BÚT KÝ CỦA MỘT NHÀ KHOA HỌC VIỆT KIỀU
NGUYỄN ĐĂNG HƯNG - Giáo sư Đại học Liège (Bỉ)
17-08-2010
http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/08/loi-dan-bai-nay-xuat-hien-duoi-hinh.html
Bài này xuất hiện dưới hình thức một bài tham luận đọc tại Hội Thảo mùa hè Franfurt tháng 8 năm 1989 nếu tôi nhớ không nhầm. Hội thảo này là tiền thân của Hội Thảo mùa hè mới vừa được tổ chức về « Tranh chấp Biển Đông Nam Á và vấn đề an ninh con người », Philadelphia, Mỹ tháng 7, 2010 vừa qua. Sau đó anh Trần Hải Hạc chủ bút báo Đoàn Kết yêu cầu tôi gởi đăng trên cơ quan ngôn luận của Liên Hiệp Việt kiều tại Pháp, bộ mới số 418 phát hành trong tháng 11 năm 1989.
Sau khi PTT Nguyễn Thiện Nhân đến nhà ân cần thăm hỏi và đề nghị tặng quà nhà toán học Ngô Bảo Châu tôi thấy vấn đề chiêu mộ nhân tài, tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt kiều về nước đóng góp vẫn là một vấn đề nóng bỏng thời sự mà sau 35 năm vẫn còn bề bộn phía trước.
Nay gởi cho Blog Nguyễn Xuân Diện đăng lại nguyên văn, biết đâu cũng là một ý kiến nhỏ gợi ý cho giới chức trách đương quyền, giúp cho đông những nhà khoa học trẻ Việt Nam suy ngẫm thêm về sinh hoạt khoa học trước 1989 tại Việt Nam.
Cũng xin lưu ý là sau năm 1979, tác giả bài này đã quyết định ngưng về Việt Nam trong 10 năm cho đến 1989 khi công cuộc đổi mới kinh tế và tư duy bắt đầu rõ nét. Hiện nay tác giả đã hưu trí và sinh sống chính tại Việt nam.
-------------------------------------------------
.
BÚT KÝ CỦA MỘT NHÀ KHOA HỌC VIỆT KIỀU
NGUYỄN ĐĂNG HƯNG - Giáo sư Đại học Liège (Bỉ)
Bối cảnh 1
Hà Nội, Tết Bính Thìn, Tết hòa bình đầu tiên sau ba mươi năm chiến tranh. Tôi theo phái đoàn người Việt yêu nước tại Bỉ về thăm đất nước. Anh chị em Việt kiều đã tham gia những phong trào đấu tranh yêu nước ở hải ngoại kéo về hẹn gặp nhau ở Hà Nội. Năm ấy rất đông đủ Việt kiều đi về từ khắp năm châu, bốn biển, từ Canađa, từ Pháp, Tây Đức, Thụy Sĩ, Nhật, Úc, Bỉ, và có cả Tân Đảo nữa. Đã liên lạc qua thư từ, qua những bức kiến nghị, những tờ thông tin từ nhiều năm qua, bây giờ gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, giây phút ấy không bao giờ quên được. Đảng, chánh phủ, Mặt trận, Ban Việt kiều trung ương đã giành cho chúng tôi những buổi tiếp đón ân cần, niềm nở, những lời thăm hỏi thân mật, ưu ái. Không khí hồ hởi ấy thật là khó tả ! Xin mượn ở đây câu đối của Đồ Phồn viết ra vào dịp đó:
Trăm năm đạt tới ngày này, diệt họa xâm lăng,
cả nước chung vui Xuân giải phóng
Vạn nẻo thu về gốc cũ, rửa hờn chia cắt,
toàn dân cùng hưởng Tết đoàn viên
Đêm 29 Tết, Việt kiều đổ xô đi xem chợ hoa Hà Nội. Trong các phái đoàn Việt kiều có người để tóc dài, mặc quần jean ống loa, thời trang trẻ bên Tây lúc ấy. Một tiểu đội đoàn viên Đoàn thanh niên thủ đô đứng túc trực. Họ mời các Việt kiều tóc dài vào trạm, phê phán gay gắt cách ăn mặc ấy, xong khuyên bảo những cá nhân này nên cắt tóc ngắn, ăn mặc gọn ghẽ hơn để theo kịp nếp sống lành mạnh, văn minh xã hội chủ nghĩa. Ừ thì cũng đúng thôi! Mấy anh em có vấn đề phàn nàn đôi chút, nhưng cái vui quá lớn, xâm lấn cả tâm hồn, trí não, hơi đâu để ý đến những chuyện cỏn con ! Cũng như ngày mới về, chúng tôi tổng số khoảng 80 người, nhà nước huy động gần 20 nhân viên ngân hàng đến tận khách sạn giúp chúng tôi đổi tiền. Vị chi một người phục vụ cho bốn người, thế mà từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều chúng tôi mới có được tiền Việt
Bối cảnh 2
Đoàn Việt kiều lên máy bay vào Sài Gòn sáng 29 Tết, ngủ một đêm tại khách sạn Cửu Long, hôm sau ai nấy tự do về thăm gia đình.
Đêm 30 Tết, tôi đi chợ hoa Sài Gòn cùng với người cháu. Mười bảy năm trời xa cách, nay mới thấy lại thành phố thân yêu hôm nay mang tên Hồ Chí Minh chói lọi, còn gì xúc động bằng! Có máy ảnh trong tay, tôi chụp hình lia lịa. Cái gì cũng đẹp, cũng vui, cũng đầy ý nghĩa! Chẳng may chụp chợ hoa mà có một anh công an đứng bối cảnh dính trong hình! Bị gọi về ty công an ngay, đòi tịch thu máy, tịch thu phim! Ủa sao lạ vậy! Anh em Việt kiều đã hỏi rõ và thủ tướng đã nói là đất nước đã được giải phóng, Việt kiều muốn chụp gì cũng được, chỉ trừ những địa điểm bí mật quân sự thôi. Chợ hoa Sài Gòn mà có gì là bí mật! Tôi phản đối dài dài…
Thời gian qua, giao thừa gần đến, tôi sốt ruột vô cùng! Gia đình đang chờ tôi về chung đón giao thừa, đông đủ bà con cô bác. Bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu tình cảm ưu ái ruột thịt đang chờ tôi ! Tôi cố trầm tĩnh giải thích: «Các anh công an bây giờ đi ngờ ngờ giữa thành phố đã được giải phóng, còn gì là bí mật, cần gì phải giấu giếm! Chụp hình công an đẹp trai, bên cành hoa lộng gió, trong khung cảnh tráng lệ thanh lịch của thành phố, có gì là quấy, có gì phải cấm!». Mấy ông công an lạnh lùng, không trả lời, không cho phép tôi điện thoại về Ban Việt kiều thành phố đến lãnh tôi ra, không cho phép cháu tôi về nhà báo tin cho gia đình hay! Cậu cháu tôi phải ngồi chờ, ban thường trực công an đang họp, thảo luận dây dưa, hội ý tập thể về việc tôi chụp hình. Tôi nhìn máy điện thoại để trên bàn, ngay trước mặt, bực tức bị bó tay, không được phép sử dụng.
Tôi miên man nghĩ đến mấy hôm trước ở Hà Nội tôi đã dùng máy điện thoại đặt ở bàn tiếp tân khách sạn Dân Chủ. Tôi muốn bắt liên lạc với một ông chú họ, đi kháng chiến đã hai mươi mấy năm nay, hiện đang công tác tại Bộ kế hoạch kinh tế. «A-lô, tôi muốn được nói chuyện với chú tôi tên Hiệp, Lê Thành Hiệp, đang công tác ở đây». Một giọng nói gắt gỏng bên kia tạt lại: «Hiệp đi rồi, vào
Sau bốn tiếng đồng hồ hội đàm nghiêm chỉnh, ban thường trực công an hạ quyết định thả tôi về, chả mất chi, chỉ mất ăn giao thừa với gia đình thôi. Mấy ông công an nói nhỏ theo : « Mong đồng chí đừng báo cáo với cấp trên nghe, nguy cho chúng em lắm đó ! ». Sau này tôi cũng chẳng nói với ai chi tiết không vui nhỏ này. Tôi chỉ nhớ lời cháu tôi bảo trên đường về : « Mình được thả là nhờ cậu không sợ đó, nếu cậu sợ chắc mút mùa quá ».
Bối cảnh 3
Hè 77, một năm sau, tôi lại trở về Việt
Tôi được tiếp rước rất ân cần, nhà nước lo cho ăn ở rất đầy đủ, tiêu chuẩn của chuyên viên rất cao, ngang với tiêu chuẩn của thứ trưởng (theo lời các bạn đồng nghiệp) : khách sạn tiện nghi, xe Volga có tài xế nhà nước, sử dụng tùy hỉ, đi đâu cũng được ngay cả chủ nhật, bữa ăn bốn năm món, gói thuốc thơm mỗi ngày ! Tôi có dịp đi làm khoa học nhiều nơi ở Âu – Mỹ nhưng phải nói chưa lần nào sướng như vậy ! Ở nước Việt
- Ơ hay ! Sao không để anh tài xế ngồi bàn ăn chung với chúng ta, tôi mời anh ấy đấy !
- Sao lạ ! Đem theo ít tiền muốn mua chút quà về Sài Gòn cho gia đình mà hỏi đồ gì cũng không có, chỉ có đồ chưng làm kiểng, ngắm cho vui qua cửa kính thôi !
- Quái đản ! Sao ông giám đốc Trường đại học xây dựng có vẻ không biết gì về chuyên môn trong khi các đồng nghiệp thứ dưới lại rất thành thạo từ sinh ngữ đến chuyên môn !
Khẩu hiệu căng ngoài phố Hà Nội không giống ai ! « Thanh niên thủ đô lập công dâng Đảng ». Lập công vì dân, vì tổ quốc, vì Đảng còn nghe được, sao lại phải dâng một mình Đảng, chữ dâng có gì thiếu dân chủ !
Có buổi rảnh tôi đi thăm Thư viện trung ương Hà Nội. Ông giám đốc thư viện hướng dẫn tôi tham quan. Tôi chú trọng đến khu sách khoa học, kỹ thuật. Kệ sách nào cũng bắt đầu bằng những cuốn kinh điển của Mác, của Lênin, của Stalin, của Bác Hồ, của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn, của đồng chí Trường Chinh, của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, của các nhà lãnh đạo rồi mới vào chuyên môn. Đồng chí giám đốc thư viện giải thích :
- Khoa học kỹ thuật của chúng tôi là khoa học kỹ thuật phát suất từ chân lý Mác – LêNin, khoa học kỹ thuật xã hội chủ nghĩa, áp dụng qua điều kiện cụ thể Việt
Phải nói lời giải thích của đồng chí giám đốc làm tôi lạnh cả người hôm ấy ! Có một cái gì rất là trầm trọng đã bị va chạm ở tôi đến mức cao độ. Tôi bắt đầu thấy sợ. Còn gì đáng ngại hơn sự trói buộc của tri thức, của khoa học, của kỹ thuật, của chuyên môn, trói chặt bằng những sợi dây vô hình nhưng cứng như thép, hồng như máu !
Tôi nghĩ đến tương lai Việt Nam, nghĩ đến sự phát triển kinh tế, đến sự vận dụng khoa học kỹ thuật vào công cuộc kiến thiết đất nước, và đêm ấy thao thức trằn trọc không ngủ được …
Cuối tuần mệt mỏi, nóng bức, tôi bảo tài xế chở đi Hạ Long chơi. Cảnh trí thiên nhiên đẹp vô ngần, nhưng tôi vẫn thấy day dứt, xót xa. Bãi tắm vắng bóng người dân Việt
Bối cảnh 4
Sau hai tuần, tôi cùng đoàn nghiên cứu sinh bay về Sài Gòn thực tập trên máy tính. Nguyên tôi có mang về một chương trình tính lớn, chương trình vạn năng SAMCEF được thiết kế và tạo dựng tại Đại học Liège từ những năm lục niên. Máy IBM ở Tân Sơn Nhất không chịu chấp nhận chương trình này vì hệ thống điều động chuyên về quản lý máy bay quân sự Mỹ chứ không chuyên về tính toán khoa học. Chương trình của tôi chất chứa nhiều chương trình con quá ! Thông thường tôi quen cần một chuyên gia biết sử dụng máy bên cạnh khi có vấn đề. Đồng chí giám đốc cơ sở lần lượt gọi ra ba bốn chuyên gia, trung úy này, đại úy nọ trực thuộc quân đội, tốt nghiệp từ Liên Xô, Tiệp Khắc. Cả ngày họ lục đục giải quyết vẫn không xong, máy không chịu chạy. Tôi đề nghị :
- Máy này có từ trước giải phóng, như vậy chắc có chuyên gia Sài Gòn cũ, sao không thử gọi một người đến giúp tôi.
Ai nấy đều đứng đờ ra, không phản ứng. Tôi tìm cách năn nỉ :
- Chuyến đi của tôi mất bao nhiêu công quỹ nhà nước đôi bên, chương trình đem về có giá trị thương mại và khoa học lớn, chạy không được té ra hoài công, mất của, chả đâu vào đâu…
Sáng hôm sau, tôi rất mừng thấy một anh kỹ thuật gia Sài Gòn cũ được gọi đến. Anh rất lễ phép đến độ khúm núm, tự giới thiệu tên tuổi rành mạch. Sau một giờ làm việc, sửa chữa, máy chấp nhận chương trình và chạy thông suốt. Chương trình quá dài không đủ giấy in, phải cho ngưng lại về Sài Gòn xin thêm giấy mới in ra được hết ! Tôi mừng vô hạn, rối rít cám ơn anh chuyên gia ‘’ngụy’’ và đề nghị ngay :
- Đánh dấu buổi vui hôm nay, tôi xin mời toàn bộ ban phụ trách máy tính, các đồng nghiệp tháp tùng từ Hà Nội một buổi tiệc tối mai tại nhà hàng Caravelle.
Tôi nói thêm :
- Tôi mời hết thảy mọi người, ngay cả anh chuyên gia giúp tôi hôm nay và nhất là anh ấy vì anh đã cứu nguy cho tôi vào giờ chót…
Tối hôm sau, tại tầng lầu cao nhất khách sạn Caravelle, buổi tiệc được đông đủ mọi người đến dự : đại tá giám đốc, đại úy tổ trưởng, trung úy máy tính, các vị đồng nghiệp, ngay cả gia đình tôi. Duy có anh chuyên gia Sài Gòn cũ thì không thấy. Hỏi ra chẳng ai biết lý do. Tôi buồn năm phút…
Bối cảnh 5
Hè năm 79, tôi lại về Việt
Tôi tâm sự với các bậc khoa học đàn anh đứng tuổi trong những buổi đi ăn thịt cầy ở ngoại ô Hà Nội :
- Chắc chúng tôi phải làm gì các anh à, chắc phải vận động Việt kiều hải ngoại gửi kiến nghị, thảo điều trần về cho Đảng và chánh phủ mong họ sửa đổi. Nếu tiếp tục như vầy thì nguy quá, họa đến không xa, họa đói, họa mất nước, họa diệt vong… Việt
- Không được, Hưng ơi ! Vô ích. Cậu không phải là một Trần Đức Thảo, một Nguyễn Mạnh Tường, một Hoàng Xuân Nhị. Rồi kiến nghị chắc tới tay lãnh đạo không ? Rồi kiến nghị đòi hỏi gì ? Đòi nhà nước mở cửa, đòi Đảng coi trọng chất xám ư ? Như vậy có gì là mới mẻ. Nguyễn Trường Tộ thời Nguyễn đã làm rồi. Cái khác là ngày nay chế độ ở Việt
- Kiến nghị đòi tự do, dân chủ, dân quyền ư ? Hữu khuynh hạng nặng, tư sản chủ nghĩa cùng mình, chế độ xã hội chủ nghĩa có tự do, dân chủ cả ngàn, cả triệu lần hơn chế độ tư bản chủ nghĩa mà còn phải đòi hỏi gì nữa…
Tôi trở vào Sài Gòn ở thêm một tuần với gia đình trước khi chuẩn bị lên đường trở lại Âu châu. Thỉnh thoảng lấy xích-lô đi dạo phố giải khuây. Nhìn anh xích-lô, gương mặt sáng sủa, ăn nói lời lẽ rành mạch, tầm hiểu biết khá sâu và cao, tôi lấy làm lạ. Chú ý nhìn mãi mới nhớ ra :
- Trời ! Có phải anh là Cẩn không ? Cẩn học trường Ponts bên
- Vâng, phải Hưng không ? Hưng đi Bỉ năm 59 phải không ?
Thành ra anh bạn học xuất sắc tôi từng thán phục ngày nào bây giờ phải đạp xích-lô để kiếm ăn qua ngày…
Lên sân bay Tân Sơn Nhất, tôi nhìn lại gia đình, bè bạn đi đưa, nhìn những ánh mắt đăm chiêu, những gương mặt hốc hác, lòng tôi như có gì ảm đạm, xót xa hơn những chuyến trước. Tôi thấy tôi càng ngày càng xa ra. Một giới tuyến vô hình nhưng vô cùng kiên cố đã được dựng lên giữa họ và tôi, và phải qua thời gian tôi mới nhận diện ra nó một cách chắc chắn. Kỹ thuật đông lạnh tinh vi nào đã hình thành những khối băng khổng lồ vĩnh cửu, co cứng lại ngay trong vùng nhiệt đới ! Tôi cố bào chữa, nghĩ đến chiến tranh tàn phá, cán bộ tiêu hao, nhưng vẫn thấy toát ra những điều nghịch lý của một cơn ác mộng. Sự thật đã vượt quá sức tưởng tượng của tôi. Có một cái gì tuyệt đối, triệt để, một chiều đến độ khó tin được. Có một cái gì thô bạo, quá khích, giáo điều và gian trá đã trở nên nề nếp bình thường, bình thường đến mức không mường tượng ra nổi !
Tôi chỉ thấy tôi chỉ là một người tình nhân có lòng tin yêu tha thiết nhưng ý trung nhân của tôi đã đặt tôi vào chuyện đã rồi, vào hoàn cảnh không trở lại được nữa. Những năm tháng dài đằng đẳng sau này phải cố sống trong khổ đau, trong yên lặng, âu cũng là phản ứng yếu đuối của lòng tự trọng còn sót lại…
Bối cảnh 6
Trở sang Bỉ, tôi quyết định đưa đơn xin vào quốc tịch nơi cư ngụ. Tôi vốn rất thích đi đó đi đây, và nghề nghiệp cho phép thường xuyên đi tham dự hội nghị, hội thảo khoa học khắp năm châu. Tờ hộ chiếu Việt
Cơ quan quốc tế nào cũng có mặt ở đây. Chánh phủ
Những người đi hợp tác quốc tế như tôi thường có dịp gặp nhau trong những buổi tiếp tân, tiệc tùng. Và trong những buổi ấy, người da vàng như tôi không phải là hiếm :
- Anh phải Việt
- Vâng.
- Anh từ đâu tới?
- Từ Canađa, tôi đi với tư cách chuyên gia của chánh phủ
- Tôi từ Hoa Kỳ, cố vấn nông nghiệp.
- Tôi từ Pháp sang, chuyên gia hàng không chánh phủ Pháp gởi sang giúp hãng Air
- Tôi cũng là Việt
- Tôi từ Thụy Sĩ, chuyên gia ngân hàng.
- Tôi cũng từ Pháp, nhưng sau đó sang định cư tại
- Tôi từ Anh, di tản kiếm ăn từ năm 75, nay làm cho Ngân hàng quốc tế, chuyên gia cầu đường.
- Và tôi cũng là người Việt
Rồi chúng tôi hẹn gặp lại ngày Tết Việt Nam, ăn chung cái Tết Congo, Tết rất là thật, có câu đối, có cành mai, có bánh chưng, có tràng pháo và nhất là có chung một tâm trạng của những chất xám lưu vong… Rồi càng ngày chúng tôi càng thân nhau, tuy mỗi người, mỗi gia đình vẫn giữ quan điểm riêng của mình về chánh kiến, về lịch sử, về Việt Nam, mỗi người có một quá khứ riêng, một hoàn cảnh riêng. Phải nói phần đông chúng tôi có địa vị khá quan trọng trong lãnh vực của mình và chánh quyền
Một hôm, tình cờ tôi vào cơ quan IBM. Thấp thoáng bên trong một dáng dấp người Á châu. Tôi chưa kịp hỏi, người ấy chạy ra chào tôi :
- Phải anh là Hưng không? Giáo sư Hưng?
- Hình như tôi đã gặp anh, ở đâu không nhớ.
- Tôi là Phu, chuyên viên IBM có làm việc với anh ở Tân Sơn Nhứt năm 77 ấy mà. Không nhận ra tôi sao? Tôi đi tàu, định cư tại Hoa Kỳ năm 81, được cử sang đây vì tôi nói thạo tiếng Pháp.
Giờ đây tôi mới hiểu ra lý do vì sao, bữa tiệc tại Caravelle, anh bạn chuyên viên Sài Gòn cũ đã không đến được.
Bối cảnh 7
Tôi trở về Âu châu, làm việc lại ở Đại học Liège, Bỉ. Lâu lâu tìm gặp anh em trong hàng ngũ phong trào Việt kiều ngày trước cho thấm lại chút hương vị ấm áp ngày xưa. Nhưng hương vị có cái niềm cay đắng! Phong trào ở Bỉ tha hóa đến cực độ! Năm ba người, vài gia đình khum lưng, khép miệng đi theo thời cuộc, số đông rút lui vào bóng tối, vào yên lặng, vào quên lãng, vào sinh kế hằng ngày…
Nhưng rồi có biến chuyển. Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam, Đại hội bất thường tháng 9-86 của phong trào Việt kiều Tây Đức, những bài trên báo Văn Nghệ, báo Tuổi Trẻ, sự chuyển mình của báo Đoàn Kết, những bài tham luận của nhà văn Dương Thu Hương, cuộc Hội thảo Việt Nam 88 ở Dourdan (Pháp), sự ra đời của những diễn đàn mới tại Bỉ…
Tôi như lấy lại chút sinh khí, lại chuẩn bị về Việt Nam lần thứ tư, và mới thực hiện chuyến đi ấy cách đây có mấy tháng, dịp tết Kỷ Tỵ vừa qua.
Rất nhiều thay đổi khá rõ nét ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chú tôi mỗi ngày mua báo để đọc chứ không để gói đồ thôi như trước nữa. Vợ chồng ông anh họ tôi không nhờ xin giấy sang Bỉ nữa, dì tôi sai cháu sơn lại mặt tiền căn nhà để ăn Tết, dượng tôi bớt nghe đài BBC, cháu tôi tập tành học nhảy rock… Đã có những nụ cười chân thật, đã có những niềm tin hài hòa, đã nói tới con người, đã bàn đến hạnh phúc… Ở những cơ sở tôi thăm viếng, đã có người đứng ra lấy trách nhiệm quyết định công việc cụ thể, không mất thời giờ hoãn lại, chờ lịnh cấp trên.
Gió ấm đã nổi lên từ lòng đất, từ lòng người, từ bờ sông
Một buổi sáng, tôi bước vào quán phở nhỏ gần trường đua Phú Thọ để ăn điểm tâm. Những tiệm phở, quán cà-phê, sạp bún bò Huế như vậy ngày nay mọc như nấm. Anh chủ tiệm mập mạp săn đón ân cần:
- Chắc bác là Việt kiều mới về?
- Vâng, tôi từ Bỉ về ăn Tết.
Giọng nói khá nặng của một tỉnh miền Bắc của anh chủ tiệm làm tôi chú ý.
- Chắc bác mỗi năm về ăn Tết ạ?
- Đây là lần thứ hai, lần đầu cách nay mười ba năm. Cũng có về mấy lần nữa nhưng chỉ vào dịp hè thôi. Tết đầu tiên của tôi ở Việt
- Tết Bính Thìn, bác ở Bỉ, thế em biết bác, bác còn nhớ em không?
- ???
- Bác quên em rồi. Em là công an nhân dân công tác ở quận nhất ấy mà, bác chụp hình ấy mà, bác nhớ ra chưa?
Té ra anh công an mảnh khảnh ngày xưa bây giờ đổ ra làm chủ tiệm phở, mập mạp hơn trước nhiều, làm tôi không nhìn ra được.
Vâng, Sài Gòn ngày nay có rất nhiều đổi thay…
(Bắt đầu viết năm 1979, sửa lại và bổ sung năm 1989).
* Xin cảm ơn GS. Nguyễn Đăng Hưng đã gửi bài viết này cho Nguyễn Xuân Diện Blog.
-------------------------
Bình luận :
Những người như ông Nguyễn Đăng Hưng cùng với các Hội Việt Kiều Yêu Nước là những người, những hội đã góp phần tích cực trong sự thành công của chế độ toàn trị cộng sản trên toàn cõi Việt Nam, góp phần xóa bỏ văn hóa truyền thống dân tộc để xây dựng văn hóa đảng và đẩy lùi văn minh của đất nước trước nền văn minh của thời đại và nhân loại. Thử hỏi họ có công hay có tội ?
.
.
.
No comments:
Post a Comment