Tuesday, August 24, 2010

LẠI THÊM MỘT NGHI VẤN về LIÊN KẾT ĐÀO TẠO MBA ONLINE

LẠI MỘT NGHI VẤN VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO MBA ONLINE

BS Hồ Hải

Thứ ba, ngày 24 tháng tám năm 2010

http://bshohai.blogspot.com/2010/08/lai-mot-nghi-van-ve-lien-ket-ao-tao-mba.html

Tôi quyết định đăng bài này lên trong đêm nay vì nó là bảng gốc mà tôi viết gửi báo cách nay 10 ngày. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên bài được đăng chậm hơn dự kiến. Nếu không có gì thay đổi thì ngày mai báo sẽ đăng. Có thể với báo chí bài ngày mai trên báo hay hơn, nhưng với tôi bài này đưa thông tin chính xác hơn. Chính vì tôi rất ngại thông tin không chính xác về một vấn đề quan trọng, khi phải chịu trách nhiệm về bài viết của mình, nên chiều nay, tôi đã gửi thông tin từ chối đứng tên bài báo.

------------------------------------

.

Ngày 13/8/2010, tôi nhận được thông báo nội dung như sau:

Thông báo về Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh Doanh (MBA) của ĐH Nam Columbia năm 2010

Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 8621/GDTX ngày 27/09/2002, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các chương trình đào tạo từ xa quốc tế do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam giao cho, Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế giới thiệu Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh do Trường Đại học Nam Columbia (Bang Alabama, Hoa Kỳ) đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Chương trình áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến (E-Learning) có sự hướng dẫn trực tiếp của các giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm sư phạm.

A. Yêu cầu nhập học:

- Có ít nhất 01 bằng đại học (hệ 4 năm trở lên) hoặc đã / đang theo học Cao học nhưng chưa được cấp bằng Thạc sỹ.

- Đáp ứng một trong các điều kiện tiếng Anh sau:

+ TOEFL tối thiểu 530 (PBT) /71(iBT), hoặc

+ IELTS từ 6.0 trở lên; hoặc

+ COMPASS 3

*** Học viên nhập học được MIỄN ĐIỀU KIỆN TIẾNG ANH nếu: (1) Có bằng cử nhân hoặc tốt nghiệp PTTH của một trường giảng dạy bằng tiếng Anh; hoặc (2) Hoàn thành môn học Luận Anh ngữ của một trường cao đẳng / đại học được công nhận.

Học viên có thể đăng ký tham dự khóa bổ túc tiếng Anh trước khi nhập học chính thức: học viên có trình độ Anh văn C học trong 03 tuần - học viên có trình độ Anh văn B học trong vòng 16 tuần.

B. Thời gian học:

1 - Chương trình Thạc sỹ QTKD - hệ chính khóa: 18 tháng

2 - Chương trình Thạc sỹ QTKD - hệ hoàn chỉnh (credit-transferred)

- 12 tuần/02 môn học.

- Số lượng môn học cần phải hoàn thiện căn cứ vào Bảng điểm Cao học của học viên khi nhập học.

C. Học phí toàn khóa:

Giảm trên 30% so với học phí chính thức của Đại học Nam Columbia

1- Chương trình Thạc sỹ QTKD - hệ chính khóa: 8.230 USD (học phí chưa bao gồm chi phí SGK trị giá 600 USD)

2- Chương trình Thạc sỹ QTKD - hệ hoàn chỉnh (credit-transferred)

- Tổng học phí phải nộp tùy thuộc vào số môn học phải hoàn thiện

- Mức phí 686 USD/01 môn học (học phí chưa bao gồm chi phí SGK).

D. Chương trình học bổng:

Trường Đại học Nam Columbia dành 4 suất học bổng khuyến học cho các học viên Thạc sỹ QTKD (năm học 2010).

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ với văn phòng Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế:

Tại Hà Nội:

Trường Bồi dưỡng Cán bộ Giáo dục 67B Cửa Bắc, Ba Đình.

Điện thoại: (04) 3734.2846 hoặc 3734.2847; Fax (04) 3734.2847

Email: citc@fpt.vn

Tại TP.Hồ Chí Minh:

Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.

Số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1 TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 3910.6350 hoặc 3910.6351; Fax: (08) 3910.6542

Email: citchcm@hcm.fpt.vn

Tôi lần tìm dấu vết của công văn số 8621/GDTX ngày 27/09/2002 của bộ Giáo dục thì được biết thông báo trên được biết được nguồn gốc xuất xứ của thông tin trên bắt nguồn từ Trung Tâm Hợp tác và đào tạo Quốc Tế của Hội Khuyến Học Việt Nam ở link kèm theo: http://citc.edu.vn/News_Detail.asp?ID=131

Tôi bắt đầu tìm kiếm nguồn gốc của Columbia Southern University (CSU, sẽ dung từ này cho hết bài) cho thấy một số thong tin như sau:

CSU là một trường cao đẳng tư nhân nâng cấp dạy thêm cử nhân, nhưng chủ yếu dạy cho các lính Mỹ đã hoàn thành nghĩa vụ. CSU được thành lập năm 1993 do Ông Robert Mayes là người đồng sáng lập và là chủ tịch đương nhiệm CSU.

Theo College Board thì trường này chưa được công nhận bỡi bất kỳ một tổ chức uy tín nào về giáo dục cũa Mỹ như trong một bài viết của tôi có nhan đề: Đại học Mỹ: Phân biệt vàng thau trên báo PLTP ngày 06/8/2010, ngòai sự công nhận của tổ chức có tên: Distance Education and Training Council (DETC: Hội đồng huấn luyện và giáo dục từ xa), một tổ chức tư nhân chưa được uy tín đặt văn phòng ở thủ đô Washington, Mỹ.

Cũng theo College Board, về mặt chuyên môn, trường CSU chỉ đào tạo hai cấp học: bằng cao đẳng dạy nghề và cử nhân, nhưng chưa được công nhận. Nhưng thông báo trên lại đưa ra chương trình đào tạo cao học, mà lại là cao học online.

Theo trang web của chính phủ Mỹ công nhận về giáo dục cũng có thông tin chính xác như College Board là chỉ có DETC công nhận.

Một điều lưu ý khác là bất kỳ trường đại học nào của Mỹ khi đã được công nhận thì trên website của trường luôn ghi địa chỉ ở dòng cuối trang web, nhưng với CSU thì hòan tòan không có, chỉ thông báo về địa chỉ và e-mail ở bên trong trang web phần contact (tiếp xúc).

Theo website của trường và của College Board thì học phí cho sinh viên trong tiểu bang Alabama và ngòai tiểu bang là bằng nhau. Đây là một điều "hiếm thấy" mà bất kỳ trường đại học nào của Mỹ được công nhận thực hiện. Vì mỗi tiểu bang của nước Mỹ là một quốc gia riêng, khi một sinh viên dù là công dân Mỹ ở tiểu bang A xin học ở một trường đại học khác với tiểu bang A, mà sinh viên đang cư trú thì phải chịu học phí cao hơn như một du học sinh ở ngòai nước Mỹ.

Thành phần giảng viên có xuất thân đào tạo ở nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là có nhiều trường đáng ngờ và không có sự phân theo chuyên khoa rõ ràng:

Với cái tên Columbia Southern University, trường này lại làm trò lập lờ đánh lận con đen khi đặt tên có chữ Columbia University để những nước kém phát triển nhận nhầm là một chi nhánh của một trường thuộc nhóm trường danh giá hang đầu Ivy League school của Mỹ: Columbia University thuộc New York. Ngòai ra, với cái tên viết tắt là CSU cũng làm mọi người nhầm tưởng hệ thống đại học nổi tiếng của tiểu bang California là California State University (CSU) với 20% sinh viên trên tòan thế giới đến du học.

Một vấn đề nữa là so với học online thì việc học đến lớp trực tiếp với giảng viên dễ hơn nhiều. Vì khả năng nghe nói đọc viết online đòi hỏi cao hơn lên lớp trực tiếp. Trong khi chỉ học cấp bachelor ở Mỹ các trường chuẩn yêu cầu tối thiểu Toefl on paper phải là 550. Nhưng ở đây thông báo chiêu sinh cho Master of Business Administration (MBA) chỉ đòi hỏi Toefl on paper (thi trên giấy) chỉ 530 điểm tương ứng Toefl iBT (Toefl internet based test thi online khó hơn so với trên giấy) là 71 điểm. Đó là chưa kể đến tình trạng mạng internet chập chờn như ở Việt Nam thì càng khó khăn hơn gấp bội để giúp đường truyền trực tuyến hình ảnh, âm thanh có thể tốt cho việc giảng dạy. Càng khó khi cần thi cử online. Ngay cả việc tổ chức thi online các cuộc thi chuẩn hóa quốc gia của Mỹ tại Việt Nam cho đến nay cũng chỉ có khả năng tổ chức thi Toefl và SAT để nhập học cử nhân ở Mỹ. Còn đối với các cuộc thi khác để xin vào sau đại học ở Mỹ như GMAT cho nhập học MBA như trường CSU lien kết thì Việt Nam chưa tổ chức thi được, lấy gì học được MBA online?

Điều cuối cùng là tiêu chuẩn để vào được MBA của Mỹ tối thiểu Toefl on paper phải 600, phải qua cuộc thi GMAT và phải có bằng cử nhân được đi làm việc thời gian tối thiểu từ 2-5 năm tùy yêu cầu của từng trường. GMAT thì khó hơn Toefl gấp nhiều lần. Nhưng ở đây đòi hỏi đào tạo MBA của trường CSU liên kết hầu như chỉ dành cho một học sinh phổ thong có điểm Toefl on paper là đủ.

.

Vì tất cả những vấn đề trên, tôi mong muốn quí báo và các cơ quan chức năng thuộc bộ giáo dục cần làm rõ vấn đề liên kết đào tạo của trường CSU với Trung Ương hội khuyến học Việt Nam trước khi mọi việc đã trở thành “việc đã rồi” mà tiền mất nhưng bằng lại không hữu dụng như trường hợp Irvine University đã kết hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội trước năm 2009 đã được đăng trên báo trong đầu tháng 8/2010 này.

BS Hồ Hải, viết xong lúc 8h04’ ngày Chúa Nhật, 14/8/2010 tại Asia Clinic.

.

.

.

No comments: