thế kỷ 19, Tổng Thống Monroe nước Mỹ đã dùng lý luận tương tự để đẩy các cường quốc Âu Châu ra khỏi Châu Mỹ La Tinh. Thời 1930 Nhật Bản đã lý luận giống như vậy khi muốn đuổi các thế lực Âu Mỹ ra khỏi Châu Á và Trung Hoa, để Nhật làm bá chủ. Khi các người lãnh đạo Trung Quốc thấy họ cần động viên lòng ái quốc của dân chúng để tránh những vụ phản đối vì kinh tế đi xuống và bất công xã hội thì họ sẽ đưa ra “chủ thuyết Monroe” của chính họ. Do đó, Trung Quốc nhất thiết sẽ tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi “ao nhà” của họ ở vùng Á Ðông. Ðiều này không có nghĩa là họ muốn gây một cuộc Ðại Chiến Thứ Ba. Nhưng muốn làm chủ cái “ao nhà” của họ, họ sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến cục bộ. Trong lúc đó, Mỹ cũng như Nhật Bản, Nam Hàn và các nước Ðông Nam Á như Việt Nam sẽ không thể chấp nhận cho Trung Quốc thực hiện ý định này. Cho nên, chiến tranh không tránh khỏi.
.
Zbigniew Brzezinski đã bác bỏ ý kiến trên. Ông hỏi nếu nước Mỹ rời bỏ vùng Á Ðông, hoặc bị đẩy ra khỏi vùng này, thì Nhật Bản có ngồi yên hay không? Nước Nhật sẽ tái vũ trang trước khi sự kiện đó xẩy ra. Nhật Bản dư sức chế tạo bom nguyên tử và hỏa tiễn phóng bom. Brzezinski chỉ nói đến nước Nhật, nhưng chúng ta biết còn các quốc gia khác nữa. Nam Hàn cũng dư sức chế bom hạt nhân, Ðài Loan cũng vậy. Các quốc gia này đang bị cả Trung Quốc lẫn Mỹ “hợp tác ngầm với nhau” ngăn cản họ không được làm bom nguyên tử. Các nước này chấp nhận vì họ đang được cái dù nguyên tử của Mỹ bảo vệ. Nhưng nếu đứng trước nguy cơ Trung Quốc đẩy Mỹ và cái dù của Mỹ ra khỏi vùng Á Ðông, chắc chắn các nước trên sẽ phải lo tự vệ. Họ sẽ hành động ngay trước khi mối lo đó thành sự thật, ít nhất hàng chục năm trước.
.
Các người lãnh đạo ở Bắc Kinh có muốn gây ra một cuộc chạy đua vũ trang tại các nước hàng xóm của họ hay không? Họ có muốn một nước Nhật Bản sôi sục lên vì dân chúng lo bị Mỹ bỏ rơi cho Trung Cộng thao túng hay không? Nhật báo Yomiuri Shimbun ở Tokyo mới nhắc mọi người biết rằng 90% năng lượng dùng trong nước Nhật và hơn 60% thực phẩm dân Nhật ăn hàng ngày tùy thuộc vào đường biển. Không thể để một nước nào làm chủ con đường thủy lộ vào nước Nhật. Nhật có đủ lý do chính đáng để tăng cường hải quân, giữ gìn mạch sống của dân mình. Muốn bảo vệ lực lượng hải quân đó, không lực cần được phát triển, số hỏa tiễn phải nhiều hơn, vân vân. Khi còn nước Mỹ “bảo hộ” về quốc phòng thì Nhật còn phải giữ nguyên bản hiến pháp “hòa bình,” không được phép tổ chức quân lực mà chỉ có lực lượng tự vệ thôi. Nhưng khi thấy “quốc gia lâm nguy” thì dân Nhật sẽ thay đổi hiến pháp! Vì mối lo xa đó, năm ngoái chính phủ Nhật Bản đã đề nghị những buổi họp về hợp tác chiến lược với Ấn Ðộ; và mới họp với Việt Nam trong Tháng Bẩy vừa qua, cùng lúc đó chính phủ Mỹ cũng bầy tỏ thái độ cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh về an ninh vùng Biển Ðông.
.
Giáo Sư John J. Mearsheimer cũng đồng ý là Trung Quốc sẽ không tìm cách chiếm lại Ðài Loan trong mươi năm tới. Nhưng ông nghĩ rằng trong 25 năm thì tình thế sẽ thay đổi hoàn toàn. Trung Quốc sẽ tìm cách trở thành cường quốc ở Tây Thái Bình Dương trong khi Mỹ còn lo bảo vệ vị thế của mình ở châu Mỹ, vì khi đó các nước Brazil, Mexico, Argentina đều lớn mạnh hơn, trực tiếp cạnh tranh với Mỹ.
.
Sau khi nghe các lý luận của hai chiến lược gia nước Mỹ, chúng ta cũng không thể kết luận là cuối cùng có thể xẩy ra chiến tranh Mỹ-Hoa hay không, và nếu có thì bao giờ xẩy ra. Nhưng dù họ có đánh nhau hay không thì quyền lợi của nước Việt
.
Ðiều quan trọng nhất là Việt
Cơ hội đó đã mất khi Pháp chiếm Việt
.
Trong thế giới này, mỗi quốc gia vẫn tìm cách lấn chân quốc gia khác, đó không phải là chuyện lạ. Một nước nhỏ như nước ta phải nhìn thấy trước các vụ xung đột quốc tế và lợi dụng để bảo vệ quyền lợi của nước mình. Trước năm 2008 chính phủ Mỹ vẫn chính thức coi Trung Quốc là “đối tác cạnh tranh và hợp tác.” Chính phủ Bush đã nghiêng về phía hợp tác vì quá chú ý đến Trung Ðông và muốn lôi kéo Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Nhưng chính quyền Obama đã thay đổi; bắt đầu nhấn mạnh đến việc cạnh tranh hơn là hợp tác, sau khi Bắc Kinh đã thay đổi chính sách, trở nên hung hăng hơn trước. Khi Trung Quốc thấy Mỹ lúng túng trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, lại thấy hệ thống tài chính Mỹ bị khủng hoảng, thì họ trở thành quá tự tin, đã nhân cơ hội mà lấn bước. Họ vẫn dè dặt lấn tới trong khu “ao nhà” của họ mà thôi, không dám có hành động khiêu khích ngoài vùng Á Ðông.
Hành động lấn tới của Bắc Kinh biểu hiện rõ nhất từ năm nay. Trước đây, Trung Quốc vẫn gọi Tây Tạng và Ðài Loan thuộc vào “quyền lợi cốt lõi” (hạch tâm quyền lợi) của họ. Ðầu năm nay, họ mở rộng thêm, gọi vùng Nam Hải (vùng lưỡi bò gồm Biển Ðông của nước ta và giữa các nước Ðông Nam Á) cũng là vùng quyền lợi cốt lõi. Chúng ta biết người Trung Hoa coi Tây Tạng và Ðài Loan là quyền lợi sinh tử, họ có thể huy động toàn dân quyết tâm bảo vệ hai vùng đó, đó là đất đai của nước Trung Hoa. Nay, chính phủ Bắc Kinh chính thức xếp hàng Biển Ðông của nước ta vào loại này. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh sẽ nuôi dưỡng và khích động tình tự dân chúng đối với các hòn đảo trong vùng này; không khác gì họ vẫn làm đối với Ðài Loan và Tây Tạng.
.
Cùng lúc đó, chính phủ Bắc Kinh cũng tấn công các nước Á và Phi Châu bằng tiền, nhất là các nước chính quyền tham nhũng dễ mua chuộc. Bắc Kinh dùng guồng máy “tư bản nhà nước” để xâm lăng kinh tế các nước này, tranh mua các tài nguyên. Trong khi đó các nước tư bản Tây phương vẫn tôn trọng cơ chế thị trường và hay đặt ra các điều kiện về tự do, nhân quyền khi giao thương. Trung Quốc đã bành trướng thế lực mà không cần gây chiến. Tướng Ma Xiaotian (Mã Hiểu Thiên), phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã nói đến một chiến lược “không đánh mà thắng ở Á Châu.” Bắc Kinh cũng cho phép giới truyền thông trong nước động viên tình tự dân tộc, đưa ra những tín hiệu gây hấn. Trong một bài báo của Ðại Tá Không Quân Ðới Từ, ông đã buộc tội Mỹ đang thực hiện “chiến dịch bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm” “bóp cổ Trung Quốc nhẹ nhàng.” Ông nêu lên dữ kiện là các công ty Mỹ đang điều khiển 21 ngành công nghiệp trong tổng số 28 ngành ở Trung Quốc. Một đại tá khác là Lưu Minh Phúc thuộc Ðại Học Quốc Phòng Quốc Gia, trong cuốn sách của ông về “Giấc mơ Trung Quốc,” phát hành vào Tháng Ba năm 2010, đã yêu cầu Trung Quốc “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21.” Ðó chỉ là những luận điệu tuyên truyền quốc nội, nhưng có thể chuẩn bị cho các hành động gây hấn sau này.
.
Các hành động gây hấn mới của Bắc Kinh đối với vùng Ðông Nam Á đã gây nên một bước ngoặt quan trọng trong chính sách của Mỹ. Trước đây, Trung Quốc đã từng tranh chấp biên giới với Ấn Ðộ nhưng chưa bao giờ họ coi vùng giới tuyến đó là quyền lợi cốt lõi. Hiện nay, họ đang phát triển giao thương với các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan and Uzbekistan qua Tổ chức Thượng Hải, mở lại “Con đường Tơ Lụa” xưa, nay được thay bằng Con đường Dầu Khí. Nhưng họ cũng chưa hề gọi vùng biên thùy đó là quyền lợi cốt lõi. Cho nên, nước Mỹ phải nhìn thấy ngay một mối đe dọa mới ở Á Châu, đối với quyền lợi của Mỹ và đồng minh. Những phản ứng của chính phủ Mỹ từ giữa năm 2010 đến nay cho thấy họ bắt đầu phản công lại. Bởi vì không biết lúc nào Bắc Kinh bắt đầu coi những vùng biển ngoài xa, xa hơn Nhật Bản và Phi Luật Tân cũng là “quyền lợi cốt lõi?”
.
Ðứng trước một cuộc đối đầu không thể tránh được giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt
.
Nhưng vì trong quá khứ chính quyền Việt Nam đã quá thân thiết với Bắc Kinh, cho nên muốn lập được quân bình thì bây giờ là lúc phải đặt thêm các mối quan hệ với Mỹ chặt chẽ hơn. Nước Việt
.
Một điểm tương đồng trong chính sách ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay là chủ trương “đa phương hóa” nếu không phải là quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Ðông. Chính phủ Mỹ đã chính thức đưa ra chủ trương này. Ðối với chính phủ Bắc Kinh thì họ chỉ muốn “chia để trị” các nước Ðông Nam Á bằng những cuộc thương thuyết song phương, họ mạnh mẽ gạt bỏ chủ trương đa phương hóa.
Chính quyền Việt
.
Vào giữa thế kỷ 20 các cựu thuộc địa ở Á Châu mới giành được độc lập đều đứng trước hai lựa chọn chiến lược. Thứ nhất là phát triển đất nước theo mô thức kinh tế nào. Thứ hai là liên kết với những cường quốc nào trong một thế giới đầy tranh chấp. Ðảng Cộng Sản Việt
.
Muốn xóa bỏ những lỗi lầm quá khứ, bây giờ là lúc phải làm lại từ đầu. Chính sách ngoại giao của nước ta không thể đặt trên nền tảng “huynh đệ” hay “đồng chí” mà phải hoàn toàn đặt trên quyền lợi quốc gia. Giống như trong việc thương mại, một quốc gia không thể coi nước nào khác là đồng chí hay là anh em. Mọi giao dịch chỉ lấy quyền lợi quốc gia làm tiêu chuẩn.
.
.
.
No comments:
Post a Comment