Saturday, August 14, 2010

HOA KỲ ĐÃ TRỞ LẠI CHÂU Á

Họ đã trở lại

Đăng bởi anhbasam on 13/08/2010

http://anhbasam.com/2010/08/13/612-h%e1%bb%8d-da-quay-l%e1%ba%a1i/#comments

.

The Economist

Họ đã trở lại

Trung Quốc cần phải bớt lo lắng hơn về chiến lược “ngăn chặn” của Mỹ và nghĩ nhiều hơn nữa về lý do tại sao những người hàng xóm của mình lại chào đón người Mỹ

Banyan

Ngày 12-8-2010

Những cử chỉ mang tính tượng trưng xảy ra dưới mọi hình dạng và kích cỡ, song ít gây ấn tượng mạnh mẽ như chiếc USS George Washington, một con tàu dài hơn cả ba sân bóng đá, và có khả năng mang 85 máy bay và hơn 6.200 người. Nhưng ngay cả biểu tượng của sức nặng to lớn như vậy cũng có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Chiếc hàng không mẫu hạm George Washington vừa có mặt tại biển Đông [nguyên văn: Biển Nam Trung Hoa], ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng, từng là tổ ấm của một trong các căn cứ quân đội Mỹ lớn nhất tại Việt Nam. Mười lăm năm sau khi mở đầu quan hệ ngoại giao, và 35 năm từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, chuyến thăm của tàu sân bay này, và các bài tập hải quân chung sau đó, là những bằng chứng nổi bật của tinh thần hoà giải. Nhưng các nhà quan sát ở Trung Quốc nhìn thấy một phần nào cử chỉ khác: không quá nhiều hơn một cái bắt tay với một cựu thù; quan trọng hơn là một nắm đấm vung lên hướng tới một một quốc gia hùng mạnh, đất nước của riêng họ.

Các nhà bình luận hay chửi rủa của Trung Quốc đã phát hiện ra một ông ba bị cũ: một nỗ lực của Mỹ nhằm “ngăn chặn” Trung Quốc bằng cách củng cố liên minh với các nước láng giềng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra thận trọng hơn (hoặc có lẽ chỉ do chậm hơn mà chệch hướng). Tuy nhiên, tờ South China Morning Post loan báo rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đủ để có thái độ hết sức giận dữ về việc này, và những biểu hiện coi thường khác, để dự tính trì hoãn một chuyến thăm Mỹ. Vừa lúc băng giá được hình thành sau khi vụ xích mích về biến đổi khí hậu liên quan quan hệ Trung-Mỹ tại Copenhagen tháng mười hai năm ngoái dường như đã tan chảy, thì một không khí lạnh giá mới đã lại bắt đầu. Các chính trị gia “dẻo mỏ” người Mỹ, Global Times, một tờ báo Trung Quốc bằng tiếng Anh than, “họ đâm bạn ở phía sau lưng trong lúc bạn đang không chú ý.”

Các nhà phân tích Trung Quốc có thể chỉ ra một cuộc bài binh bố trận đầy ấn tượng từ “những màn khiêu khích” của người Mỹ để biện minh cho những cơn giận dữ của họ. Họ trích dẫn các bài báo nói rằng nước Mỹ đang đàm phán về hoạt động hợp tác hạt nhân với Việt Nam, và rằng, trong một sự đảo ngược rõ ràng cho những nỗ lực hạn chế các vũ khí giết người hàng loạt của mình, chính quyền Obama đang không khăng khăng đòi Việt Nam phải hứa không làm giàu uranium của mình. Trong khi với thỏa thuận hạt nhân năm 2008 của Mỹ với Ấn Độ, Trung Quốc đã đánh hơi thấy những nguyên tắc khắt khe khác thường.

Trung Quốc cũng đã phải đối mặt với một trải nghiệm đáng lo ngại trong tháng Bảy này, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN hàng năm được tổ chức bởi Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Diễn đàn an ninh buồn ngủ thường niên này, được tổ chức năm nay tại Hà Nội, đã được thấy bà Hillary Clinton, ngoại trưởng Mỹ, tuyên bố rằng Biển Đông là một “lợi ích quốc gia”. Khi mà 12 trong 27 quốc gia tại đó đã nói thẳng về một cách tiếp cận mới để giải quyết tranh chấp trên biển của họ, thì Trung Quốc đã ngửi thấy thái độ từ chối phối hợp, đặc biệt là âm mưu, khi Việt Nam nhanh chóng tăng cường những kháng nghị của mình về các hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp.

Trước cuộc dạo chơi của mình đến Việt Nam, tàu sân bay George Washington đã tham gia tập trận chung với các lực lượng Nam Triều Tiên. Tôn trọng những vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc, nó đã không diễn tập trong vùng biển Hoàng Hải, mà chỉ đậu ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc. Nhưng một phát ngôn viên Lầu Năm Góc đã cho biết hàng không mẫu hạm này sẽ thực hiện công việc đó “trong tương lai gần”. Điều này xuất phát từ mối quan hệ của Mỹ với Hàn Quốc đã được củng cố và những xung đột với Trung Quốc-qua vụ đánh chìm chiếc tàu hải quân Cheonan vào tháng Ba. Hàn Quốc và Mỹ, được ủng hộ bởi một cuộc điều tra quốc tế, đã đổ lỗi cho vụ chìm tàu là do một quả ngư lôi của Bắc Triều Tiên. Miền Bắc phủ nhận trách nhiệm của mình và Trung Quốc đã khước từ mó vào đồng minh nguy hiểm của họ.

Trong khi hải quân Mỹ rong chơi quanh các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, thì các quan chức cấp cao đã tỏa đi khắp châu Á. Tại Indonesia, bộ trưởng quốc phòng Robert Gates đã làm các nhà hoạt động nhân quyền khó chịu và làm vừa lòng chính phủ bằng việc khôi phục các mối liên kết với các Kopassus, lực lượng đặc biệt của quân đội. Ông William Burns, thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị, đã đến bốn quốc gia Đông Nam Á.

Tất cả là những gì mà Douglas Paal thuộc Carnegie Endowment, một nhóm chuyên gia cố vấn tại Washington, đã gọi là “sự bùng nổ toàn diện nhất các hoạt động ngoại giao và quân sự tại châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, trong nhiều thập niên” từ một chính quyền Mỹ. Không phải là đáng ngạc nhiên khi nhiều người ở Trung Quốc coi hiện tượng này như là bộ phận của học thuyết ngăn chặn mới. Nhiều người ở Mỹ cũng nghĩ vậy. Bằng sự phân tích này, ông Barack Obama khi nhận chức đã cam kết tiến tới những mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, và sẵn sàng chào đón quốc gia này như một cường quốc để đổi lấy sự chấp nhận có những trách nhiệm toàn cầu của Trung Quốc đi theo vị thế đó. Thế rồi một loạt các thất bại đã thuyết phục ông dũng cảm chống lại Trung Quốc với một chiến lược cứng rắn hơn. “Những cái mỏ dẻo” cũng chỉ phun ra những lời lẽ mê hoặc như nhau; song chiến lược ngăn chặn giờ đây là ván bài.

Tuy nhiên, điều đó ngược lại với cách mà chính phủ trình bày nó. Họ lập luận rằng nó chỉ đơn thuần là một khẳng định lại một “lợi ích quốc gia” và vai trò truyền thống ở Đông Á, một khu vực bị bỏ rơi bởi một nước Mỹ bị phân tâm vì chủ nghĩa khủng bố và cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Vắng mặt nhưng không bỏ quên, Mỹ đã giúp nuôi dưỡng một nhận thức quá mức trong khu vực về sự suy tàn của nước Mỹ và đi lên của Trung Quốc. Giờ là lúc đặt vấn đề đó vào đúng vị trí. Trong cách diễn đạt của ông Paal, chính sách ngoại giao châu Á của Mỹ gần đây là “không tập trung vào Trung Quốc, nhưng có những tác động đối với Trung Quốc”.

.

Một cái thùng hàng có nhiều mặt

Điều đó có thể là sắc thái quá khác biệt đối với những cây viết hàng đầu của tờ Global Times. Nhưng những hàm ý đó quả thực đáng cân nhắc. Trung Quốc dường như đã hiểu thấu ai đó ngay từ đầu: rằng điệu bộ vênh váo, trang trí cho dáng vẻ kiêu ngạo, với việc các quan chức Trung Quốc đã vung vãi ảnh hưởng của họ xung quanh khu vực và ở phương Tây trong độ sâu của cuộc khủng hoảng tài chính tạo nên không khí hoảng hốt không cần thiết. Những ngày này, cử chỉ lịch sự là trở lại trong sự hoan nghênh tán thưởng.

Hàm ý khác là thay vì chỉ đơn giản xỉ vả chống lại Mỹ, Trung Quốc có thể làm nhiều hơn để ngăn chặn các nước láng giềng trong việc cung cấp đất đai màu mỡ cho “những hạt giống của ngờ vực” mà nó gieo trồng. Điều đó đòi hỏi sự rõ ràng hơn những mục tiêu chiến lược thực sự của Trung Quốc, và một thái độ sẵn sàng thảo luận trong diễn đàn đa phương. Ví dụ trên Biển Đông, rất khó để biết chính xác yêu sách của nước này được dựa trên cái gì. Tuy nhiên, tàu thuyền của Trung Quốc coi biển cả như một hồ nước của mình; các bản đồ của họ cho thấy một cái lưỡi to lớn chủ quyền của Trung Quốc thè ra một cách xấc láo tới các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Không có gì ngạc nhiên khi các nước này chào đón những chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ. Dĩ nhiên vấn đề là nếu Trung Quốc rõ ràng hơn về những mục tiêu của mình, thì các nước đó có thể chào đón họ thậm chí nồng nhiệt hơn.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010

.

ĐỌC THÊM:

Trung Quốc đánh thức Việt Nam và Ấn Độ

Nguồn: Srilankaguardian

.

Hạm đội Nam Hải sẽ nhận tàu ngầm hạt nhân lớp 094 trong thời gian tới (Vit).

.

No comments: