Wednesday, August 25, 2010

TỬ TÙ TRẦN NAM PHƯƠNG KHÓC MẸ

Tử Tù Trần Nam Phương Khóc Mẹ

Thu Trâm

25/08/2010

http://www.doithoaionline.org/baimoitrongthang/2010/0810/baimoi0810_412.html

Nhân mùa Vu Lan báo hiếu 15 tháng 07 âm lịch, chúng tôi: Nguyễn Thu Trâm, LS Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Tấn Tài (con trai nguời tù bất khuất Truơng Văn Suơng) đưa tử tù Trần Nam Phương và vợ ông đi khám bệnh. Trong khi chờ đợi lấy kết quả, chúng tôi vào quán cơm văn phòng ăn.

Tại nơi đây bà Phương đăm chiêu rơi lệ và đọc cho chúng tôi nghe bài thơ “Khóc Mẹ” do chồng bà sáng tác năm 1987 sau khi nghe tin nguời mẹ kính yêu của ông vừa qua đời. Lúc đó, ông đang ở tại trại tù A20 Xuân Phước tỉnh Phú Yên còn có tên gọi khác là trại tù tử thần!!! Vào những năm đó ông bị tù chung với Thuợng Tọa Thích Thiện Minh, kỹ sư Truơng Minh Nguyệt, nguời tù bất khuất Truơng Văn Suơng, ông Phạm Trần Anh hội truởng HAHTNCT tại Hoa Kỳ, và nhiều nguời khác…

Với giọng trầm buồn, tử tù Trần Nam Phương nói: “Bài thơ này xin kính tặng cho tất cả người mẹ VN kính yêu; Đặc biệt dành cho những bà mẹ có con hy sinh, từ quá khứ đến hiện tại và tiếp diễn ở tuơng lai, cho VN Tự Do Dân Chủ:

.

Khóc Mẹ

Thư về mẹ, con viết chưa ráo mực.

Nhận hung tin mẹ vĩnh biệt cỏi đời.

Giữa trần gian thân con trẻ chơi vơi.

Trong khám lạnh như đất trời nghiêng đổ.

Mẹ đã qua suốt một đời gian khổ.

Khóc cho chồng và dạy dỗ chúng con.

Nuốt lệ vào tim khô héo mỏi mòn.

Mẹ cam chịu với phong sương dày dạn.

Nguồn sữa mẹ nuôi chúng con khô cạn.

Từ lòng nôi mẹ không tính tháng ngày.

Cho chúng con được khôn lớn hôm nay.

Công ơn mẹ tựa dày như trời biển.

Khóc cho mẹ qua bao cơn chinh chiến.

Nỗi nhớ chồng nỗi lưu luyến con thơ.

Thương mẹ tháng năm tựa cửa trông chờ.

Mòn mỏi đợi từng giờ gan ruột thắt.

Buồn thế sự hay nhớ tình non nước.

Hay xót xa cảnh ô trược đoạ đày.

Hay là vì mệnh số đã an bài.

Mà mẹ vội băng mây rời ci thế.

Nào cháu, nào con, nào dâu, nào rể.

Quẩn quanh đây bên giường mẹ tiếc thương.

Chòm xóm bấy nhiêu mồ mả tông đường.

Gia tộc đó bạn bè còn ra đó.

Sao vội thế!!! Mẹ tìm đuờng tách ng.

Cởi hạc ra đi giữa mưa gió chiều đông.

Con trẻ bơ vơ thân cá chậu chim lòng.

Ngày mai đến còn đâu mong gặp mẹ.

Giữa khám lạnh con nghe hồn như ai xé.

Khóc mẹ hiền lòng con trẻ nát tan.

Chưa kịp về lạy mẹ chít khăn tang.

Mẹ tha thứ con dặm ngàn thiên lý.

Phận làm trai phải trung cang nghĩa khí.

Lấy gian nan mà rèn chí hùng anh.

Lời mẹ ru con suốt cả năm canh.

Vẫn còn đó ngàn năm con tạc dạ.

Trời vào đông quê hương thay đổi lá.

Đợi xuân sang nắng toả ánh mai hồng.

Nắng chan hòa rạng rỡ khắp non sông.

Con của mẹ trở về thăm viếng mộ.

Mẹ nằm xuống giấc ngàn thu yên ngủ.

Cầu xin cho mẹ duyên phước đủ đầy.

Giải thoát nghiệp căn miền cực lạc vui say.

Vô thuờng trụ chín tầng mây thanh thản.

Lạy chư Phật phóng hào quang trong sáng.

Tiếp độ mẫu thân vừa mãn cuộc đời.

Siêu thoát hồn linh về ci tuyệt vời.

An niệm mãi bên cung trời tịnh độ.

(Tử Tù Trần Nam Phương viết tại trại từ A20 Xuân Phước, tỉnh Phú Yên 06/ 1987)

Ông Trần Nam Phương bị CSVN bắt tháng 04 năm 1974 vì tội danh gián điệp. Ra tù tháng 06 năm 1976 trong giấy ra tù của ty công an tỉnh Bà Rịa Long Khánh ghi là trả tự do nhân đạo vì lúc ấy ông bị tê liệt. Về chữa bệnh tại Sài Gòn 02 tháng, trong thời gian chữa bệnh ông đã tham gia tổ chức Dân Quân Phục Quốc do ông Trần Cao Hùng làm đại diện. Năm 1978 ông cùng với ông Kiều Đình Thanh VN Quốc Dân Đảng xây dựng tổ chức mặt trận Nhân Dân Liên Minh Phục Quốc tại tỉnh Quảng Nam.

Ngày 23 tháng 12 năm 1983, tổ chức của ông bị CSVN bắt tám người. Ông và ông Kiều Đình Thanh bị kết án tử hình vì tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Mười lăm phút sau khi ông Kiều Đình Thanh bị xử bắn, ông được toà án tỉnh Quảng Nam đọc quyết định giảm án xuống còn “khổ sai chung thân”. Những nguơì còn lại như: ông Hoàng Xuân Chinh 16 năm, Nguyễn Đắc Văn 13 năm (sau khi mãn hạn tù về thì đã chết), Trịnh Văn Liêm 13 năm, Huỳnh Tấn Thiên 10 năm, Nguyễn Tấn Hy 10 năm, Kiều Đình Quý (con trai ông Kiều Đình Thanh) 03 năm.

Suốt 20 năm trong ngục tù Cộng Sản, ông đã sống một cuộc sống tận cùng của sự đau thuơng. Tháng 09 năm 2003 ông đuợc tạm rời khỏi nhà tù nhỏ với tấm thân tàn tạ!!! Tuởng chừng như không thể sống nổi vì thân thể gầy cồm đầy bệnh tật và gia cảnh bần hàn đói khổ. Vợ ông, năm ông đi tù bà mới 29 tuổi xuân, mòn mỏi chờ đợi vì chồng bà là:

Một chàng dũng sĩ vào đời gió sương

Sống cho người khắp bốn phương

Nàng còn ấp ủ bến thương bên lòng

Dù cho ai có chờ mong

Cũng còn phải ráng cho xong nghiệp đời

(trích “Phạm Lãi-Tây Thi”, do nhà thơDương Thanh Phong viết từ 8/1975 đến 6/1976 tại trại tù Trảng Lớn, Tây Ninh và Suối Máu, Biên Hòa, gồm 3418 câu thơ lục bát)

Là một người phụ nữ chung thủy, bà đã âm thầm chịu đựng đi thăm nuôi chồng và gánh vác giang san nhà chồng:

Mẹ cha phụng dưỡng đôi nơi

Cháo rau báo đáp ơn người thay anh

(Tình Người Hỏa Ngục- Dương Thanh Phong viết tại trại tù Suối Máu, Biên Hòa 1978)

Người con thứ 02 của ông không vuợt qua cơn bạo bệnh nên lìa đời khi vừa tròn 22 tháng sau khi ông bị bắt 04 tháng.

Sáu năm trôi qua từ khi ông trở về với gia đình nhưng chưa một lần đi khám chữa bệnh vì gia cảnh túng thiếu. Sau khi liên lạc đuợc các thân hữu như TT Thích Thiện Minh và nguời tù bất khuất Truơng Văn Suơng (hai nguời bạn tù của ông còn sót lại tại trại giam tử thần Xuân Phước), ông được sự huớng dẫn của cựu tù LS Nguyễn Bắc Truyển nên đến với Hội Ái Hữu để đuợc điều trị bệnh.

Không bút mực nào tả cho hết nổi vui mừng của họ, một ông thầy tu và ba ông bạn tù, bốn người cộng lại trên 100 năm trong ngục tối. Các ông: Nguyễn Anh Hảo, Truơng Văn Sương, và Trần Nam Phương có một sự mất mát giống nhau là cả ba đều bị mất một đứa con yêu quý của mình. Sáng mai đây, ông Phương phải nhập viện phẩu thuật vì chứng sa bẹn bìu còn những căn bệnh khác thì chưa có kết quả. Theo lời bác sĩ bệnh viện sau khi phẩu thuật mới chữa tiếp những bệnh khác.

Tại quận Hai, Thu Trâm gặp nguời đàn ông ngoài 60 tuổi thân thể gầy còm bệnh hoạn nhưng kiên cường sắt son với lý tưởng quốc gia dân tộc được hun đúc đến tận cùng của giới hạn thân xác con người bằng những nhục hình qua các nhà tù nhỏ. Dù bị chế độ đầy đọa nhưng ông không oán hận mà chỉ ưu tư cho hiện tình đất nước nhất là hiểm họa Trung Cộng đang đe dọa đến nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của tổ quốc VN.

Ôi kỳ diệu thay! Chúng ta đều nhận thấy những người con hiếu hạnh càng bị đọa đầy lại càng kính yêu mẹ hiền nói riêng và Mẹ Việt Nam nói chung vô vàn và da diết. Khi xưa hơn 2500 năm trước trong dịp Đức Bồ Tát Mục Kiều Liên báo hiếu mẹ, Đức Phật đã dạy rằng: “Hiếu hạnh là Bồ Tát hạnh, Hiếu tâm là Phật tâm”. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Thu Trâm viết đôi dòng về tấm lòng của ông Phương đối với Mẹ Hiền nói riêng và Mẹ Việt Nam nói chung đồng thời quảng bá đến quý độc giả bài thơ “ Nhớ Mẹ” nhằm kính tưởng nhớ đến hương hồn người mẹ muôn vàn kính yêu hay là Mẹ Việt Nam nói chung:

.

Nhớ Mẹ

Chập chờn hình bóng ở trong tôi

Chưa trọn tình thương đã biến rồi!!!

Nét mặt trang nghiêm trong quá khứ

Tràn đầy từ ý mẹ tôi rồi

Mẹ ơi! Con mẹ quặn đau lòng

Nhớ mẹ bao nhiêu mẹ biết không?!

Càng lớn càng khôn càng nhớ mẹ

Càng già càng tưởng mắt mờ trông?!

(Tình Người Hỏa Ngục-Dương Thanh Phong viết

tại trại tù Trảng Lớn, Tây Ninh mùa Thu 1976)

Bình Dương, ngày 25/08/2010

Phone number: 0983715138

.

.

.

No comments: