Friday, August 27, 2010

MỸ COI THƯỜNG ASEAN VÌ KHÔNG THAM DỰ HỘI NGHỊ AEM 24 ?

Mỹ coi thường ASEAN?

Nam Viet
August 27, 2010

http://www.vietthuc.org/2010/08/27/m%e1%bb%b9-coi-th%c6%b0%e1%bb%9dng-asean/

.

Việc Mỹ không tham dự Hội nghị Bộ trưởng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 4 cùng nhiều đối tác thương mại lớn trong khu vực đang gây nhiều chú ý. Liệu đây có phải dấu hiệu Mỹ đánh giá thấp ASEAN?

Né tránh và thiếu chiến lược

Sự vắng mặt chú Sam khiến nhiều chuyên gia đặt dấu hỏi lớn về nguyên nhân Washington không cử ai tới dự họp, về chính sách thương mại của Mỹ với Đông Nam Á; cũng như cam kết chính trị đối với quan hệ kinh tế ở tầm khu vực của Nhà Trắng.

Lý giải điều này, hiện nổi lên nhiều ý kiến nhưng đáng chú ý là nhận định cho rằng, sự vắng mặt của Mỹ bắt nguồn từ việc Nhà Trắng không muốn gây áp lực lên các nghị sĩ Mỹ, không muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế với ASEAN trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội quan trọng vào tháng 11 tới.

Cụ thể thì thương mại là một thành tố quan trọng đối với Mỹ vì nó đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Vì lẽ đó, Washington luôn cần có chính sách thương mại thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ ở nước ngoài, cũng như mở cửa cho những sản phẩm ở nước ngoài vào Mỹ, giúp nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn.

Điều đáng nói là việc này chỉ có thể thành công nếu nhận được sự hậu thuẫn từ Nhà Trắng nhưng hiện bản thân ông Obama cũng không muốn “ôm” thêm vấn đề này trong bối cảnh cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ sắp tới. Do đó, Nhà Trắng không cử ai tới Đông Nam Á hộp.

Còn tính rộng ra, toàn bộ đảng Dân chủ không muốn mất đi sự ủng hộ của các đơn vị cử tri quan trọng, nhất là từ lực lượng lao động trong nước.

Trong khi đó, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế chiến lược ở Washington là Ernest Bower lý giải, Mỹ không cử ai tới họp vì chưa hình thành một chiến lược rõ ràng. Washington đang định hình các bước đi liên quan tới cấu trúc an ninh ở khu vực này nhưng chưa có một chiến lược cụ thể.

Ông khẳng định: “Đang có khoảng trống trong chiến lược tăng cường sự gắn kết của Mỹ với vùng Đông Nam Á và đó chính là thương mại. Mỹ hiện diện tại mọi cuộc họp về ngoại giao và an ninh của ASEAN nhưng một trong lĩnh vực mà Mỹ có nhiều quyền lợi là thương mại và hợp tác kinh tế thì Washington lại không cử Bộ trưởng hay đại diện nào tới dự”.

Ông nhấn mạnh: “ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ. Mỹ đầu tư vào ASEAN nhiều gấp ba lần so với Trung Quốc và gấp 10 lần so với Ấn Độ. Thế nên, nếu có chiến lược cụ thể trước đó, Washington đã không cho phép mình bỏ lỡ cơ hội có mặt tại hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN, đặc biệt khi các đối tác đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thương mại của khu vực đều tham gia”.

Thay đổi

Tổng thư kí ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng, việc Mỹ không cử đại diện thương mại nào đến dự hội nghị là điều đáng thất vọng. Còn ông Bower cũng khẳng định: “Vị thế của Mỹ đang bị bạn hữu cùng các đối thủ ở châu Á đặt dấu hỏi”. Do đó, Mỹ cần tỏ rõ khả năng lãnh đạo và tạo niềm tin trong các đối tác khu vực và “một quyết tâm chính trị về vấn đề thương mại là một điều cần thiết ở Mỹ lúc này”.

Ông Bower cho rằng, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế với ASEAN là điều có lợi bởi nó giúp Mỹ trở lại châu Á mạnh mẽ hơn; cũng như giúp củng cố chiến lược an ninh quốc gia và tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Nhưng điều này chỉ thành công khi cấp độ hợp tác khu vực tương xứng với các mối quan hệ song phương tốt đẹp. Đơn cử như mối bang giao Việt Nam – Mỹ dù đang rất tốt nhưng Mỹ cần tăng cường hợp tác với ASEAN hơn nữa nếu không Hà Nội sẽ hợp tác với các nước láng giềng và ASEAN.

Trong khi đó, Thượng nghị sỹ hàng đầu của đảng Cộng hòa tại Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ Richard Lugar hối thúc Tổng thống Barack Obama nhanh chóng can dự vào Đông Nam Á mà việc cần làm đầu tiên, đó là bổ nhiệm đại sứ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Về kinh tế, ông Lugar nhận định Washington nên dành ưu tiên hàng đầu cho việc ký FTA với các nước ASEAN.

----------

Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 42 (AEM 42) khai mạc ở Đà Nẵng hôm 25/8 với sự tham gia của các Bộ trưởng kinh tế của 10 nước ASEAN và 8 đối tác của khối gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) và Nga.

Các nước tham dự hội nghị hy vọng sẽ phát triển ASEAN thành thị trường duy nhất theo kiểu EU vào năm 2015; cũng như đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các nước đối tác.

Trong lần họp này, lần đầu tiên ASEAN và Nga tiến hành thảo luận các hợp tác kinh tế ở cấp Bộ trưởng nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa ASEAN và Moscow.

Còn theo Bloomberg, trao đổi mậu dịch giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc tăng từ 4% lên 11,6% trong tổng trao đổi thương mại của khu vực này với thế giới. Cùng lúc, tỷ lệ thương mại của Mỹ giảm từ 15% xuống 9,7%.

ASEAN hiện là thị trường lớn thứ 4 trên thế giới cho hàng xuất khẩu của Mỹ. Thỏa thuận Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực đầu năm 2010 và là thị trường lớn nhất thế giới tính theo đầu người với khoảng 1,7 tỷ dân.

Và dù không tham dự diễn đàn kinh tế lần này nhưng Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong những cuộc thảo luận về an ninh có liên hệ đến hầu hết những quốc gia cũng từng tham dự diễn đàn được tổ chức tại Việt Nam trong tháng qua. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley hôm qua tuyên bố tại Washington là Mỹ cam kết tăng cường giao tiếp với khối ASEAN.

.

Nam Việt (theo BBC, VOA)

.

.

.

4 comments:

song ben huc said...

Mỹ muốn là được ,đương nhiên người Mỹ phải trả tiền cao nhất , trách nhiệm cao nhất - trong kinh thánh cơ đốc có câu rất hay : "của ngươi ở đâu thì lòng ngươi ở đó "
người Mỹ kinh doanh ở ĐNA - vietnam,đương nhiên họ biết giữ gìn tiền bạc chứ lơ là thì chú chệch trộm mất thì sao !!!- Mỹ đầu tư ở VN thì lòng họ cũng ở tại VN .
họ biết phải làm gì khi bên cạnh có con cháu Mã Viện lăm le nhòm ngó cái vịnh Cam ranh 60km2 đầy ma lực huyền bí ...

song ben huc said...

bây chừ tui ngán anh Tàu
tui tìm anh Mỹ để tau với mầy...
anh Mỹ tiền bạc phơi đầy
hãy cho tui mượn đặng xây kinh thành.

có tiền ta cứ tung hoành
xây lò nhiệt hạch để dành hộ thân
thù xa cho đến thù gần ...
có anh bạn Mỹ giờ thân nhất đời

người Mỹ không tính lỗ lời
miễn sao trị được mấy đời Mãn Thanh ...
biển Đông xinh đẹp ngon lành
cát vàng nắng gió để dành Oma...

song ben huc said...

NGƯỜI MỸ PHẢI LÀM LẠI...KHÔNG PHẠM SAI LẦM !!!
-------------------
đường biên giới nước Mỹ từ Alaxca
đến các đường sóng biển Đông ?
các ông muốn thì phải trả tiền và tận tâm phục vụ cho dân tộc Mỹ và người bạn Phù dong thien vương .
Tất nhiên các ông phải biết chon ai là Đối Tác Tốt nhất -trung thành với nhân dân VNam .
dân chừ khôn lắm đó nghe
nói bậy nói bạ nó đè đánh roi
thôi không nói nữa ..ki kac..

song ben huc said...

vòng tay cúi lạy đất trời
thương em mà khóc chia rời dấu yêu
thôi rồi xa mộng thiên đường
thiên đường nước MỸ ,chiến trường trái tim ...
em đi bỏ lại đồi sim
lá khô hoa rụng cũng tìm kiếm nhau
em đi bỏ lại niềm đau
vườn xưa hoang vắng ,vườn rau ai trồng ?
em đi quay gót theo chồng
bỏ quên ngày tháng mặn nồng có nhau ...
thôi thì vĩnh biệt tháng ngày ...

bướm hoa mộng mị làm say nắng vàng ...