Sunday, August 15, 2010

QUẢN LÝ GAME ONLINE KHÔNG THỂ BẰNG BIỆN PHÁP TRÁI PHÁP LUẬT

Quản lý Game online: Không thể bằng biện pháp trái pháp luật

bee.net.vn

15/08/2010 12:44:17

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/bee.net.vn/Quan-ly-Game-online-Khong-the-bang-bien-phap-trai-phap-luat/4710788.epi

Đó là ý kiến của luật sư Trần Vũ Hải, Công ty Luật Hà Nội về công văn số 2455/BTTTT-PTTH&TTĐT của Bộ TT&TT về tăng cường quản lý đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến vừa ra ngày 2/8/2010.

Nhiều điểm trái pháp luật
Theo luật sư Trần Vũ Hải, trong công văn mới này có nhiều điểm quy định trái với một số luật quy định trước đó. Cụ thể, việc yêu cầu tạm dừng quảng cáo Game online là trái Pháp lệnh quảng cáo. Chưa có quy định nào của pháp luật quy định cấm quảng cáo Game online, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này có quyền quảng cáo (hoặc không quảng cáo) những sản phẩm dịch vụ của họ được phép lưu hành. Biện pháp này cũng không công bằng với những doanh nghiệp có sản phẩm mới được phép lưu hành, so với những doanh nghiệp có những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường.

.

Việc yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cắt đường truyền Internet từ 23h đến 6h dáng là trái với Bộ luật dân sự và Luật Thương mại. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet đều cam kết cung cấp dịch vụ 24/24 giờ, nếu các đại lý Internet không vi phạm hợp đồng và vi phạm pháp luật dẫn đến cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu cắt cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cắt đường truyền Internet là vi phạm hợp đồng và có thể xử phạt hành chính theo nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính Phủ.
.
Thực tế, sau giờ đóng cửa và trước giờ mở cửa, đại lý Internet vẫn cần sử dụng Internet cho các công việc chuẩn bị kinh doanh, phục vụ khách hàng và nhu cầu của chính gia đình mình. Khi bị cắt Internet họ vẫn phải đóng đủ tiền như trước. Mặt khác, không có gì đảm bảo việc cắt Internet như trên sẽ làm giảm các tụ điểm truy cập Internet trong đêm vì những đại lý này có thể lách bằng cách sử dụng một thuê bao Internet khác hoặc phát sinh những điểm truy cập Internet lậu về đêm không kiểm soát nổi.
.
Ngoài ra, trong công văn của Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp rà soát các hoạt động của mình, bảo đảm thực hiện đúng các điều kiện được quy định tại Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLB-BVHTT-BCA ngày 1/6/2006. Tuy nhiên, đây thực chất là văn bản xác định dịch vụ liên quan đến Game online thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại điều 7 Luật Doanh nghiệp.

Song, trong luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”. Như vậy, thông tư trên đã trái với Luật doanh nghiệp ngay từ khi ban hành.
.
Đánh nhầm đối tượng!

Bên cạnh đó, theo luật sư Trần Vũ Hải, trong hệ thống những cơ sở kinh doanh liên quan trực tiếp đến Game online, gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Game online và các đại lý Internet, nhóm các đại lý Internet là nhóm yếu thế nhất, thu lãi ít nhất, nhưng lại là đối tượng bị Bộ TT&TT truy trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến Game online. Như vậy là chưa thực sự đánh đúng đối tượng.
Việc tạm dừng thẩm định phê duyệt các nội dung, kịch bản trò chơi mới thực chất là biện pháp hạn chế kinh doanh hoặc cấm kinh doanh có thời hạn, là biện pháp trái luật Doanh nghiệp.
Biện pháp này vô hình đã làm lợi cho những doanh nghiệp đang có dịch vụ Game online trên thị trường, đóng cửa thị trường đối với những doanh nghiệp có ý định đầu tư vào ngành nghề này, tạo một môi trường kinh doanh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
.

Như Mai (thực hiện)

.

.

.

Hà Nội siết chặt café internet
DCVOnline – Tin AFP

15-08-2010

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7686

Hà Nội – Nhà cầm quyền ở thủ đô Hà Nội hiện đang siết chặt sự hoạt động của các quán café internet, họ cho rằng đây là phương cách để giải quyết việc ghiền trò chơi điện tử trên mạng và cũng như tránh những nội dung không thích hợp.

Những tiệm internet café nằm gần trường học trong khoảng cách 200 mét phải đóng cửa trong tháng này, một trang mạng chính thức của thành phố Hà Nội cho hay hôm thứ Sáu ngày 13 tháng Tám.
Thêm vào đó, những “nghiệm pháp kỹ thuật” sẽ được thi hành nhằm ngưng sự hoạt động trên mạng ở các café internet từ 11 giờ khuya cho đến 6 giờ sáng.
Hà Nội có hằng trăm quán café internet nằm gần các trường học, trưởng ban thông tin của thành phố Hà Nội, ông Phạm Quốc Bân nói.
“Những tiệm café internet này làm học sinh mãi mê chơi game, bỏ hết cả học hành, gây nên những hậu quả không ngờ,” theo ông Bân.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng, cùng lúc với tỉ lệ sử dụng internet ngày càng tăng ở Việt Nam là “những thách đố” đi kèm thwo chẳng hạn như nội dung bạo hành và khiêu dâm, đặc biệt là những cơ sở thương mại có internet công cộng.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây được đăng tải trên báo chí Việt Nam, ông Bân nói sẽ “có những nhu liệu đặc biệt” giúp nhà nước bắt buộc các tiệm internet thi hành chính sách kiểm soát mạng mới của nhà nước.
“Nhu liệu này sẽ theo dõi sự hoạt động của người sử dụng và chủ tiệm internet để biết họ có theo luật hay không,” theo ông Bân.
Nếu vi phạm, các tiệm internet café có thể bị phạt, ông nói thêm.

Hôm tháng Sáu, hãng internet lớn Google cho hay họ gặp trở ngại với luật lệ mới của nhà nước Việt Nam; theo Google, những luật lệ mới này cho phép nhà cầm quyền ngăn chận không cho người sử dụng internet vào được một số websites nào đó, cùng lúc theo dõi sự hoạt động của người sử dụng internet.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Nguyễn Phương Nga nói rằng nhà nước đang cố gắng bảo vệ “sự sử dụng lành mạnh và an toàn” ở những nơi có internet công cộng ở Hà Nội.
Bà cũng nói là mối quan tâm về tự do ngôn luận là không có căn cứ.

Việt Nam là một trong những nước có sự tăng trưởng về mặt sử dụng internet vào loại hàng đầu thế giới, hiện có khoảng 24 triệu người dùng, tương đương với 28 phần trăm nhân số, theo bà Nga.
Những người theo dõi thời cuộc nói rằng nhà nước cộng sản Việt Nam đã chấp nhận và tiến hành một thái độ cứng rắn hơn đối với những trang mạng mang tính chính trị nhạy cảm được một số nhỏ người truy cập.
Cùng lúc, mối quan tâm chung ở Việt Nam ngày càng gia tăng dành cho sự tác động xã hội của internet mang lại, bao gồm việc ghiền chơi game trên mạng của thanh thiếu niên.

© DCVOnline

Nguồn: (1) Hanoi clamps down on Internet cafes. AFP, 14 August 2010

.

.

.

No comments: