Ngô Bảo Châu sẽ nhận Huân chương Hồ Chí Minh hay không?
Vương Thế Lan
25.08.2010
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=11206
.
Ngày 20/8/2010, báo Vietnamnet đăng bản tin “Đề nghị tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Ngô Bảo Châu”:
Ngày 19/8, ngay sau khi biết tin Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã gửi công văn và hồ sơ sang Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho GS Ngô Bảo Châu.
.
Huân chương Hồ Chí Minh là gì?
Mời độc giả vào xem Bách khoa toàn thư mở thì rõ. Đây không phải là loại huân chương của một tổ chức khoa học có uy tín, mà chỉ là loại huân chương do Đảng CSVN đẻ ra theo Sắc lệnh 58-SL ngày 6 tháng 6 năm 1947 của Hồ Chí Minh. Trong 6 tiêu chuẩn của Huân chương Hồ Chí Minh, có đến 4 tiêu chuẩn cao nhất là dành riêng cho những người có công với Đảng:
1. Người tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Phó ban Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Trung tướng Lực lượng vũ trang nhân dân;
2. Người tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Trưởng ban Đảng ở Trung ương, Xứ ủy viên, Khu ủy viên, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Thượng tướng Lực lượng vũ trang nhân dân;
3. Người có quá trình tham gia liên tục trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc chức vụ tương đương 1 nhiệm kỳ, Đại tướng Lực lượng vũ trang nhân dân;
4. Người có quá trình công tác liên tục từ kháng chiến chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) và thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các trọng trách:
1. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt
2. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc các chức vụ tương đương liên tục 2 nhiệm kỳ, Đại tướng Lực lượng vũ trang nhân dân 10 năm trở lên.
5. Người có công lao to lớn, có công trình, tác phẩm đặc biệt xuất sắc có tác động sâu rộng thúc đẩy sự phát triển một trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao… được nhà nước thừa nhận, tôn vinh;
6. Người nước ngoài có công lao to lớn đối với dân tộc Việt
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã gửi công văn và hồ sơ sang Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Giáo sư Ngô Bảo Châu. Đảng sẽ chấp nhận đề nghị này hay không thì ta hãy chờ xem.
Có thể Đảng sẽ không chấp nhận đề nghị này vì sợ rằng Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ từ chối. Cũng có thể Đảng sẽ liên lạc và thuyết phục Giáo sư Ngô Bảo Châu trước khi trao huân chương này để bảo đảm mọi việc suôn sẻ. Nếu Giáo sư Ngô Bảo Châu không muốn nhận Huân chương Hồ Chí Minh thì Đảng sẽ im luôn, làm như Đảng không chấp nhận đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT!
.
Nhưng nếu cuối cùng việc trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ diễn ra, thì ta phải hiểu rằng thực chất đây chỉ là việc giành lấy thành tích của nhà toán học về cho Đảng. Đây không phải là thái độ trọng vọng nhân tài. Nếu Ngô Bảo Châu nhận cái Huân chương Hồ Chí Minh hư hão đó, thì uy tín khoa học của ông sẽ bị cái bóng ma của Đảng CSVN làm vấy bẩn suốt đời còn lại.
Đảng thực tình trọng vọng nhân tài ư? Nếu quả thế thì Đảng đã chẳng làm ngơ đối với bức thư năm 2009 Giáo sư Ngô Bảo Châu đã gửi Chính phủ và Quốc hội về vấn đề khai thác bô-xít ở Việt Nam.
Những lời đề nghị tâm huyết của Giáo sư Ngô Bảo Châu thì Đảng làm ngơ, nhưng thành tích cá nhân của Giáo sư Ngô Bảo Châu thì Đảng vội vàng bám vào, giành lấy.
Hy vọng Giáo sư Ngô Bảo Châu nhìn thấy rõ thực chất vấn đề này.
.
Giáo sư Ngô Bảo Châu viết trên blog Thích Học Toán của ông: “bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.”
Đúng thế, cho nên tôi tin rằng ông sẽ không nhận cái Huân chương Hồ Chí Minh. Vì ông nhận, nghĩa là ông bị dính vào một cái lề mà Đảng đã dùng để nhốt cừu. Và nếu ông nhận, thì từ đây về sau, kể cả đến khi Đảng CSVN đã biến mất trên mặt đất, cái ô danh Huân chương Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi còn bám chặt vào tên tuổi của Giáo sư Ngô Bảo Châu, không thể gỡ ra được nữa.
_______
.
Phụ lục:
Dưới đây là nguyên văn bức thư của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã bị Đảng vứt vào sọt rác:
Về Báo cáo số 91/BC-CP ngày 22-5-2009 của Chính phủ gửi Quốc hội:
GS TSKH Ngô Bảo Châu
Thư viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009
Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12:
Đã có khá nhiều phản biện thuyết phục về kinh tế, ảnh hưởng môi trường và an ninh của dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, tôi không có gì bổ sung thêm. Tôi mạn phép cầm bút viết cho Quí vị với tư cách là một công dân suy nghĩ và trăn trở với vận mệnh của đất nước. Phần lớn các Quí vị cũng như tôi không phải chuyên gia trong các vấn đề kể trên, nhưng với những tư liệu được cung cấp, chúng ta có thể chắt lọc một số sự thật hiển nhiên, gọi chúng bằng tên của chúng, sắp xếp chúng một cách có logic để mỗi người có thể có quan điểm riêng của mình. Đó là phương pháp làm việc khoa học mà qua trải nghiệm hàng ngày trong công việc của một nhà toán học, tôi biết nó không dễ dàng. Nhưng đó chính là trách nhiệm mà Nhân dân đã phó thác lên vai của Quí vị.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt
Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ mười chín, Mỹ trong thế kỷ hai mươi, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ hai mốt phát triển như vũ bão. Hệ quả hiển nhiên là Trung Quốc hôm nay, cũng như các nước kể trên hôm qua, đói nhiên liệu, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình. Như trong sách lịch sử cho học sinh phổ thông, ta gọi các nước Anh, Pháp cho quân đi chiếm thuộc địa là chính sách thực dân cũ, Mỹ trong thế kỷ hai mươi và Trung Quốc hôm nay dùng uy thế chính trị và kinh tế để dành nhiên liệu nguyên liệu và thị trường là chính sách “thực dân mới”. Đây cũng là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem thực dân cũ, mới là tốt hay xấu, gọi tên như thế có quá đáng hay không, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Hệ quả cho các nước bị thực dân như ở châu Phi thì ta biết : tài nguyên khai thác bừa bãi, môi trường tàn phá, kinh tế phát triển lệch lạc do quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên kéo theo tệ tham nhũng và bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.
Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới” một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ la tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây : quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn vong được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin Quí vị lưu ý...
Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc năm 2001 khi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta.
Tuy nhiên, suy diễn thôi không đủ. Nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện đặc biệt quan tâm đến những con số, cá nhân tôi có ý kiến sau đây :
1) Dữ kiện chính của vấn đề là Việt
2) Báo cáo của Chính phủ cho biết qui hoạch bô-xít được lập trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng. Tại thời điểm này, kinh tế toàn cầu đi vào khủng hoảng, có nguy cơ kéo dài.
Dữ kiện chính về kinh tế vĩ mô không còn đúng nữa, không rõ hiệu quả kinh tế đã được tính toán lại như thế nào. Trong báo cáo của Chính phủ, phần chắc chắn là phần lỗ những năm đầu, vì là lỗ kế hoạch. Ngay cả tính toán giả định ta cũng chưa rõ là sẽ lỗ kế hoạch bao nhiêu năm. Phần lãi sau đó phụ thuộc vào nhiều giả thiết : giá nhôm tăng trở lại, mưa đủ để có nước rửa quặng, nhà nước đầu tư thêm vào đường sắt để vận chuyển quặng. Nếu cứ cho mỗi giả thiết sác xuất 50-50 như cách diễn đạt của lãnh đạo Than khoáng sản, sác xuất có lãi sau một số năm lỗ kế hoạch, nhiều nhất là một phần tám, chưa tính đến chi phí cho môi trường.
3) Diện tích sử dụng cho khai thác bô-xít dự kiến là 8,6% tỉnh Đắc Nông là một con số khổng lồ nếu ta nghĩ đó là 8,6m2 trên tổng diện tích 100m2 nhà của ta.
4) Báo cáo cho biết khai thác bô-xít không thể tránh khỏi ảnh hưởng nhất định đến môi trường và có nêu một số giải pháp công nghệ khắc phục. Trong các phản biện có nêu khó khăn đặc thù của ta là khai thác bô-xít ở đầu nguồn một số sông lớn như sông Đồng Nai, chưa có tiền lệ trên thế giới. Cá nhân tôi băn khoăn nhất chỗ thiếu hoàn toàn dự toán chi phí cho việc bảo vệ môi trường. Ngay trong nhưng trường hợp đơn giản hơn như Vedan, công nghệ thì đã có, nhưng vi phạm môi trường thì vẫn đỡ được 30% chi phí. Như vậy phần ảnh hưởng đến môi trường là phần chắc, phần bảo vệ môi trường còn phụ thuộc vào nhiều giả thiết, có cái phụ thuộc vào ta (chọn công nghệ), có cái không phụ thuộc vào ta (thời tiết, địa thế), có cái ta chưa tính toán đến (chi phí), vì vậy rất đáng lo.
5) Báo cáo cho biết dự án có ảnh hưởng tốt cho xã hội, cụ thể tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Nếu so sánh với mức đầu tư hàng tỉ đô-la Mỹ, thì có nhiều cách hay hơn, an toàn hơn, hiệu quả kinh tế nhãn tiền hơn, để tạo vài ngàn việc làm. Lưu ý con số công ăn việc làm trong báo cáo tương đương với con số hộ dân bị di chuyển. Còn viễn cảnh xây dựng trung tâm dịch vụ, khách sạn, du lịch và giải trí xung quanh hồ chứa bùn đỏ, theo tôi, ít có sức thuyết phục.
Xin nhắc lại, cũng như phần đông Quí vị, tôi không phải chuyên gia ngành khai thác khoáng sản, nhưng qua nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện của nó, tôi nhận thấy trong Quy hoạch chung khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh. Bối cảnh kinh tế thế giới rất không thuận lợi cho khai thác nguyên liệu thô, vậy cái gì thúc đẩy ta triển khai khai thác ào ạt vào thời điểm này.
Khác với các nước Châu Phi thế kỷ mười chín, đất nước chúng ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Quí vị, phần nhiều ở tuổi cha, tuổi chú của tôi, biết rõ hơn tôi : độc lập chủ quyền của ta không phải tự nhiên mà có. Nước ta có một Quốc hội do nhân dân bầu ra, một Chính phủ do Quốc hội chỉ định, một Quân đội phục tùng Chính phủ. Đó là một thành quả cũng không phải tự nhiên mà có.
Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri. Tôi rất biết đây là việc khó, nhưng dù Quí vị muốn hay không muốn, nhân dân đã đặt niềm tin lên vai của Quí vị.
GS. TSKH Ngô Bảo Châu
Giáo sư toán học Đại học Paris 11, Pháp,
Thành viên của Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ.
Địa chỉ hiện tại:
Institute for Advanced Study
--------------
.
.
.
25.08.2010
Luân Nguyễn
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=11208
Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa nhận huân chương Fields danh giá. Là một công dân Việt
.
Vì sao tôi cảm thấy xấu hổ vì điều đó?!
Thứ nhất, Ngô Bảo Châu tuy sinh ra và học phổ thông ở Việt
Thứ hai, năm 2009, Giáo sư Ngô Bảo Châu có gửi chính phủ và nhà nước Việt Nam bức thư góp ý về vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, song, hai cơ quan quyền lực “tối cao” đã làm ngơ (vì sao?!), nay, Ngô Bảo Châu nhận huân chương Fields - một giải thưởng vốn chỉ dành cho cá nhân, thì nhà nước vội vàng “ăn theo” để được thơm lây, đồng thời, Viện Toán học ngỏ ý mời giáo sư hợp tác để thúc đẩy nền toán học nước nhà, thì đó quả là một hành động trơ trẽn hết sức.
Không hiểu, nhà toán học đang nghĩ gì?!
.
.
.
Một vinh dự đểu cáng
Trần Thị Kim Lệ
26.08.2010
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=11215
.
Đọc bài “Một sự xấu hổ” của Luân Nguyễn, tôi hiểu cảm giác của anh, nhưng bài viết của anh có chỗ đúng, có chỗ không đúng.
1/ Luân Nguyễn: “Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa nhận huân chương Fields danh giá. Là một công dân Việt Nam, tôi không thể không tự hào về điều đó, vì ít ra, giáo sư Ngô cũng sinh ra và có tuổi thơ ở Việt
Anh Luân Nguyễn là một công dân Việt
Hay là anh Luân Nguyễn tự cảm thấy xấu hổ vì mình là công dân Việt
2/ Luân Nguyễn: “Thứ nhất, Ngô Bảo Châu tuy sinh ra và học phổ thông ở Việt Nam nhưng thành quả khoa học mà ông có được là do ông có một môi trường nghiên cứu tuyệt vời ở các trường đại học ở Pháp. Ở đó, ông có điều kiện tiếp xúc với các nhà khoa học danh tiếng, với các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Thử hỏi, nếu Ngô Bảo Châu ở lại và ‘làm khoa học’ trong nước liệu ông có được thành quả đó hay không?! Vì vậy, việc nhà nước Việt Nam lớn tiếng ‘phơi bày’ niềm kiêu hãnh đối với con người mà mình không đào tạo, không hề tạo điều kiện, đồng thời rục rịch chuẩn bị trao ‘giải thưởng cao quý’ cùng với các nghi lễ đón rước long trọng dành cho giáo sư là một ‘trò chơi’ hết sức nực cười. Tôi nghĩ về một câu nói của dân gian: ‘thấy người sang bắt quàng làm họ’!”
Anh Luân Nguyễn nói có chỗ hợp lý nhưng có chỗ còn bất cập. Chính anh đã cảm thấy tự hào về thành tích của GS Ngô Bảo Châu, thì mọi người Việt
Ngô Bảo Châu học hết bậc trung học ở Việt
Như ông/bà Vương Thế Lan đã vạch ra, cái màn trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Ngô Bảo Châu, nếu sẽ xảy ra, thì “thực chất đây chỉ là việc giành lấy thành tích của nhà toán học về cho Đảng. Đây không phải là thái độ trọng vọng nhân tài”.
Cô (bà) Lương Thị Nữ Nhi cũng đã nói thẳng: “Bình thường, học sinh Việt
Tối 29/8, tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, lễ chào mừng “Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields” sẽ được tổ chức “hoàng tráng”. Việc trao Huân chương Hồ Chí Minh có diễn ra hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn đêm đó sẽ có những bộ mặt trơ tráo bước lên micro để lải nhải: “... Nhờ đường lối chính sách đúng đắn của Đảng... Nhờ ơn Đảng...”!!!
Cái này không chỉ là một “trò chơi” hết sức nực cười, cũng không phải chỉ là “thấy người sang bắt quàng làm họ” như anh Luân Nguyễn nói, mà chính là trò cướp công, trò đánh tráo vinh dự một cách đểu cáng và trắng trợn.
3/ Luân Nguyễn: “Thứ hai, năm 2009, Giáo sư Ngô Bảo Châu có gửi chính phủ và nhà nước Việt Nam bức thư góp ý về vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, song, hai cơ quan quyền lực ‘tối cao’ đã làm ngơ (vì sao?!), nay, Ngô Bảo Châu nhận huân chương Fields - một giải thưởng vốn chỉ dành cho cá nhân, thì nhà nước vội vàng ‘ăn theo’ để được thơm lây, đồng thời, Viện Toán học ngỏ ý mời giáo sư hợp tác để thúc đẩy nền toán học nước nhà, thì đó quả là một hành động trơ trẽn hết sức.”
Đoạn này có chỗ đúng, có chỗ chưa đúng. Đúng là Đảng và Nhà nước quá đểu, một mặt vứt bức tâm thư của GS Ngô vào sọt rác, một mặt lại hồ hởi “ăn theo” thành tích cá nhân của ông. Nhưng anh Luân Nguyễn chưa đúng vì anh ghép chung cái trò này vào việc Viện Toán học ngỏ ý mời giáo sư hợp tác để thúc đẩy nền toán học nước nhà.
Viện Toán học không dính dự gì đến những trò ma mãnh, tráo trở của Đảng và Nhà nước. Viện cần phát triển nâng cao toán học. GS Ngô cũng đã từng tự nguyện về giúp cho Viện dù tiền thù lao vô cùng thảm hại (5 triệu đồng cho 5 tuần làm việc). Đó là những việc rất tốt đẹp với ý hướng rất tốt đẹp.
Về việc nhận Huân chương Hồ Chí Minh hay không, tôi nghĩ GS Ngô sống nhiều năm ở nước ngoài chắc đã biết rõ trường hợp những nhà khoa học ở Liên Xô, Rumania... trước kia có người lỡ nhận huân chương của Stalin hay giải thưởng Ceausescu... thì bây giờ họ đều thấy xấu hổ như thế nào.
Mong GS Ngô Bảo Châu đừng bao giờ nhận một tấm huân chương đểu cáng.
.
.
.
No comments:
Post a Comment