(08/08/2010)
VIRGINIA: Liên Hội Sinh Viên Bắc Mỹ (Union of North American Vietnamese Student Association, tắt là uNAVSA) đã tạo được kỷ lục chưa từng có của hội trong việc gây quỹ để tài trợ cho dự án 500 Lịch Sử Phỏng Vấn của Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (The Vietnamese American Heritage Foundation, viết tát là VAHF) để tài trợ cho chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn (500 Oral Histories Project) với mục đích xây dựng lại chương sử về người Mỹ gốc Việt bằng cách phỏng vấn 500 nhân vật trong cộng đồng người Việt để ghi lại những dữ kiện lịch sử và kinh nghiệm của họ trong thời gian chiến tranh, hành trình tìm tự do và những khó khăn của những ngày đầu của cuộc sống mới.
Trong một buổi lễ ngắn song thân mật trong Đại Hội uNAVSA kỳ thứ 7 vào ngày thứ Bẩy 31 tháng 7 vừa qua tại khách sạn Hyatt Regency, Crystal City thuộc tiểu bang Virginia, một ngân phiếu tượng trưng với con số 46,963.50 Mỹ kim đã được trao cho đai diện của hội VAHF trước một cử toạ đông đảo gồm các bạn trẻ đến từ khắp nơi tại Hoa Kỳ và Canada và một số quan khách cuả hội VAHF tại điạ phương và từ một số tiểu bang như Texas, Oregon. Sau đó, nhờ Brian Võ, Chủ tịch Hội uNAVSA, vận động với công ty Macquarie Group Foundation nơi anh đang làm việc “match” thêm 12,566 Mỹ kim, nâng tổng số quỹ lên tới 59,529 Mỹ kim như kể trên.
Số tiền này là kết quả của hơn nửa năm gây quỹ do các hội sinh viên thành viên của Liên Hội trong chương trình Bảo Trợ Dư Án Nhân Đạo (Collective Philanthropy Project, tắt là CPP) thực hiện, dưới danh nghĩa “Chương Lịch Sử Của Chúng Ta - Lịch sử người Mỹ gốc Việt do cha anh kể lại, giới trẻ bảo tồn” (Chapters of Us – Vietnamese American History: Told by the Old, Preserved by the Young). Dự án 500 Lịch Sử Phỏng Vấn của VAHF đã được khoảng 350 tham dự viên uNAVSA tuyển chọn trong số ba dự án vào chung kết tại kỳ đại hội kỳ thứ 6 vào mùa hè năm ngoái tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Theo cô Lisa Nguyễn, giám đốc của CPP, chương trình gây quỹ bắt đầu vào đầu năm trước Tết Nguyên Đán. Các sinh viên của 119 trường đại học trên toàn nước Mỹ và Canada sau khi bỏ phiếu chọn chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn tại đại hội uNAVSA kỳ 6 ở Atlanta đã trở về địa phương của mình để tổ chức các cuộc gây quỹ qua những sinh hoạt như trình diễn văn hóa và thời trang, đấu giá, bán phở, bán bánh, thi nhẩy xuống nước lạnh vào mùa đông, rửa xe, cắt cỏ vv., và quyên góp qua hệ thống Internet.
“Như vậy tổng số quỹ gây được đã vượt chỉ tiêu đặt ra tới 20,000 Mỹ kim!” Lisa Nguyễn cho biết. “Thông thường các sinh viên gây quỹ vào khoảng 75 phần trăm, đóng góp tư nhân chiếm khoảng 25 phần trăm còn lại. Chúng tôi mang ơn lớn đối với cuộc vận động của Brian Võ đã đưa đến sự đóng góp của công ty của anh.”
Dự án 500 Lịch Sử Phỏng Vấn của Hội VAHF (http://vietnameseamerican.org) nhằm thu thập 500 chuyện đời của người Mỹ gốc Việt, từ thời thơ ấu đến khi định cư tại Hoa Kỳ và Canada, để đưa vào văn khố nhằm cung ứng cho nhu cầu học hỏi và nghiên cứu về nguồn gốc và đời sống của người Việt định cư tại Bắc Mỹ.
“Dự án này rất quan trọng vì ba lý do,” Lisa Nguyễn cho biết. “Trước hết, nó tập họp các sinh viên lại để làm việc cho một mục tiêu quan trọng. Thứ hai, nó giúp các sinh viên tạo một đối thoại với các bậc cha mẹ. Và cuối cùng nó giúp chúng ta lưu giữ và bảo tồn lịch sử của ngưới Mỹ gốc Việt.”
“Thật vui mừng và hãnh diện vì các bạn trẻ đã nhìn thấy sự cần thiết của một chương lịch sử đúng đắn, trung thực về người Mỹ Gốc Việt,” Bà Triều Giang Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF có trụ sở chính đặt tại Austin, Texas, trong dịp này đã phát biểu trong buổi lễ trao ngân phiếu. “Chúng tôi mang ơn và hãnh diện về những người bạn trẻ đầy nhiêt huyết của Liên Hội sinh viên Việt
Vẫn theo lời Bà Triều Giang Nancy Bùi, phim tài liệu “Viet’s Story” hiện do Eric và Kris Pham thuộc công ty Phame Factory thực hiện dưới sự cố vấn và hỗ trợ của hội VAHF. Phame Factory (http://www.phamefactory.com) là hãng phim của đôi vợ chồng trẻ người Mỹ gốc Việt Eric và Kris. Eric đã tị nạn với gia đình vào năm 1975 và đến đảo
Được biết toàn bộ chương trình kể cả phim tài liệu ước tính tốn kém khoảng trên 200 ngàn Mỹ kim. Khởi sự từ năm 2008, chương trình 500 Lịch sử Phỏng vấn hình thành cùng lúc với sự ra đời của lớp Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt tại Trung tâm Á châu học của trường Đại học Texas tại Austin. Cũng theo Triều Giang, số tiền các sinh viên Liên Hội gây quỹ được sẽ giúp cho hội thu ngắn thời gian dự tính hoàn tất dự án lại còn khoảng hai năm thay vì 10 năm . Do đấy bà hy vọng sẽ hoàn tất các cuộc phỏng vấn, chuyển băng (transcript), dịch thuật và cuốn phim tài liệu liên hệ vào cuối năm 2012. Hiện hội đã hoàn tất, với sự tiếp tay của các tình nguyện viên gồm nhiều sính viên, các nhân vật và tổ chức trong cộng đồng, và các cơ sở truyền thông, khoảng 200 phỏng vấn. Triều Giang cho biết khoảng 20 thành viên của uNAVSA cũng đã tình nguyện thực hiện một số phỏng vấn, kể cả phỏng vấn các bậc cha mẹ, người thân của họ.
Chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn là bộ sưu tập thứ ba mà hội VAHF thực hiện kể từ khi thành lập vào năm 2004. Bộ sưu tập đầu tiên do hội VAHF hướng dẫn phái đoàn sang đảo Guam để nhận từ thống đốc, trưòng Đại học Guam và một số căn cứ quân sự tại đảo
Hội VAHF là tổ chức bất vụ lợi thứ năm đã được CPP của uNAVSA chọn để gây quỹ giúp kể từ khi thành lập CPP. Năm 2006 anh chị em trong Liên Hội đã góp được 32,000 Mỹ kim giúp tố chức VietACT (http://www.vietact.org/) , một tổ chức chống nạn buôn người. Năm 2007, tổ chức Catalyst Foundation, một tổ chức giúp các trẻ mồ côi và bị bỏ rơi ở Việt Nam, nhận được 48,556 Mỹ kim của CPP. Năm 2008, tổ chức VOICE (http://www.vietnamvoice.org/) nhận được 51,536 Mỹ kim để lo thủ tục pháp lý giúp định cư 2,500 người Việt vô quốc gia (stateless) ở Phi Luật Tân đi định cư. Và năm ngoái, 2009, tố chức VietHope (http://www.viethope.org/) nhận được 44,177 Mỹ kim để giúp các học sinh ở Việt
Và sau khi trao ngân phiếu quyên góp được năm nay cho Hội VAHF, các hội viên uNAVSA đã họp lại bầu chọn tổ chức Blue Dragon Children's Foundation (http://www.bdcf.org/), một tổ chức vô vi lợi nhằm giúp các trẻ em vô gia cư và người tàn tật tại Việt Nam, để gây quỹ giúp trong năm 2011. (TD, 08/2010)
.
.
.
No comments:
Post a Comment