Lễ tưởng niệm cố GS Nguyễn Ngọc Huy lần thứ 20
(07/31/2010)
http://www.vietherald.com/D_1-2_2-168_4-4809/Le-tuong-niem-co-GS-Nguyen-Ngoc-Huy-lan-thu-20.html
WESTMINSTER, California (VH): Cách nay 20 năm, vào lúc 9 giờ 30 tối ngày 28 tháng 7 năm 1990, tại Paris, trên bước đường hoạt động tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ tự do, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã qua đời. Từ đó đến nay, cứ vào dịp cuối tháng 7 hàng năm, đều có lễ giỗ tưởng niệm đến cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy của các đoàn viên Liên Minh Dân Chủ Việt Nam tổ chức hoặc tham dự hoặc bảo trợ, nhằm phát uy tinh thần hài hòa, kiên trì dấn thân cho lý tưởng tự do dân tộc không mệt mỏi của cố giáo sư.
Năm nay, lễ tưởng niệm lần thứ 20 cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, do Ðảng Tân Ðại Việt (do chính giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập vào năm 1964) tổ chức, vào trưa Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010 vừa qua tại nhà hàng Seafood Paracel, với khoảng hơn 200 quan khách gồm các thân hào nhân sĩ, đại diện các đoàn thể chính trị, tôn giáo, ái hữu và các cơ quan truyền thông báo chí địa phương tham dự, gồm Tân Ðại Việt Foundation, Nguyễn Ngọc Huy Foundation, Cộng Ðồng Nam Cali, Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Nam California, Ðại Việt Cách Mạng Ðảng, Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Dân Xã Ðảng, Hội Cựu Sinh Quốc Gia Hành Chánh, Liên Minh Quang Phục Việt Nam, Mạng Lưới Dân Quyền, đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy, Hội Ðền Hùng Hải Ngoại, Hội Ái Hữu Gò Công, Hội Ái Hữu Bến Tre, Hậu Nghĩa, Long Xuyên...
Ông Hoàng Ðình Khuê, bí thư khu bộ Tây Nam Hoa Kỳ, trưởng ban tổ chức, cho phóng viên Việt Herald biết: “Ðối với cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, ông là người thầy, là đồng chí, mà chúng tôi trong đảng gọi giáo sư là anh ba. Tất cả tiểu sử thân thế sự nghiệp của cố giáo sư, đã nhiều người nói đến rồi. Tôi chỉ muốn đi vào trọng tâm, là những di sản quý báu giáo sư đã để lại. Tác phẩm bộ sách chủ nghĩa Dân tộc sinh tồn.
Tất cả những sách di cảo của giáo sư để lại, đó là kim chỉ nam để hướng dẫn giới lãnh đạo của tất cả anh em cán bộ trong Ðại Việt và Tân Ðại Việt.
Hôm nay, chúng tôi được một số ân nhân biếu tặng chúng tôi vài chục bộ sách về chủ nghĩa dân tộc sinh tồn. Cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã phát triển từ bộ chủ thuyết của cố đảng trưởng Trương Thế Anh. Bấy giờ giáo sư chỉ mới 25 tuổi, chỉ có bằng tú tài 1, mà giáo sư Huy đã ngồi viết ra chủ nghĩa dân tộc sinh tồn, thành ra hai quyển sách gần 900 trang.”
Ông nói thêm: “Dù cố giáo sư bệnh ung thư thanh quản, bác sĩ nói chỉ sống được 3 năm nữa thôi. Nhưng cố giáo sư đã tranh thủ với cái chết, đã hoạt động, kéo dài được 8-9 năm nữa, do nghị lực và lòng yêu nước và cuộc đời hiến thân của cố giáo sư, tôi xem, đó là tấm gương cho giới trẻ sau này dựa vào đó, phát huy được những tư tưởng của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nếu trường hợp, tất cả giới trẻ, hay quý vị nào cần thắc mắc, hay cần tài liệu về cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ trao đổi và phổ biến cho quý vị. Số điện thoại, 714-655-0585.”
Sau nghi thức khai mạc và phần chào mừng của trưởng ban tổ chức, lễ dâng hương trước bàn thờ cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy được diễn rất trang trọng. Trong không khí trang nghiêm, khói hương lan tỏa, cùng sự thành kính của mọi người tham dự, và phần đọc điếu văn của nhà báo Thanh Huy (báo Việt Báo), tất cả đã cùng nhau hoài niệm về những hoạt động và những di sản phong phú về thơ văn, tài liệu nghiên cứu, các tổ chức tranh đấu do cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập và một sự nghiệp chính trị còn dang dở của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
Chia sẻ niềm xúc động, với phóng viên, ông Ngô Doãn Tiên cho biết: “Trong suốt thời gian tôi qua Hoa Kỳ diện H.O từ 1995 đến nay, tôi đã tham dự tất cả những chánh đảng có đường lối chống cộng. Tôi luôn tham dự, vì tôi là sĩ quan QLVNCH, do đó, tôi luôn ủng hộ các an hem có tinh thần chống cộng.
“Với giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, tôi rất kính phục, do đó nhân ngày giỗ của Người, tôi đến thắp nén hương để tưởng niệm.Với chủ thuyết dân tộc sinh tồn, giáo sư đã để lại, tôi thấy đó là điều rất hay. Dùng chủ thuyết đó, chống lại chủ nghĩa duy vật của cộng sản, là đường lối hay nhất.
“Tôi đến đây đã là một minh chứng lòng tôi hướng về những việc làm của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, cũng như thân xác tôi đã giao trọn cho lý tưởng mà giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã vạch ra.”
Sau lễ dâng hương, trong phần phát biểu của bác sĩ Mã Xái, chủ tịch đảng Tân Ðại Việt, ông đã trình bày tiểu sử của cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, qua đó, mọi người biết được, GS Nguyễn Ngọc Huy là nhà giáo, nhà thơ, nhà biên khảo, nhà chính trị, đồng thời là lý thuyết gia,... đã bền bỉ và tận tụy cống hiến công sức, tâm huyết cho quê hương đất nước, dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả khi ra hải ngoại, trên bước đường bôn ba khắp nơi trên thế giới, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng đã miệt mài tranh đấu cho mục tiêu giải thể chế độ độc tài cộng sản, khôi phục nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Sau khi thành lập Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Giáo Sư đã đi khắp các quốc gia vận động các chính khách, các nhà lãnh đạo, các tướng lãnh, các nhà báo nổi tiếng để thành lập Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do để hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu của người Việt trong và ngoài nước... Tiếc thay, giữa lúc công việc còn bề bộn, ngày 28 tháng 7 năm 1990, trong khi mọi người đang nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ khai mạc Ðại Hội Thế Giới Liên Minh Dân Chủ VN tại Hòa Lan, GS Nguyễn Ngọc Huy đã trút hơi thở cuối cùng, để lại niềm tiếc thương chất ngất cho tất cả những người Việt yêu nước trên khắp thế giới... Sở nguyện chưa thành, nhưng sự nghiệp của người vẫn đang được tiếp nối. trong bối cảnh toàn cầu hóa, trng thời đại thông tin, nguyên tắc biến cải của chủ nghĩa dân tộc sinh tồn vẫn tiếp tục phát huy. Ðảng Tân Ðại Việt cùng các đoàn thể quốc gia tiếp tục hỗ trợ quốc nội, tiếp tục đấu tranh ôn hòa để giải thể chế độ độc tài CSVN, xây dựng một nền dân chủ pháp trị, một nước Việt Nam thật sự tự do và dân chủ”.Niên trưởng cố vấn đoàn Tân Ðại Việt, ông Hoài Sơn đã có phần cảm hoài rất xúc động về cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, trước khi kết thúc, ông nói: “Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có viết: thác là thể phách, còn là tinh anh. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã mất 20 năm, trong 20 năm qua, thân xác của ông đã trở về cát bụi. Nhưng cái tinh anh của ông, cái đức, tài trí của ông, cái tinh anh giúp cho ông làm gần xong bổn phận với gia đình, và gần tròn nghĩa vụ với đất nước, cái tinh anh của ông nêu tấm gương sáng cho các đồng chí của ông noi theo, nó vẫn còn mãi với đời. Chắc chắn rằng, nó sẽ còn với đất trời mãi mãi.”
Luật sư Lê Công Tâm thay mặt chủ tịch Hội Ðồng Giám Sát Orange County, GSV Janet Nguyễn bận công tác xa, đến bày tỏ lòng kính mến và tri ân với cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, trao tặng bằng tưởng lục cho đại diện lãnh đạo Trung ương đảng Tân Ðại Việt về lòng tri ân sâu xa của bà Janet Nguyễn với cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
Tiếp nối chương trình là phần phát biểu trình bày những suy nghĩ, những kỷ niệm, cùng lòng quý trọng dành cho cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, của nghị viên Tạ Ðức Trí, nghị viên Diana Nguyễn, luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, và ông Trần Minh Xuân, một học trò cửa giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Mỗi vị diễn giả, mỗi hoàn cảnh, với những suy nghĩ và kỷ niệm riêng biệt, đã giúp cho mọi người có được cơ hội hiểu rõ hơn cuộc đời đấu tranh tận tụy, hiến dâng cuộc sống cho quê hương đất nước đến phút cuối cùng của cuộc đời cố GS Nguyễn Ngọc Huy.Ông Lê Minh Nguyên (chủ tịch của Nguyễn Ngọc Huy Foundation) đã lên thuyết trình về “chủ nghĩa dân tộc sinh tồn trước hiện tình đất nước” và ông Nguyễn Ngọc Liên thuyết trình “dân chủ Pháp Trị”.
Lễ tưởng niệm kết thúc trong không khí thân mật, mọi người dùng cơm trưa và cùng nhau nhắc lại những kỷ niệm và niềm cảm phục với cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, dẫu Người đã thác về cõi vĩnh hằng 20 năm, nhưng tinh anh của người vẫn còn sống mãi với hậu thế! (D.U.)
Tiểu sử giáo sư Nguyễn Ngọc Huy
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy sinh ngày 2 tháng 11 năm 1924 tại Chơ Lớn, quê quán ở Tân Uyên Biên Hòa. Thuở nhỏ học tại Tân Uyên. Sau đó học ở trường Petrus Ký Saigon. Năm 1943, ông làm Thư ký Tòa Hành Chánh tỉnh Cần Thơ. Lúc còn trẻ, ông nuôi hoài bảo trở thành nhà thơ chuyên về loại thơ hùng tráng để ca tụng các danh nhân đã làm nên lịch sử, cũng như các công nghiệp lớn của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1943-1945 ông đã sáng tác một số thơ loại này với bút hiệu là Ðằng Phương như bài Anh Hùng Vô Danh, Dòng nước sông Hồng, Ngày tang Yên Báy, Chiến sĩ triều Trần, Lời sông núi... Ðặc biệt, bài ANH HÙNG VÔ DANH đã được đăng vào Quốc Văn Giáo Khoa Thư để làm tài liệu giáo dục cho các thế hệ về sau. Ðầu năm 1945, ông gia nhập Ðại Việt Quốc Dân Ðảng để tranh đấu dành độc lập cho dân tộc Việt
.
.
.
Ngày 25-07-2010: Lễ tưởng niệm cố GS Nguyễn Ngọc Huy
20 năm sau nhìn lại Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy
.
.
.
No comments:
Post a Comment