Tuesday, August 17, 2010

BAO GIỜ MỚI HẾT CHUYỆN DÂN OAN KHIẾU KIỆN

Bao giờ mới hết chuyện Dân oan khiếu kiện

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

2010-08-17

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sit-ins-in-front-of-ho-chi-minh-city-hall-08172010085126.html

Trong những ngày này, tại khu tượng đài Hồ Chí Minh trước văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố, một số dân oan khiếu kiện đất đai tập trung tại đó để tiếp tục khiếu nại về những điểm mà họ cho là bất công trong giải tỏa, bồi thường đất đai; nhưng không cơ quan nào chịu giải quyết cho họ.

Tình hình khiếu kiện về đất đai của người dân tiếp tục nóng với những vụ cưỡng chế di dời người dân. Lý do chính cũng là mức bồi thường do phía chủ đầu tư đưa ra vẫn chưa được người sử dụng đất cho là thỏa đáng.
Những người dân đã gửi đơn cho chính quyền địa phương phường, xã, huyện, tỉnh cho đến cấp trung ương mà vẫn chưa được giải quyết như trường hợp ông Nguyễn Mạnh Hùng tại quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh nói lên quyết tâm đi kiện trong đợt này:
"Bây giờ cứ ngồi chờ yêu cầu người có thẩm quyền ra tiếp và nghe người dân trình bày, còn không cứ ngồi hòai".

.

Đền bù không thỏa đáng

Vào sáng ngày 16 tháng 8, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết là sau một tuần lễ tập trung tại khu tượng đài trước Uỷ Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh của một số dân oan khiếu kiện đất đai như bản thân ông tại quận Bình Thạnh, một số người khác có tình cảnh tương tự cho biết sẽ đến tham gia với số chừng 100 người đang có mặt tại đó vào sáng ngày thứ hai 16 tháng 8:
"Dân ở các quận khác thấy dân của ba quận ngồi được, người ta đọc băng rôn và cho biết dự tính sẽ lên nữa".

.
Hòan cảnh của những người phải sống lây lất suốt nhiều năm qua vì bị cưỡng chế thu hồi đất mà theo họ là bất công thế nhưng bị các cấp đùn đẩy cho nhau từ năm này qua năm khác được những người tham gia biểu tình cho biết.

"Tôi là Đỗ Thị Hồng Nhung, cựu hiệu trưởng trường tư thục Minh Quang hồi năm 1973. Năm 1975 giải phóng về, Sở Giáo dục mượn trường hai năm để làm trường Công Nông Thành phố nhưng sau đó quận Bình Thạnh lấy luôn. Đến năm 1997 trường bị đập phá. Tôi có đứa con thấy cảnh đập phá đó sợ quá động kinh mà chết.

Bên ngôi truờng tôi có canh tác 480 mét vuông đất, có đóng thuế hằng năm cho phường đến năm 2000 vẫn còn đòi thuế. Tôi đã thưa kiện từ địa phương đến trung ương, phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã có bốn lần chỉ đạo, một lần bút phê".

.
Một người khác cũng bức xúc nói về tình cảnh của gia đình: "Khu đất gồm 245 hộ bị giải tỏa cưỡng chế đánh đập đuổi ra đuờng, cho mỗi căn hộ hai triệu đồng. Từ năm 2004, dân tổ 26 này đi kiện từ địa phương đến trung ương, và từ trung ương về địa phương.

Đã có quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chủ tịch thành phố phải giải quyết rõ ràng cho dân; nhưng đến nay đã khai trương. Đất nói lấy làm trường học mà không làm, lại phân lô bán nền. Năm năm nay dân phải ở ngòai đuờng xá. Vừa rồi Phường tuyên bố không nhận đơn nữa, cho rằng đất đó là đất lấn chiếm. Thực tế đất này năm 1993 mua bằng giấy tay. Còn ông Nguyễn Thành Tài thì hổ trợ xã hội thôi."

.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng trình bày về vụ việc của gia đình ông và những hộ láng giềng: "Dự án của tôi đã 18 năm nay rồi. Những dự án dân đeo đẳng đều từ 7- 8 năm đến 10, mười mấy năm rồi. Có những dự án người ta vẫn đàn áp dân để làm. Dự án của tôi mới động thổ hôm thứ Hai 9-8-2010, vì vậy chúng tôi không giữ đất nữa mà lên Ủy ban Nhân dân Thành phố ở số 86 Lê Thánh Tôn. Họ động thổ dự án xây dựng căn hộ cao cấp để bán. Họ đền bù cho dân 285000/mét vuông; nhưng bán ra 48 triệu đồng/mét vuông. Khu đất dự án chổ tôi gần 34 ngàn mét vuông; như vậy siêu lợi nhuận: trừ tiền đền bù cho dân còn lời khỏang 1.500 tỷ đồng."

.

Giải tán bằng bạo lực

Trong đợt tập trung hiện nay để khiếu kiện trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ,ngoài những biểu ngữ nói rõ trường hợp oan khiên của từng trường hợp, còn có hình ảnh một bảo vệ tại Khu chung cư Eden mới bị hành hung hồi trong tháng này. Đây là một điểm nóng mới về bồi thường, cưỡng chế để giao mặt bằng cho chủ đầu tư xây dựng mà số tiền chi trả cho người sử dụng bị cho là quá rẻ mạt so với giá thị trường.

Đợt tập trung khiếu kiện ngay trại khu tượng đài Hồ Chí Minh, ngay trước ủy ban nhân dân thành phố mang tên Bác này không biết sẽ tồn tại bao lâu, dù những người khiếu kiện tỏ rõ quyết tâm theo đuổi cho đến lúc được giải quyết thỏa đáng. Bởi lẽ lâu nay đã có những đợt khiếu kiện tập trung đông người kéo dài nhưng rồi tất cả đều bị giải tán bằng bạo lực.

.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Những lần trước mà tập trung thế này lực lượng công an đông đảo bắt hốt đưa lên xe. Lần này có lẽ vừa rồi bà ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton qua cũng nhắc nhở về vấn đề nhân quyền, nên thấy cũng đỡ hơn chút không bị công an ra đàn áp như hồi năm 2009. Giờ nếu người ta không giải quyết vẫn phải ngồi đây cho mọi người biết cách hành xử của chính quyền đối với dân. Tôi nghĩ chính quyền phải có động thái xem xét lại, để giải quyết cho dân."

.
Đối với khiếu kiện đất đai của những người dân tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chúng tôi liên lạc với những cơ quan tiếp dân từ cấp thành phố đến quận nhưng nhân viên đều nói lãnh đạo đi họp, và mọi nổ lực lấy ý kiến từ phía chính quyền đều bất thành.
Tình hình như một chiếc bong bóng, cứ bóp chỗ này thì lại phình ra chỗ khác. Mấu chốt là oan khiên của những người mất đất, mất nhà ở một cách bất công vẫn không được giải quyết rốt ráo.

.

Theo dòng thời sự:

Slideshow: Biểu tình ở Sài Gòn phản đối đền bù giải tỏa không thỏa đáng

Nhà hàng Givral không còn nữa

Hơn 3 trăm triệu đồng/m2 tại khu “Tứ giác vàng Eden”

Tại sao dân chúng Nghệ An biểu tình?

Nghe hứa, nông dân nông trường Cờ Đỏ trở về địa phương

Bà con nông trường Cờ Đỏ khiếu kiện đòi lại đất

Dân oan: nạn nhân của luật đất đai?

Nông dân làm lúa ngập trong nợ

Việt Nam tham gia phiên họp IPU lần thứ 122

Biểu tình tại Vinh tố cáo lãnh đạo Quân Khu 4 lừa đảo

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

.

.

.

Tình trạng khiếu kiện đất đai ngày càng phức tạp

Thanh Quang, phóng viên RFA

2010-08-17

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/victims-of-unjustice-in-binh-thuan-continue-to%20protest-land-seisure-TQ-08172010100325.html

Trong nước hiện tiếp diễn trầm trọng tình trạng chính quyền tiếp tục cưỡng chiếm đất đai khiến nhiều người dân lâm cảnh bần cùng.

.

Vì quyền lợi và trách nhiệm công dân

2.000 hộ dân tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đang lâm vào tình trạng trở thành dân oan khiếu kiện và rồi thành nạn nhân của hành động đàn áp khắc nghiệt từ giới cầm quyền và công an địa phương.

Trong khi “chuyện dài quê hương cưỡng chiếm đất đai”, chẳng hạn như, ở Saigon mới đây, giới cầm quyền địa phương thuộc quận 2 ra hàng loạt quyết định cưỡng chế, thu hồi đất thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite Vietnam khiến MS Nguyễn Hồng Quang, Cố vấn Giáo Hội và quản lý những giáo sở mục vụ bị ảnh hưởng phải than rằng:

"Đây là một thảm họa cho nhân dân. Những người thuộc nhóm gọi là lợi ích, chuyên về đất đai, luôn nhắm vào tài sản đất đai của đất nước thì luôn dùng mọi thủ đọan trục lợi và đẩy người dân ra đường."

Hay tại Kiên Giang, vụ dự án “Lấn biển” vì công ích cho người dân biến thành lấn ngược trở vô đất canh tác lâu năm của dân, khiến một dân oan tố cáo: "Mấy ông ăn cướp đất của tôi chứ không phải thu hồi đất của tôi."

.

Thì tại huyện Đức Linh thuộc tỉnh Bình Thuận, hàng ngàn hộ dân tiếp tục kiện UBND tỉnh liên doanh với các công ty cưỡng chiếm đất canh tác lâu năm của họ và tiến hành khai thác hàng chục ngàn hecta đất rừng khiến cư dân địa phương mất sinh kế, lâm cảnh điêu đứng.

Ông Lê Hồng Kỳ, một trong hàng ngàn người dân tại huyện Đức Linh giải thích:

"Tôi là một trong những người dân đã đi khiếu kiện rất nhiều năm, trong đó có quyền lợi riêng của tôi và quyền lợi chung của dân địa phương. Quyền lợi riêng là chén cơm manh áo của gia đình tôi sống hiện nay và quyền lợi chung là trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, xã hội.

Thứ nhất, về quyền lợi riêng, thì gia đình tôi có đất hợp pháp, có nhà có cửa đàng hoàng, nhưng chính quyền địa phương họ ký giấy cấp đất tôi cho cán bộ, tước quyền lợi sống của tôi, khiến gia đình tôi lâm cảnh bần cùng bi đát, cơm không có ăn, điện cũng bị cắt. Cách đây 20 năm, gia đình tôi khai hoang 7 mẫu đất. Bây giờ chính quyền huyện Đức Linh lấy đất của tôi cấp cho một tư nhân là cán bộ làm cho gia đình tôi nghèo mạt.

Mặt khác, gần đây có một nhóm công dân có trách nhiệm đối với đất nước, họ phát hiện hàng ngàn hecta đất rừng nguyên sinh bị chính quyền tỉnh Bình Thuận lấy cấp cho các công ty tư nhân như Minh Thuận Phát, Rạng Đông để họ trồng cao su, trong khi hàng ngàn hộ dân ở huyện Đức Linh và huyện Tánh Linh lân cận không có đất sản xuất.

Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị 02 của UBND tỉnh Bình Thuận giao đất này cho dân. Nhưng chính quyền địa phương không giao, mà họ giao đất cho các doanh nghiệp để làm giàu. Dân địa phương hiện nay không có đất thì đành phải đi làm thuê làm mướn thôi."

.

Dân oan Lê Hồng Kỳ nhân tiện cáo giác hành động sai trái của giới cầm quyền địa phương:

"Cán bộ địa phương làm không đúng. Họ vi phạm dân chủ, xem thường dân, xem thường luật pháp. Tôi xin công bố một điều là tại Bình Thuận hiện nay, từ cơ quan đảng đến chính quyền, họ cấu kết, bao che với nhau, không chịu giải quyết đơn. Cho nên dân Bình Thuận phải kéo ra Hà Nội hay vào Saigon kiện triền miên hàng chục năm, sai phạm là do cán bộ địa phương, cơ sở. Bởi vì cán bộ hiện nay ở Bình Thuận, thứ nhất, trình độ họ yếu kém. Thứ hai, họ có hành vi bao che cho nhau để bảo vệ quyền lợi cho nhau. Họ không muốn từ bỏ quyền lợi mà họ đã tước đoạt của dân."

.

Cấp trên bảo, cấp dưới không nghe

Theo dân oan này thì chính quyền Bình thuận “đánh lừa dân”, ông nói:

"Các cơ quan trung ương khó tiếp xúc với dân lắm. Họ chỉ xuống làm việc với cơ quan thanh tra, cơ quan thanh tra trả lời thế nào bằng văn bản thôi. Rồi họ căn cứ vào văn bản, chứng cứ của các cơ quan chức năng của Bình thuận để làm báo cáo. Điều nguy hiểm nhất cho dân oan là như thế này: Trong quy định, khi anh giải quyết vấn đề gì thì anh phải ra quyết định. Và anh giải quyết những tố cáo thì anh phải lập đoàn đi xác minh và anh có kết luận.

Nhưng cán bộ Bình Thuận không bao giờ ra quyết định giải quyết khiếu nại đâu. Họ chỉ dùng công văn thôi. Khi mà họ dùng công văn thì dân chúng tôi không kiện lên cấp trên được, vì phải có quyết định của cấp dưới thì cấp trên mới thụ lý theo nghị định 136 của chính phủ. Nhưng hiện nay chính quyền Bình Thuận đánh lừa dân, chỉ ra công văn thôi."

.

Dân oan Lê Hồng Kỳ cũng bày tỏ nỗi phẫn uất của mình:

"Là 1 công dân Bình thuận, tôi rất buồn. Tình hình Bình Thuận hiện nay, dân đi khiếu kiện rất nhiều, kéo nhau đi kiện hàng loạt, hàng loạt. Có người đi kiện 20 năm, như tôi, mà chính quyền Bình Thuận không giải quyết, mặc dù đã có chỉ đạo của Văn phòng Trung ương đảng rồi. Thậm chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng có quyết định giải quyết cho trường hợp của tôi, có thanh tra ra làm việc. Nhưng Chánh Thanh tra tỉnh Bình thuận Nguyễn Thành Tâm cố tình không giải quyết. Thanh tra cố tình làm sai."

.

Chúng tôi có điện thọai cho Văn phòng Chánh Thanh tra tỉnh Bình Thuận để tìm hiểu thêm vấn đề:

Thanh Quang: Xin cho gặp ông Nguyễn Thành Tâm, Chánh thanh tra tỉnh Bình Thuận.

Đầu dây: Có chuyện gì không ?

Thanh Quang: Thưa ông, tôi là Thanh Quang của Đài ACTD bên Mỹ, tôi được biết là…

Đầu dây: Không phải số này, không phải số này, không phải số này…

Chúng tôi tìm cách liên lạc thêm với quan chức Bình Thuận, kể cả ông Huỳnh Tấn Thành, Chủ tịch tỉnh, nhưng không ai bắt máy.

Trong khi đó, những người dân khác ở huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận, xem chừng như đang trong không khí khủng hoảng như tại Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, đã ngại lên tiếng với Đài ACTD chúng tôi.

.

Theo dòng thời sự:

Dân oan: nạn nhân của luật đất đai?

Người dân khu Eden bị tấn công

Video: Lấn biển hay lấn đất dân?

Tranh chấp giữa công an và người dân ở Thanh Hóa, một cháu bé thiệt mạng

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

.

.

ĐỌC THÊM :

ĐẬP NHÀ, CƯỚP ĐẤT CỦA BÀ DƯƠNG THỊ KÍNH - THÂN NHÂN BA LIỆT SĨ - BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TP.HCM LÊ THANH HẢI VÀ BÈ LŨ PHẢI ĐỀN NỢ MÁU! (Cù Huy Hà Vũ)

Tiếng dân kêu (bauxite Việt Nam)

.

.

.

No comments: