Monday, August 9, 2010

HÀNG KHÔNG MẪU HẠM USS GEORGE WASHINGTON VÀO VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG

Hàng không mẫu hạm USS George Washington vào vùng biển Đà Nẵng
Margie Mason (AP)Rim lược dịch

09-08-2010

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7670


Từng là cựu thù, Hoa Kỳ và Việt Nam giờ là chiến hữu

Từ hàng không mẫu hạm USS GEORGE WASHINGTON – Hai kẻ cựu thù thời chiến tranh lạnh Hoa Kỳ và Việt Nam đã chứng minh mối quan hệ quân sự ngày càng phát triển tốt đẹp hôm nay Chủ Nhật ngày 8 tháng Tám khi siêu hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân có mặt ngoài khơi duyên hải của một nước ở Đông Nam Á châu -- gởi một thông điệp rằng Trung Quốc không là ông anh lớn duy nhất trong vùng.

Cuộc viếng thăm này xảy ra 35 năm sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, cùng với thời điểm khi Hoa Kỳ và Việt Nam đang có sự hợp tác tốt đẹp trong một số lãnh vực, từ chuyện thảo luận hợp đồng đang gây nhiều tranh cãi hiện nay trong việc chia sẻ kỹ thuật và năng lượng hạt nhân, nhằm phục vụ dân sự cho đến chuyện Trung Quốc cần phải giải quyết với các nước láng giềng của họ để giải quyết chuyện tranh chấp lãnh hải trong vùng Biển Nam Hải.

Cuộc dừng chân viếng thăm của hàng không mẫu hạm USS George Washington chính thức được xem như đánh dấu kỷ niệm lần thứ 15 năm ngày bình thường hoá mối quan hệ ngoại giao tháng rồi giữa hai nước cựu thù. Nhưng thời gian tính cũng phản ảnh mối quan tâm cao độ trong việc duy trì sự ổn định và an ninh trong vùng Á châu – Thái Bình Dương, trong lúc trong vùng đang có căng thẳng sau khi một chiến hạm Nam Hàn bị đánh chìm hôm tháng Ba, làm thiệt mạng 46 thủy thủ. Bắc Hàn bị đổ lỗi cho việc tấn công này, nhưng cho đến nay họ vẫn phủ nhận bất cứ sự liên quan nào trong việc này.

Mới tháng rồi, qua cuộc họp về vấn đề an ninh Á châu ở Hà Nội, thủ đô Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton cũng đã làm Trung Quốc nổi giận khi bất ngờ bà lên tiếng yêu cầu siêu cường Cộng sản này giải quyết chuyện tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng trong vùng Đông Nam Á châu ở vùng biển Nam Hải.

Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền hoàn toàn vùng biển và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang còn tranh chấp, qua đó họ hành xử tính chủ quyền toàn vẹn của họ. Nhưng Việt Nam, Đài Loan, Mã Lai Á, Brunei và Phi Luật Tân cũng đã cho rằng họ có tính chủ quyền hoặc toàn phần hoặc bán phần trên lãnh thổ này, vốn nằm dài dọc theo những thủy lộ hàng hải, những khu vực giàu thủy sản và người ta tin rằng dưới lòng biển có nhiều dầu và khoáng sản. Bà Clinton công bố là Hoa Kỳ có mối quan tâm tầm quốc gia và muốn thấy những những tranh chấp chủ quyền này được giải quyết.

“Vấn đề bây giờ là Trung Quốc tự cam kết, một cách công khai, tính chủ quyền ở biển Nam Hải và để gạt nó qua một bên, chỉ nói mà không làm cho điều này có hiệu lực, phải tuân theo, sẽ là rất khó khăn,” một chuyên gia về quan hệ quốc tế ở trường Đại học Pennsylvania ông Arthur Waldron nói. “Vậy thì chúng ta đang chơi trò đuổi bắt, nhắc người Trung Hoa rằng chúng ta không sụp đổ theo thời hậu siêu cường, và rằng chúng ta có những người bạn khác trong vùng.”

Việt Nam xưa nay đã từng lên tiếng về vấn đề này, phản đối kế hoạch đưa du khách vào những quần đảo này của Trung Quốc và mới đây là sự phản đối việc nghiên cứu địa chấn gần quần đảo Hoàng Sa. Cũng trong tháng rồi hải quân Trung Quốc đã tập trận ở vùng Biển Nam Hải.

“Việt Nam không ủng hộ việc kiềm chế Trung Quốc, nhưng giống như những thành viên của Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu, muốn thấy mỗi một siêu cường cân bằng lẫn nhau,” Carl Thayer, một chuyên viên nghiên cứu Á châu của Viện phòng thủ Úc ở Canberra nói. “Một cách đơn giản, không thấy có những dấu hiệu tế nhị cho thấy Việt Nam muốn Hoa Kỳ đến vùng này để duy trì tình trạng cân bằng với Trung Quốc.”

Hàng không mẫu hạm US George Washington là một chiến hạm tối tân với hoả lực mạnh mẽ kinh hoàng, có căn cứ nằm ở Nhật Bản và trực thuộc vùng biển Thái Bình Dương. Chiến hạm này là một thành phố nổi có khả năng mang theo 70 chiến đấu cơ, hơn 5.000 thủy thủ và phi công và 1 triệu 8 ki-lô bom. Chiến hạm này chạy luẩn quẩn trong vùng biển ngoài khơi duyên hải miền Trung thuộc tỉnh Đà Nẵng hôm Chủ Nhật ngày 8 tháng Tám, là điểm khởi đầu của những quần đảo đang tranh chấp.

Chiếc siêu hàng không mẫu hạm này vào Việt Nam sau bốn ngày thao diễn quân sự tháng rồi với Nam Hàn được cả thế giới theo dõi nhằm cho thấy sự đoàn kết sau vụ chiến hạm Nam Hàn Cheonan 1.200 tấn bị đánh chìm. Cuộc thao diễn làm Bình Nhưỡng nổi điên tiết cùng với nhiều chỉ trích từ phía đồng minh Bắc Kinh của họ.

Một tờ báo của Trung Quốc cũng cho đăng tải bản tin đi trong tranh đầu tuần rồi ngụ ý mạnh mẽ là Trung Quốc không vui lòng về bản tường thuật Việt Nam và Hoa Kỳ đang thảo luận một hợp tác chuyển giao kỹ thuật và năng lượng hạt nhân phục vụ dân sự có thể cho phép Việt Nam làm giàu chất uranium ở Việt Nam.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ông P.L. Crowley nói Trung Quốc đã không được tham khảo về những cuộc thảo luận này, nhưng ông không đi vào chi tiết phần làm giàu chất uranium. Những người trợ tá Quốc hội Hoa Kỳ cho hay sự thỏa thuận này rất có thể sẽ không kèm theo phần cam kết không làm giàu chất uranium, mà Hoa Kỳ khuyến khích như “tiêu chuẩn vàng” cho những thoả hiệp hợp tác năng lượng hạt nhân nhằm phục vụ dân sự để bảo đảm những vật liệu này sẽ không được dùng để chế tạo bom nguyên tử.

Việt Nam đã phủ nhận họ có kế hoạch làm giàu chất uranium ở Việt Nam.

Cuộc viếng thăm của hàng không mẫu hạm USS George Washington này là một biểu tượng đặc biệt khi chiến hạm này có mặt trong vùng duyên hải Đà Nẵng, đã một thời là căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, chấm dứt vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi quân đội cộng sản Bắc Việt chiếm Sài Gòn, thủ đô của miền Nam vốn được Hoa Kỳ hậu thuẩn, và thống nhất đất nước.

Khoảng 58.00 người lính Mỹ và ước tính khoảng 3 triệu người Việt Nam đã bỏ mình qua cuộc chiến này.

Mối quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh kể từ khi hai cựu thù bắt tay nhau trong năm 1995. Hoa Kỳ giờ là thị trường xuất cảng hàng đầu của Việt Nam và Hoa Kỳ là giới đầu tư ngoại quốc số một ở Việt Nam. Mậu dịch song phương đạt được 15 tỉ 4 trong năm 2009 rồi.

Quan hệ quân sự cũng gia tăng kể từ khi chiếc chiến hạm đầu tiên của hải quân Hoa Kỳ ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, bao gồm những buổi thảo luận cao cấp và huấn luyện.

© DCVOnline

Nguồn:
(1) Former enemies US, Vietnam now military mates. The Associated Press, by Margie Mason, 8 August 2010
(2)
Tàu sân bay Mỹ đậu ngoài khơi Đà Nẵng. VietnamNet, ký giả Trường Minh, ngày 8 tháng Tám năm 2010. Theo bản tin của VietnamNet, “nhận lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đoàn cán bộ liên ngành đã có chuyến thăm tàu sân bay USS George Washington đang ở ngoài khơi Việt Nam trên vùng biển giáp thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong những hoạt động nhân kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.”

.

.

Hoa Kỳ-Việt Nam: ‘Cựu thù’ nay thành ‘chiến hữu’ (Người Việt)

Former enemies US, Vietnam now military mates (AP 8-8-10)

Mẫu hạm nguyên tử Mỹ tiếp đoàn quan chức cao cấp CSVN (Người Việt)

Cận cảnh ‘siêu hàng không mẫu hạm’ Mỹ trên biển Đông (VNN)

.

.

.

No comments: