Thursday, August 12, 2010

BÀI NÓI CHUYỆN của TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ tại CALIFORNIA năm 2003

Bài nói chuyện của Tướng Nguyễn Cao Kỳ tại Đại Học DeAnza, Cupertino, California

http://www.danchimviet.com/archives/16090

LTS: Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đang ấm dần lên qua vấn đề Biển Đông, ĐCV đăng tải lại bài phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ tại Đại học DeAnza, trong cố gắng thuyết phục Hoa Kỳ bắt tay với CSVN ngăn chặn Trung Quốc, gây nhiều tranh cãi trước đây.

Lời người dịch: Ngày 13 tháng 6 năm 2003, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ được giáo sư John K. Swensson, Khoa truởng Khoa Ngôn Ngữ của trường Đại Học DeAnza, Cupertino, California mời nói chuyện về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nhân cuộc hành trình của Tướng Kỳ gây nhiều sôi nổi trong cộng đồng, tôi phiên dịch bài diễn văn này ra quốc ngữ để cống hiến bạn đọc. Hy vọng các bạn đọc sẽ chia sẻ đuợc tâm ưu của Người Lính Già Nguyễn Cao Kỳ, có cái nhìn xa về thời cuộc mà phải hứng chịu nhiều hiểu nhầm của dư luận ngày hôm nay. Ông ta đã chiến đấu và đã không ngừng mưu cầu cho dân tộc có một tương lại tươi sáng hơn.

-------------------------------------------

Trước tiên, tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên và quý trường đã cho tôi có dịp để chia sẻ vài cảm nghĩ của tôi. Đặc biệt xin cảm tạ bà Martha Kanter và ông Khoa truởng John Swenson đã có nhã ý mời tôi đến nói chuyện hôm nay.

Vào tháng Tư của 27 năm truớc, sau 20 năm chống trả anh dũng, Miền Nam Việt Nam đã rơi vào tay kẻ thù. Bao biến đổi từ đó. Nhiều nguời trong số các bạn chưa ra đời; với những người nào còn nhớ lại ngày đen tối đó, những nguời mà sau bao năm tháng, thời gian đã in hằn trên khuôn mặt những nếp nhăn và tóc đã điểm mầu sương khói, đã bảo toàn danh dự trong những giờ phút khó khăn, không làm mất đi lý tưởng mà các bạn theo đuổi. Các bạn đã trưởng thành, sự hy sinh và nhiệt huyết của tuổi trẻ đã mang lại sự thành công và trách nhiệm ở những địa vị xứng đáng trong xã hội Mỹ. Còn đối với tôi, như các bạn thấy, tôi không còn khoác khăn quàng tím, mặc áo bay đen, lưng đeo súng lục. Tôi đã chôn tất cả dưới đáy rương, kỷ vật của một thời quá khứ. Cuộc chiến đã lùi dần vào lịch sử, sự thất bại về dân chủ ở Việt Nam đã để lại những dấu ấn trong lương tâm của hai quốc gia. Những câu hỏi đặt ra từ năm 1975 vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng. Làm sao với một đồng minh Mỹ vô địch về kinh tế, chính trị và quân sự cộng thêm sự hỗ trợ của các nước đồng minh khác mà Nam Việt Nam lại bị đánh bại bởi một quân đội lạc hậu, nghèo đói của Bắc Việt? Hôm nay tôi xin đưa ra những câu trả lời về vấn đề này.

Thưa qúy vị,

Sử liệu của Hoa Kỳ thường cho rằng sự thất trận xảy ra vì cuộc chiến thiếu chính danh, vì chính phủ và quân đội Miền Nam tham nhũng, vì lính Nam Việt hèn nhát, vì Mỹ bỏ rơi Nam Việt vv… Tuy nhiên, không một điều kể trên được chấp nhận như một định nghĩa đúng. Tôi muốn nói: “Chúng ta thất trận vì hai lý do. Vì bang giao giữa Mỹ và Nam Việt không đồng nhất, không quân bình, đôi khi trịch thượng. Và cũng bởi vì chiến lược của chúng ta là chiến tranh tự vệ, một chiến thuật tự nó đã đưa đến sự thất bại và sau cùng là sự thất trận”. Làm sao điều này đã thật sự xảy ra? Là một nguời sinh ra và lớn lên trong cuộc chiến, một nguời đã từng tham dự và chỉ huy, đã chứng kiến và chia sẻ sự khổ đau của dân tộc và nhân dân tôi, tôi sẽ cố trình bày một cách khách quan về những sự kiện và những nhận xét đã đưa tới câu tuyên bố táo bạo này. Đêm nay, thật là khó khăn khi phải trực diện nó, các bạn sẽ nghe được những sự thật mà các bạn chưa bao giờ nghe và tôi tin là các bạn sẽ đồng ý với lời kết luận của tôi.

Sau hiệp định Genève 1954, Việt Nam bị chia đôi. Trên giấy tờ, Bắc và Nam Việt Nam là hai quốc gia song sinh được sinh ra cùng một thời điểm. So sánh với Miền Bắc qủy quyệt, thì Miền Nam chỉ là một đứa trẻ thơ dại. Có nghĩa là từ nhiều năm, trước khi có sự chia đôi đất nước, Hà Nội đã chứng tỏ là một thực thể chính trị đáng nể sau khi đã tham dự hàng loạt các hội nghị quốc tế và theo đuổi cuộc chiến tranh du kích chống Pháp. Hồ Chí Minh đã có tiếng vang trên chính truờng quốc tế qua sự lãnh đạo cuộc chiến chống thực dân Pháp. Chính quyền Hà Nội nắm quyền lực với một thành tích là đánh đuổi ngoại xâm và tranh đấu cho quốc gia độc lập. Họ tự cho họ là những nguời giải phóng nhân dân. Lúc đầu, họ nhận được sự ngưỡng mộ và thiện cảm của đa số các nuớc “bị trị” thuộc Khối Không Liên Kết của Thế Giới Thứ Ba, dĩ nhiên sẽ đối nghịch với những nước giàu có như Pháp và Hoa Kỳ. Bắc Việt còn được sự yểm trợ tối đa của hai siêu cường cộng sản là Nga Sô và Trung Cộng. Điều này đã làm họ tuyệt đối tin tưởng là cuối cùng họ sẽ thắng. Tôi muốn đào sâu vấn đề hơn.

Ai cũng hiểu là nếu không có sự giúp đỡ vĩ đại của các siêu cường Cộng Sản, Bắc Việt không thể kéo dài cuộc chiến xâm lăng trong nhiều năm được. Nga Sô và Trung Cộng rất kín đáo về sự trợ giúp của họ. Trong suốt cuộc chiến, không một viên chức Nga hay Trung Cộng nào có lời tuyên bố can thiệp lộ liễu vào nội bộ của Bắc Việt. Trái lại, những nhà lãnh đạo Bắc Việt luôn luôn đuợc đẩy ra ngoài ánh sáng quốc tế, đuợc trình diện như những người theo chủ nghĩa Dân Tộc, những nhà ái quốc, những nhà tranh đấu cho chính nghĩa, lật đổ đế quốc thực dân và tư bản hầu giải phóng nhân dân Việt ra khỏi ách thống trị. Chẳng bao lâu bộ mặt Mác-Lê bị lật tẩy, Hà Nội cũng bị mất cảm tình chút ít trên thế giới, nhưng sự ngưỡng mộ vẫn còn. Nếu họ không còn có chính nghĩa là đánh đuổi thực dân nữa, đối tượng để tranh đấu chính trị sẽ không còn, thì họ chẳng còn gì để mà tranh đấu.

Về phía Miền Nam, sự việc khác hẳn. Nam Việt phải xây dựng từ số không, và ngay từ đầu đã lệ thuộc quá nhiều vào các siêu cường Tây Phương. Thí dụ như một người sống nhờ vào tiền an sinh xã hội, càng ngày càng lệ thuộc vào sẽ khó dứt bỏ đuợc. Trong những năm của thập niên 50, những hoạt động chính trị và quân sự ở Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề của Pháp, một ông chủ thực dân, về tất cả những quyết định quan trọng. Nguời Pháp đưa ông Bảo Đại ra làm Quốc Trưởng, vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn dưới thời bảo hộ Pháp. Tất cả nội các của ông Bảo Đại đều là những người có thời liên hệ với Pháp. Họ không được sự ủng hộ của quần chúng trong nuớc. Chỉ khi ông Ngô Đinh Diệm xuất hiện thì Nam Việt mới có một thể chế và lãnh đạo xứng đáng. Rất tiếc là sau vài năm ngắn ngủi, chính quyền Nam Việt Nam bị băng hoại vì sự áp dụng độc tài gia đình trị. Nhưng so với sự độc tài đảng trị của cộng sản Việt Nam thì sự độc tài ở Miền Nam không thể nào sánh bằng. Khi ảnh hưởng của Pháp bắt đầu mờ dần, sự xuất hiện của Mỹ đã trực tiếp ảnh hưởng hàng ngày vào những quyết định của Nam Việt Nam, thì một vị Tổng Thống có tinh thần quốc gia cấp tiến mà cứng đầu như ông Diệm bắt buộc phải bị lật đổ.

Thưa các bạn,

Bang giao giữa Mỹ và Nam Việt Nam chưa bao giờ thể hiện được bình đẳng trong sự hợp tác. Cuộc chiến trở thành “cuộc chiến tranh của Johnson” thay vì chúng ta chiến đấu cho tự do và độc lập. Từ quan niệm trên mà Nam Việt Nam chỉ được xem như là một tiền đồn để chống chủ nghĩa cộng sản. Cuộc chiến đấu giành tự do của chúng ta là một việc cao qúy nhưng chúng ta không cho đó là vấn đề chủ yếu để giải thích cho dân chúng Mỹ và Việt Nam hiểu rằng đây không phải là một cuộc nội chiến giữa chính quyền và quân phản loạn ở Nam Việt Nam, mà là một sự xâm lăng trắng trợn một quốc gia Nam Việt Nam bởi một quốc gia khác có tên gọi là Bắc Việt Nam. Vào giữa thập niên 60, Hoa Kỳ đã đổ nửa triệu quân vào Miền Nam. Mười tỷ đô la đã đổ vào để sử dụng cho quân đội và viện trợ kinh tế, và còn nhiều số tiền lớn khác được chi ra. Sự hiện diện của Hoa Kỳ được thấy rõ trong nhiều lãnh vực hoạt động, ở bất cứ một giai tầng nào trong chính phủ. Ngay cả trong giai cấp lãnh đạo, kể cả Tổng Thống, cũng được chỉ định một vị cố vấn đặc biệt. Sự có mặt và ảnh huởng của Mỹ thật là quá rõ rệt. Nhiều đến nỗi một nguời dân Việt ở ngoài phố đã thốt lên rằng “Ông Đại sứ Mỹ là Quan Toàn Quyền giống như dưới thời Pháp thuộc”. Ảnh hưởng của báo chí và chính giới Mỹ còn tệ hại hơn nữa, luôn luôn muốn nhấn mạnh vai trò của người Mỹ tại Việt Nam, họ đã biến chiến tranh Việt Nam thành một sự đối kháng giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, đẩy nhân dân, chính phủ và quân đội của Nam Việt vào vai trò phụ. Điều này càng được khuyếch đại bởi bộ máy tuyên truyền của cộng sản quốc tế. Vì thế chính quyền Nam Việt Nam dưới con mắt nguời dân trong nuớc và cả thế giới đã trở thành một chế độ bù nhìn được dùng cho quyền lợi của tư bản Mỹ. Hậu quả là mặc dù chúng ta có chính nghĩa, nhưng chúng ta không bao giờ có được một chính danh cần thiết để được lòng nhân dân, một yếu tố tối cần thiết cho sự chiến thắng.

Thưa các bạn,

Chúng ta đều hiểu rằng trong chiến tranh, yếu tố chính trị và quân sự phải hỗ tương. Điều này rất đúng tại Việt Nam. Không những chúng ta bị thất lợi về chính trị mà chúng ta còn áp dụng một căn bản sai lầm trong binh pháp khi chúng ta chọn chiến đấu trong một trận chiến giới hạn và tự vệ. Hải Quân và Không Quân hùng mạnh của Hoa Kỳ đã không được dùng để tấn công vũ bão vào lực luợng địch, buộc họ phải qui hàng, như đã xảy ra trong cuộc chiến Vùng Vịnh và Afghanistan. Hoa Kỳ đã không thi triển sự chớp nhoáng của Không Quân chiến luợc hay sự hùng hậu của Đệ Thất Hạm Đội để tiêu diệt những căn cứ địch, để ngăn cản đường tiếp tế trên bộ cũng như trên biển, để phong tỏa những hải cảng của địch.

Vì phải chiến đấu trong một cuộc chiến giới hạn và tự vệ, Hoa Kỳ đã cho phép kẻ thù liên tục tiếp tế cho quân lính họ ở chiến truờng. Những chính trị gia của Hoa Kỳ vì e ngại Trung Cộng sẽ can thiệp và gây ra một cuộc chiến Triều Tiên khác. Nước Mỹ đã và đang có một Hải Quân hùng mạnh nhất thế giới, nhưng vì sợ mích lòng Nga, đã không chịu phong tỏa Hải Phòng. Hàng tấn vũ khí đã đưa qua hải cảng này để chuyển vào đánh Nam Việt và các đồng minh.

Đã từ lâu, trước khi Hoa Kỳ quyết định ngưng chiến, tôi đã nhận thấy sự thất bại là một kết quả không thể tránh được khi mà Hoa Kỳ thiếu quyết tâm chiến thắng. Tôi đã yêu cầu tình nguyện lãnh đạo một cuộc “Bắc Tiến”. Tôi chỉ đòi hỏi Hoa Kỳ một điều kiện duy nhất là họ sẽ yểm trợ về Không Lực vì quân đội Hoa Kỳ cũng đã có mặt ở Miền Nam để bảo vệ những nơi đông dân cư. Mục đích của tôi không phải là để xâm lăng Miền Bắc, mà chỉ để ép buộc Hà Nội phải rút quân từ phía Nam về để chống đỡ và từ đó sẽ đưa đến thương thuyết hòa bình.

Các bạn cũng như tôi có thể không phải là nhà chiến lược giỏi, nhưng chúng ta cũng phải biết là “Tiên hạ thủ vi thượng sách”, ngay cả lúc chúng ta ở thế bị động. Cái được gọi là chiến dịch “truy kích và tiêu diệt” cũng chỉ được dùng trong ranh giới của chúng ta. Căn cứ địa của địch vẫn luôn luôn là hậu cứ an toàn. Địch đã dùng các nước lân bang như Lào và Campuchia để làm trạm giao liên, căn cứ tiếp liệu và trung tâm dưỡng quân của họ.

Những tuớng lãnh của địch đã áp dụng một kế hoạch hành động là luôn luôn chủ động mở cuộc tấn công. Khi quân mạnh thì họ tấn công, khi họ suy yếu hay mệt mỏi thì họ rút lui về hậu cần để nghỉ ngơi, để an dưỡng và tái phối trí.

Bên phía chúng ta, dân chúng Mỹ đã chờ đợi quá lâu mà không thấy ánh sáng cuối đường hầm, họ đã mất kiên nhẫn. Họ đòi hỏi phải có chiến thắng huy hoàng, một điều không thể nào thực hiện được trong tư thế hoàn toàn bị động của chúng ta. Tinh thần quân lính xuống thấp vì họ bị buộc phải chiến đấu với đôi tay bị trói sau lưng. Mặc dù sự thật là địch đã bị đánh bại và tổn thất nặng nề, cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 đã là một chiến thắng vẻ vang cho phe địch. Dù thua trên trận địa chiến, họ đã thành công trong việc chia rẽ chính quyền và quần chúng Hoa Kỳ, một yếu tố quan trọng trong chiến lược và đem lại khích động tối đa cho các phong trào phản chiến.

Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài đã trực tiếp điều khiển cuộc chiến qua hàng ngàn dặm đường, đã chỉ thị những chính sách mâu thuẫn với những quyết định không ngừng đưa đến sự lúng túng của các đơn vị trưởng ngoài mặt trận. Việc ra lệnh trải bom B-52 của Tổng Thống Nixon lúc gần cuối cuộc chiến đã quá trễ và quá ít. Điều này chỉ dùng vào một mục đích duy nhất là ép buộc cộng sản phải ngồi vào bàn hội nghị tại Paris để Hoa Kỳ có thể sửa soạn một cuộc rút quân khỏi Việt Nam trong danh dự. Sau vụ Watergate, Hoa Kỳ như con thuyền không lái. Việt Nam đã bị bỏ rơi, trôi theo dòng định mệnh. Sự rã ngũ của Tháng Tư năm 1975 là một kết thúc không thể tránh đuợc. Điều chúng ta tiếc nuối nhất là nó đã kết thúc trong nhục nhã và bi đát.

Thưa các bạn,

Tham nhũng và khả năng chiến đấu của quân đội Nam Việt Nam là một trong những lý do được lý giải đưa đến sự thất trận. Dĩ nhiên là có sự tham nhũng ở Việt Nam. Nhưng xin các bạn hãy nêu lên tên của một quốc gia nào mà không có tham nhũng, kể cả những quốc gia dân chủ và xã hội tân tiến nhất. Vẫn biết rằng vì chiến tranh và nghèo đói, mức độ tham nhũng ở Nam Việt Nam có cao hơn mức độ trung bình của quốc tế, nhưng hãy cho phép tôi mở một dấu ngoặc ở đây để thông báo rằng cũng từ ngày làm chủ lãnh thổ Việt Nam thì cộng sản đã tự biểu lộ cho thấy họ cũng hăng hái trong trò chơi tham nhũng này. Ý chí chiến đấu của quân đội Nam Việt nếu các bạn nhìn vào đời binh nghiệp của tôi như một điển hình, các bạn sẽ thấy rằng những chiến công của tôi cũng không thua gì những quân nhân của các nước khác. Phải nói rằng đa số chiến hữu của tôi đều có một tinh thần chiến đấu cũng cao như tôi. Hãy nhìn vào con số thống kê các quân nhân tử trận, những người lính chiến đấu đã hy sinh trong suốt 25 năm chiến tranh, các bạn phải công nhận họ là những người xuất chúng nhất của chúng ta. Rất tiếc là họ đã không được dùng và được yểm trợ đúng mức, và họ đã bị bỏ rơi một cách nhục nhã.

Một vài nhà trí thức tự do thường chỉ trích chế độ Nam Việt là một chế độ độc tài quân phiệt. Thế kỷ vừa qua là một thế kỷ của quyền lực thực sự cai trị. Tất cả sự khác biệt về chủ thuyết và kinh tế đều được giải quyết bằng vũ lực. Sức mạnh của quân đội là một điều cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền, tự do, độc lập của một quốc gia. Ngoại trừ những nước tiên tiến đã có một quá trình dân chủ lâu dài, một đời sống hòa bình và thịnh vuợng, tất cả những nước nghèo đói, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá của Thế Giới Thứ Ba đều sống dưới một chế độ ảnh hưởng bởi quân đội cả.

Nam Việt Nam cũng không đi ra ngoài biệt lệ đó. Muốn Việt Nam vừa chống chiến tranh xâm luợc vừa xây dựng Dân Chủ là một điều không thực tế. Xây dựng dân chủ ở Tây phương, Anh quốc và Hoa Kỳ cần phải tranh đấu đến hàng trăm năm. Nhưng người Việt Nam chúng tôi chỉ có thể xây dựng dân chủ sau khi hoàn tất hòa bình và độc lập. Cho dù có hoàn tất đi chăng nữa thì dân chủ cũng không thể có ngay lập tức, mà phải xây dựng từng giai đoạn một để hòa nhịp với nếp sống văn hóa, xã hội và kinh tế của mỗi nguời dân. Chỉ trích Nam Việt Nam đã không xây dựng được một chế độ dân chủ để rồi lấy đó làm cái cớ để bỏ rơi Nam Việt Nam là một sự phản bội phũ phàng đối với một đồng minh đã đặt niềm tin vào lời nói của Hoa Kỳ.

Năm 1968, khi lực lượng cộng sản chọn ngày Tết để tổng tấn công vào những thành phố chính của Miền Nam, khi mà những nguời lính Nam Việt Nam bị bao vây và bị tràn ngập, họ đã kêu gọi các lực lượng đồng minh Hoa Kỳ đến yểm trợ hỏa pháo và phi pháo, thì những người Việt Nam chúng tôi chỉ gặp phải những lời giải thích bí ẩn bảo rằng không có một phi cơ hay trọng pháo nào sẵn sàng, hoặc là đơn vị cần phải chờ lệnh của thượng cấp. Khi đó tôi có thể nhìn ra từ phía nhà tôi, và thấy rằng hàng dãy phi cơ khu trục của Hoa Kỳ nằm án binh bất động. Tại sao đồng minh chúng tôi lại không tiếp cứu chúng tôi tức khắc khi chúng tôi kêu cứu? Chỉ có một điều để giải thích cho sự việc này là, có một nhân vật cao cấp nào đó trong chính phủ của Hoa Kỳ đã can thiệp vào vụ tấn công này, muốn nó sẽ thành công đến một mức độ mà nhà cầm quyền Nam Việt phải nhượng đất cho “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, một cánh tay của quân xâm lăng Bắc Việt.

Trong thời gian Hòa Đàm Paris, ông Đại Sứ Mỹ Averell Harriman đã nhấn mạnh rằng “Mặt Trận Giải Phóng” phải được ngồi ngang hàng với Nam và Bắc Việt Nam. Ông ta đã từ chối không nghe lời phản đối của chính quyền chúng tôi.

Thưa các bạn,

Khuôn mẫu của Hoa Kỳ là tự do, cơ hội học vấn và kinh tế tài chính, là lối sống, là sự giàu sang và hoàn mỹ của một quốc gia và dân tộc đã đưa đến sự ganh tị trong các nước văn minh. Ngày nay, ở Việt Nam, con cháu của những người đã một thời chống Mỹ cách đây hai thập niên, tất cả đều yêu chuộng mọi điều thuộc Mỹ quốc. Cách đây vài năm, hàng ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ đã viếng thăm Việt Nam, đã được quần chúng đón chào và ngưỡng mộ. Khi Tổng thống Bill Clinton viếng thăm Việt Nam cách đây hai năm, mọi nguời dân từ Nam chí Bắc đều chen chúc nhau để được nhìn thấy ông. Bởi vì cho dù những nhà lãnh đạo ở Việt Nam có tuyên bố gì trong quá khứ đi chăng nữa thì đại đa số nguời dân Việt Nam (hiện giờ là 83 triệu) đều theo Mỹ cả. Hoa Kỳ tượng trưng cho một đời sống tốt đẹp hơn, cơ hội và hy vọng. Điều mà tất cả những nguời lính Hoa Kỳ và Nam Việt Nam trước kia đã chiến đấu để mang lại cho đất nước chúng tôi. Sự niềm nở đón tiếp ông Clinton hay những người Mỹ khác cũng vậy, là một bằng chứng cụ thể rằng những người chiến đấu cho dân chủ và tự do đã đứng ở phía chính danh.

Vì thế tôi muốn nói hôm nay với những cựu chiến binh Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, Thái, Nam Hàn và tất cả những người đã ủng hộ cho cuộc chiến vì tự do của chúng tôi, chúng ta không có gì để mà xấu hổ. Với ba mươi năm dưới sự cai trị tồi tệ của Đảng Cộng Sản đã chứng tỏ là chúng ta chống chế độ cộng sản là đúng. Do đó, chúng ta hãy bỏ qua mặc cảm tội lỗi, cái gọi là “Hội Chứng Chiến Tranh Việt Nam” và tự hãnh diện về chúng ta và những cố gắng của chúng ta. Thế giới đã thay đổi rất nhiều trong thập niên vừa qua. Những nước theo cộng sản ở Đông Âu đã từ bỏ chủ thuyết Mác-Lê và du nhập những nguyên tắc kinh tế thị trường vào kinh tế của quốc gia mình.

Tập đoàn cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam đã qui tiên rồi: “Hồ Chí Minh đã mất, Phạm văn Đồng đã đi, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Chí Công đã mất. Ngay cả những nhà lãnh đạo cuộc chiến chống họ như ông Richard Nixon và ông Lyndon Johnson đều đã mất. Những nhà lãnh đạo Miền Nam như ông Ngô Ðình Diệm đã qua đời. Ông Nguyễn văn Thiệu đã chết. Ông Dương văn Minh cũng đã chết. Riêng chỉ còn mình tôi. Tôi là người cuối cùng. Và tôi muốn nói rằng đây là lúc mà thế hệ của tôi gọi là “nguời Việt chống Cộng” hãy bỏ quên đau buồn và thù hận để nhường buớc cho thế hệ trẻ hơn, những con em của chúng ta, có cơ hội mang người Việt Nam xích lại với nhau. Đây là thời điểm mà thế hệ của tôi nên chấm dứt kêu gọi hận thù.

Giống như hầu hết những người Việt chống Cộng khác, tôi là một chiến sĩ. Tôi chiến đấu hết mình và tôi rất hãnh diện về những điều mà tôi đã hoàn thành trong thời chiến. Tôi rất thương tiếc những đồng đội can đảm của tôi đã chết cho chính nghĩa tự do. Và tôi cũng thấu hiểu những anh chị em đã chịu đựng sự đau khổ dưới chế độ cộng sản. Tôi hiểu rằng họ đã chịu đựng nỗi khổ đau của cái gọi là trại tù cải tạo, rằng họ đã mất đi người thân, mất đi tự do cá nhân, mất đi cả nhà cửa và tài sản. Điều này thật bất công và đau đớn. Nhưng quá khứ đã qua. Chúng ta giờ đã quá già, tương lai Việt Nam không còn trông cậy vào chúng ta nữa. Hãy để cho thế hệ trẻ tự tìm ra hướng đi về tương lai mà không phải mang gánh nặng tạo ra bởi cha ông chúng. Đây là thời điểm để cho thế hệ chúng ta ngưng rao giảng sự thù hận và cay đắng. Có lợi gì để tranh cãi ai đúng, ai sai?

Do đó hôm nay tôi muốn nói, chúng ta, những người đã già, hãy bỏ qua một bên những sự thù hận. Nếu chúng ta không thể tha thứ thì chúng ta hãy quên đi. Chúng ta hãy để cho một thế hệ mới tự đi tìm con đường của họ, bởi vì Việt Nam sẽ chỉ phát triển khi có sự đoàn kết. Việt Nam đã đến lúc cần phải có những quyết định dứt khoát. Trung Hoa dường như muốn biến đất nước chúng ta thành một thuộc địa về kinh tế, một nguồn cung cấp tài nguyên, một thị truờng cho các hàng tiêu thụ. Việt Nam sẽ phải quay sang Trung Hoa vì đó là nguồn gốc của đa số di sản văn hóa hay là thiết lập một bang giao bền vững với Hoa Kỳ dựa trên mô thức của sự tương kính và hỗ tương quyền lợi kinh tế mà vẫn giữ được độc lập? Điều mà những thường dân mong muốn rất rõ ràng qua sự đón chào thân thiện với du khách Mỹ. Bây giờ mọi nguời đã biết là nguời Cộng Sản Việt Nam đã chết.

Đồng bào chúng tôi muốn bắt chước như Nam Hàn, Singapore, Đài Loan và Hồng kông. Họ muốn biến Việt Nam thành một tiểu long th̗ứ năm. Điều đó không phải dễ. Việt Nam phần lớn vẫn là một quốc gia nông nghiệp, vẫn cần sự giúp đỡ phát triển hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Vấn đề tham nhũng vẫn tồn tại, mặc dầu cuối cùng thì chính quyền Hà Nội cũng đã nhận thức đuợc điều gì phải làm để thanh lọc và giảm thiểu tham nhũng đến mức bình thường được quốc tế chấp nhận. Tôi tin tưởng rằng sự thay đổi của nền kinh tế và cơ chế của Việt Nam đã bắt đầu.

Sự hồi sinh kinh tế Việt Nam đã bắt đầu để có thể khuyến khích những người tị nạn trở về. Hơn ba triệu người trong chúng ta, hai phần ba ở Bắc Mỹ. Nếu so sánh với một người Việt Nam trung bình ở quê nhà thì chúng ta có kiến thức và nhiều khả năng chuyên môn hơn. Có nguời cho rằng giới trẻ sinh ra ở đây hay đã rời xa quê hương lúc còn nhỏ sẽ không muốn từ bỏ nếp sống thoải mái ở Mỹ, Gia Nã Đại, Pháp hay Úc. Nhưng tôi tin rằng có rất nhiều bạn trẻ mong muốn giúp nuớc nhà phát triển. Bao năm qua, tôi đã đi tới nhiều nơi trên đất Mỹ, gặp gỡ và thăm hỏi nhiều bạn trẻ, đã cho họ biết rằng họ là rường cột của tương lai Việt Nam, rằng đất nuớc cần đến khối óc và bàn tay của họ. Và tôi cũng vui mừng thông báo cùng các bạn là trong số những nguời trẻ mà tôi có dịp nói chuyện, nhiều người cũng có lòng yêu nuớc không kém ước vọng cá nhân, họ sẽ trở về quê nhà khi thấy có cơ hội để áp dụng sở trường của họ.

Những nguời Hoa Kỳ đến Việt Nam để tìm môi trường buôn bán sẽ nhận thấy một tình thế khác hẳn thời gian những quân lính đến vì chiến tranh. Họ sẽ không còn là những “Anh Hai” đến để giúp chiến đấu. Họ sẽ là những cổ phần viên, những nhà thầu. Nhưng để xây dựng cây cầu nối lại những hiểu lầm không thể tránh được giữa Đông và Tây sẽ là những người trẻ Việt Nam sinh trưởng hay theo Đại Học tại Hoa Kỳ. Trong vòng mười, mười lăm năm nữa, hầu hết những công ty thương mại thành công sẽ được quản trị bởi những người có kiến thức và tư duy theo kiểu Mỹ.

Tôi rất lạc quan về thế hệ lãnh đạo Việt Nam kế tiếp. Bây giờ thì Hiệp Uớc Thương Mại đã được phê chuẩn. Sự giao thiệp giữa hai quốc gia đã gia tăng. Những viên chức của Đảng Cộng Sản đã viếng thăm Mỹ quốc, tiếp xúc với nhiều người Mỹ, tôi tin tưởng rằng họ sẽ sớm thay đổi những điều luật kinh tế đã hạn chế Việt Nam mấy chục năm nay. Vì thể chế chính trị được xây dựng trên nền tảng luật lệ kinh tế, thay đổi luật lệ chính trị sẽ theo sau, việc quốc doanh nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản. Hậu quả sẽ lung lay tới mọi giai tầng xã hội, kể cả tư pháp và lập pháp. Hiện giờ đã có những chuyên gia và doanh gia hăng hái tham dự vào những quyết định hàng ngày của chính phủ. Một khi Việt Nam đã theo đường hướng tư bản, thì dân chủ và luật lệ sẽ đi theo. Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam kéo dài chưa đầy năm mươi năm, nhưng khi chúng ta nhìn lại Việt Nam với bốn ngàn năm văn hiến thì sẽ thấy năm mươi năm chỉ là một nháy mắt. Tuy tôi không còn là một thanh niên, nhưng sức khỏe vẫn còn tráng kiện, hy vọng sẽ sống thêm nhiều năm nữa. Tôi muốn sống để nhìn thấy một nước Việt Nam tái sinh. Xin tất cả cá bạn giúp một bàn tay để điều này thành sự thật.

Thưa các bạn,

Để kết luận, cho phép tôi được nói là tôi rất sung sướng được hiện diện ở đây. Tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Tôi đã chiến đấu bên cạnh các chiến binh Hoa Kỳ và đã cùng đổ mồ hôi, máu và nuớc mắt với nhau. Tôi lấy làm vinh dự được chia sẻ những nỗi vui, buồn của những nhà lãnh đạo đáng kính của quí quốc. Trong suốt hai mươi bảy năm sống đời tị nạn, tôi đã từng làm việc mười bốn tiếng một ngày trong một tiệm rượu, và tôi cũng đã từng là một ngư phủ sống trên biển hàng tuần để câu tôm cá. Tôi đã thấy các con tôi trưởng thành và tự lập và tôi cũng đã qua bao thăng trầm của cuộc sống. Điều an ủi lớn nhất trong đời tôi là lần đầu tiên ở nơi đất khách, dù trong hoàn cảnh nào, tôi luôn luôn được người Mỹ đón tiếp nồng nàn. Nước Mỹ đã cưu mang tôi và gia đình tôi trong suốt hai mươi bảy năm yên lành trên một đất nước thịnh vượng và hoàn mỹ nhất thế giới. Hoa Kỳ là quê hương thứ hai của tôi. Tuy nhiên, tôi quyết định một ngày không xa, tôi sẽ trở về chôn nhau cắt rốn, được sống và chết nơi quê nhà. Xin cảm ơn lòng tốt và bao dung của các bạn và nhân dân Hoa Kỳ. Thay mặt tất cả những người Việt Nam, tôi xin đa tạ 58 ngàn người Mỹ đã hy sinh bỏ mình cho tự do của dân tộc tôi. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn hàng triệu người đã quên thân mình cho dân tộc tôi, những người đã gác bỏ ước vọng riêng tư để giúp đỡ những người khốn cùng mà không mong được trả ơn. Cảm ơn lòng can đảm, lòng vị tha và bao hy sinh đau đớn của các bạn.

Năm nay tôi đã 72 tuổi (năm 2003), một người lính già. Và như Douglas McAthur, một trong những danh tuớng của các bạn đã nói: “Người lính già không bao giờ chết, họ sẽ dần dần mờ nhạt đi thôi”. Trong những năm tháng còn lại, người lính già này luôn hướng về Việt Nam, quê cha đất tổ. Tôi xin dâng hiến phần đời còn lại để phụng sự cho quê mẹ và cho dân tộc tôi mà không có một tham vọng nào và không đòi hỏi một sự báo đáp nào. Tôi kêu gọi các bạn, nhất là các chiến hữu Hoa Kỳ của tôi, hãy giúp sức xây dựng một nhịp cầu thân hữu nối lại giữa hai quốc gia. Sự yêu thương hay thù hận hãy quên đi. Thù hận phải được thay thế bằng tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Cám ơn sự theo dõi của các bạn. Và bây giờ tôi xin trả lời các câu hỏi.

Người dịch: Nguyễn Lệ Hà

———–

Speech by Gen Nguyen Cao Ky, 13 Jun 2003

Students, faculty, administrators and staff, I thank you for this opportunity to share a few thoughts. I am particularly indebted to President Martha Kanter and to Dean John Swensson for your kind invitation to speak today.
Twenty-seven years ago last April, after 20 years of heroic resistance, South Vietnam fell to the enemy. Much has happened since. Many of you were not yet born-but those who still recall that dark day, those to whom over the years time has added lines to your faces and gray to your heads, who served through those difficult times with honor-you have not lost the dedication to liberty inspired by your high ideals. You have matured, and the sacrifices and passions of your youth have given way to the rewards and responsibilities that accompany your positions of esteem in American society. As for me, as you can see, I am no longer wearing my purple scarf, my flight suit, my six-shooter. I have put them all away at the bottom of my trunk, memorabilia of a time past.
If the war has faded into history, democracy’s defeat in Vietnam has left deep marks in the consciousness of both nations. The questions asked since 1975 have yet to bring satisfactory answers. How could an alliance of the 25 million people and armed forces of South Vietnam with the colossal American political, economic and military apparatus, along with the forces of other allied nations, have been defeated by the small, impoverished people and army of North Vietnam?
Today I will offer my own answers to those questions.

LADIES AND GENTLEMEN:

American history books postulate that the war was lost because it lacked legitimacy, because of corruption in the government and armed forces of South Vietnam, because of the cowardliness of South Vietnamese troops, because America abandoned South Vietnam, and so forth. None of these, however, is accepted as definitive.
I say to you now: We lost the war for two reasons: Because of the ill-conceived, unequal, and often condescending relationship between the United States and South Vietnam.
And because our overall strategy was defensive war, a strategy that by itself would have led to failure and eventual defeat.
And how did this happen, exactly? As someone born and raised during that war, one who participated in and led it, who has witnessed and shared in the sufferings of his country and of his people, I will attempt to present as objectively as I can the facts and observations that lead me to such a bold statement. Tonight, as difficult as it may be to face them, you will hear facts that you have not heard before, and I trust you will share my conclusions.
LADIES AND GENTLEMEN:

After the 1954 Geneva international conference, Vietnam was divided into two parts. On paper, North and South Vietnam were twin countries born at the same moment. Compared to the sophisticated North, however, the government of South Vietnam was a very young and innocent sibling. To explain: Many years prior to the partition, through participation in a series of international conferences, and by pursuing a guerrilla war against a European power, the Hanoi leadership had demonstrated that they were a formidable political reality.

Through leadership of the fight against French colonialism, Ho Chi Minh had made a name for himself in the international political arena. The Hanoi government took power with a record of resistance against the colonialists and of struggle for national independence.
Claiming to be the liberators of the people, the North Vietnamese enjoyed from the beginning the admiration and sympathy of the majority of the Third World’s non-aligned nations, which suffers from “oppressed peoples’ complex” and are naturally against such mighty and wealthy countries as France and the United States.

Furthermore, the North Vietnamese had the full support of the two communist superpowers-the Soviet Union and Communist China-and this gave them absolute confidence in their final victory.
I would like to dwell a little on that support. We all know that without the massive assistance of the communist superpowers, North Vietnam could not have prolonged its war of invasion for so many years. But the Soviet Union and Communist China were very quiet about their aid. Indeed, during the entire war, no Soviet or Chinese official made any statement that sounded like instructions or smacked of interference in the internal affairs of North Vietnam. Quite the contrary. North Vietnamese leaders were always pushed into the international limelight, presented as nationalists, as patriots, as fighters in a noble cause, seeking to overthrow colonialists and imperialists, and to liberate the oppressed people of Vietnam.
When they were later revealed as Marxist-Leninists, the Hanoi regime lost some sympathy around the world, but continued to benefit from lingering admiration. If they no longer had a just cause-the expulsion of a colonial power-they maintained the appearance of legitimacy because they had no significant political opposition. They had none, because they had taken great pains to eliminate it.
In the South, however, things were very different. South Vietnam had to be built from scratch and, from the very beginning, depended far too much on the Western superpowers. As in the case of a person on public welfare, this dependency, which became greater with each day, was quite difficult to shake.
During the Fifties, political and military activities in Vietnam were heavily influenced by the French, who as recent colonial masters, made all-important decisions. The French installed as the first head of state Bao Dai, last emperor of the Nguyen dynasty that ruled Vietnam when it was under French domination. All the men selected to assist Bao Dai had a past that was closely linked with the French colonial era. They had no support among those they governed.
Only with the advent of Mr. Ngo Dinh Diem did South Vietnam have a worthy regime and a dignified leadership. It is regrettable that within a few short years, as power corrupts, the South Vietnamese regime deteriorated into a family dictatorship. But it was no match for the dictatorship of the communist party in the North. At a time when the French influence was fading and when the American presence was directly affecting even day-to-day decisions in South Vietnam, a stubborn radical nationalist like Mr. Diem was bound to be overthrown.
LADIES AND GENTLEMEN:

The relationship between the US and South Vietnam never appeared to be a partnership between equals. Instead, our struggle for freedom and independence became “Mr. Johnson’s War.”
From its inception, South Vietnam was only considered to be an outpost in the war against communism. Our fight for freedom was a noble undertaking, but we committed a major political blunder because we did not give top priority to explaining to the American and Vietnamese people that this was not a civil war between the government and rebels in South Vietnam, but a blatant invasion of the country of South Vietnam by another country, a country called North Vietnam.
By the mid-sixties, the United States had poured more than half a million troops into South Vietnam. Tens of billions of dollars had been spent for military expenditures and economic assistance, and even larger sums were earmarked. The American presence was felt in every field activity, at every level of government. Even the top leaders of South Vietnam, including the President, were each assigned a special advisor. The American presence and influence were strikingly blatant. So much so that the Vietnamese man in the street referred to the US Ambassador as the Governor General, as the French had called their top colonial official.

The influence of the American media and politicians was even more devastating. Always emphasizing the role of the Americans in Vietnam, they transformed the Vietnam war into a conflict between the United States and North Vietnam, relegating the people, the government and the armed forces of South Vietnam to a subordinate role. This situation was further misrepresented by the propaganda machine of international communists. The government of South Vietnam thus became, in the eyes of the peoples of Vietnam and of the world, a puppet regime serving the interests of American imperialists.
Consequently, although our cause was just, we never acquired the appearance of legitimacy necessary to win the hearts and minds of the people, an essential ingredient of victory.
LADIES AND GENTLEMEN:

We all know that in war the political and military factors have to complement each other. This was particularly true in Vietnam. We were not only politically at a disadvantage, but we also committed a basic blunder in military strategy when we chose to fight a limited and defensive war.
The might of the US Air Force and US Navy was not used in lightning attacks to force the enemy to his knees, as it was in Afghanistan and in the Gulf War. America did not unleash its vaunted Strategic Air Force or its massive Seventh Fleet to destroy enemy bases, to interdict their lines of supply on land and sea, to blockade enemy ports.
By fighting a limited, defensive war, America permitted the enemy to endlessly re-supply their field armies. American politicians were afraid that the Chinese might intervene and create another Korean war. The US was and is the world’s leading naval power, but, fearing to offend the Soviets, failed to blockade Haiphong. A river of munitions flowed through that port to be used against South Vietnam and its allies.
Long before America decided to quit the war, I realized that this would be the inevitable result of America’s lack of commitment to victory. I offered to lead a South Vietnamese attack on North Vietnam, which was defended by a single division of regular troops. All I required from the US was air support, and that US troops already in my country would defend population centers. My purpose was not to conquer, but to force Hanoi to withdraw its divisions from the South in order to defend the North, and thus to bring about genuine peace negotiations.
You and I may not be brilliant strategists, but we should all know that the best defense is a good offense. Moreover, even our defense was passive. So-called “Search and Destroy” operations were kept within our borders. Enemy territory was always a safe rear base. The enemy also used neighboring Laos and Cambodia to establish lines of communication, supply bases, recuperation centers for their troops. The enemy general staff had adopted a plan of action calling on them to always take the initiative. When their troops are strong, they would attack, but when they were tired and weak they would withdraw to their rear bases to rest, recuperate and regroup.
On our side, because the American people had waited too long without seeing the light at the end of the tunnel, they became impatient. They demanded glorious military victories, an impossible achievement in view of our totally defensive posture. Troop morale plunged because they were asked to fight with their hands tied behind their backs. In spite of the fact that they were beaten back and suffered great losses, the Tet offensive of 1968 was a major enemy victory. Even though they lost on the battlefield, they accomplished an essential strategic objective by breaking the resolve of the U.S. government and American people, and giving maximum impetus to the anti-war movements.
The White House and the Pentagon directly conducted the war from thousands of miles away, issuing contradicting policies with ever- changing directives that created confusion in commanders at the front. The B-52 carpet bombings ordered by President Nixon toward the end came too late and were too short-lived. They served only to pressure the Communists to come to the Paris peace talks so that America could prepare for an honorable withdrawal from Vietnam. After Watergate, America was a ship without a rudder. Vietnam was left to its own devices, drifting along towards its fate. The disintegration of April 1975 was an unavoidable conclusion. Our only regret and sorrow was that that ending was shameful and tragic.

LADIES AND GENTLEMEN:

Among the reasons apologies have advanced to explain the defeat was the corruption and the fighting capability of the troops in South Vietnam. Of course there was corruption in Vietnam. But please name one country, including the most democratic and the most advanced societies, where there is no corruption to take its toll. I recognize, however, that due to the war and poverty, the degree of corruption in South Vietnam was somewhat above the international average. But allow me to open a parenthesis here and report that, since taking over the control of all Vietnam, the Communists have shown themselves quite adept at the game of corruption.
Concerning the will to fight of the South Vietnamese troops, if you take my military career as typical for most of the fighting men of South Vietnam, you will find that my achievements will compare favorably to those of any other military man in any other country. I must say that the majority of my comrades-in-arms have the same spirit and the same fighting capability as I do. Look at the number of our soldiers killed in action. Consider the privations and the sacrifices of these South Vietnamese fighting men during 25 years of war, and you will have to recognize that they were our best and brightest. It’s too bad that they were not used and supported adequately, and that they were shamelessly abandoned.
LADIES AND GENTLEMEN:

Some liberal intellectuals used to criticize the South Vietnamese regime as a military dictatorship. The century just past is one in which sheer force always ruled. Every economic or doctrinal difference had to be resolved by force. Military strength is necessary to protect sovereignty, the freedom and independence of a country. With the exception of those advanced countries that had a long democratic tradition and were lucky to live in peace and prosperity, all the poor, backward, war-torn countries of the Third World lived under the direct influence of the army.
South Vietnam was no exception. To insist that Vietnam fight a war while at the same time building democracy was impractical. Building democracy in the West, in England and then in the United States, took centuries of struggle. We Vietnamese could only begin to build democracy after achieving peace and independence. And even then, democracy could not be achieved overnight, but must be built in stages and in harmony with the cultural, social and economic traditions of each people. To accuse South Vietnam of not establishing a democratic regime and to use that as an excuse for abandoning South Vietnam was a blatant betrayal of a trusting ally that had put all his faith in the word of America.
In 1968, when the communist forces chose the Lunar New Year, known as Tet, to launch a coordinated attack against major South Vietnamese cities, beleaguered and outnumbered South Vietnamese defenders called upon neighboring US forces for fire support, for air support, for troop support. We Vietnamese were met with cryptic explanations that no aircraft or artillery were available, or that the unit had to wait for instructions from high headquarters. I could look out of my house at this time and see rows of US fighter-bombers parked in revetments. Why did our allies not come to our aid immediately? There can be only one explanation, and that is that someone, high in the US Government, anticipated this attack, and wanted it to succeed to the degree where South Vietnam would have to cede territory to the NLF, which, as history has shown, was merely an arm of the North Vietnamese invasion force.
Nevertheless, during the Paris Peace Talks US Ambassador Averill Harriman insisted that the NLF be seated at the negotiating table as an equal to South Vietnam and North Vietnam. He refused to listen to my government’s pleas.
LADIES AND GENTLEMEN:

The idea of America – its freedom, its financial and educational opportunities, the lifestyle, wealth and beauty of the country and its people, remains the envy of the civilized world. In Vietnam today the sons and daughters of those who fought against American soldiers for two decades love everything American. Over the last few years, tens of thousands of American veterans have visited Vietnam and encountered a populace that welcomes and admires them.

When President Bill Clinton visited Vietnam two years ago, Vietnamese from Hanoi in the north to Saigon in the south turned out in droves, eager for even a glimpse of him. Because whatever Vietnam’s leadership may have said in the past, the great masses of Vietnamese people, now numbering 83 million, are for America. The US represents a better life, opportunity, hope – everything that American and South Vietnamese soldiers fought to bring to our country so many years ago. The tremendous outpouring of affection for Mr. Clinton, no less than for all Americans, is proof that those who fought for freedom and democracy were on the right side.
Therefore I say today that the veterans of that lost war, Vietnamese and Americans, Australians and New Zealanders, Thais and South Koreans and all the others who supported our fight for freedom – we have no cause for shame. Thirty years of misrule prove conclusively that we who opposed the Communist regime were right!
So, let us each now put aside our feelings of guilt, the so-called “Vietnam War Syndrome,” and be proud of ourselves and our efforts.
The world has changed a lot in the last dozen years. The formerly Communist nations of Eastern Europe have renounced Marxist dogma and adopted free market principles in their national economies. And the communist cadres who ran Vietnam for decades now sleep with their ancestors. Ho Chi Minh is gone. Pham Van Dong is gone. Truong Chinh, Le Duan, Vo Chi Cong – all dead.
And so are the American leaders who fought them: Mr. Richard Nixon and Mr. Lyndon Johnson – both gone. Of the leaders of the South, Ngo Dinh Diem is gone. Nguyen Van Thieu passed from this world. Duong Van Minh is gone.

Only I remain. I am the last.
And I say that it is now time for the so-called anti-Communist Vietnamese, my generation, to let go of our pain and anger, to allow the younger generation, our sons and daughters, to have their chance to bring Vietnam together. It is time for my generation to stop preaching hate and bitterness.
Like most of the old Anti-Communists, I am a fighter. I fought hard, and I take pride in what I was able to accomplish during the war.

I still mourn my brave comrades who died fighting for freedom. And so I understand how my brothers and sisters suffered under Communism. I know that they endured the agonies of the so-called re-education camps, that they lost loved ones, lost their personal liberty, lost their homes and property. It was unjust. It was humiliating. It was painful.
But our time has passed. We are now too old; the future of Vietnam no longer depends on us. It is only right that the new generation find their path to the future without having to carry the heavy burdens created by their parents. So it is time for my generation to stop preaching hate and bitterness. What is the point in arguing now about who was right and who was wrong?
So I say today, let us older people put aside our own feelings of pain and anger. If we cannot forgive, then let us forget. Let us allow the new generation to find its own way, because Vietnam will realize its potential only through unity.
Vietnam now approaches a crossroads. China seems to want to turn my country into an economic colony, a source of raw materials, a market for its manufactured goods. Should Vietnam turn toward China, source of much of its cultural heritage, or, by establishing an enduring partnership with America based on a new paradigm of mutual respect and shared interests, remain independent?
What most ordinary Vietnamese want is very clear from the friendly reception given to visiting Americans.
Now everyone knows that Vietnamese Communism is dead. The business of Vietnam is now business. My countrymen want to emulate South Korea and Singapore, Taiwan and Hong Kong. They want to turn Vietnam into the fifth Small Dragon.
This is not an easy task. Vietnam remains a largely agrarian nation that still needs to develop a modern infrastructure. The problem of corruption remains, though it appears that at long last the Hanoi government realizes what must be done to clean its house and reduces corruption to internationally accepted norms. I am confident that the transformation of Vietnam’s economy and institutions have already begun.

Vietnam’s economic rebirth has already begun to encourage many exiles to return. There are more than three million of us, two-thirds in North America, and compared to the average Vietnamese we are better educated and have superior skills.
While some worry that the younger generation, those born in exile or who left Vietnam as small children, may not want to give up comparatively easy lives in the US, Canada, France and Australia, I believe that many will want to help develop the land of their fathers. I have crisscrossed America for years, meeting and spending time with this younger generation, telling them that they are important to the future of Vietnam, that the country needs their brains and their hard work. And I am happy to report that among those with whom I have spoken, many young Vietnamese, motivated by patriotism no less than personal ambition, will return to their homeland when they see ways to employ their skills.

Americans who come to Vietnam to pursue business opportunities will find a much different situation than the soldiers who came during the war. They will not be big brothers come to help fight. They will be partners, contractors. Helping to bridge the inevitable misunderstandings between East and West will be the generation of Vietnamese born or educated in America. In ten or fifteen years, most successful Vietnamese enterprises will be run by those who have learned American techniques and American thinking.
I am optimistic about the next generation of Vietnamese leaders. Now that the trade agreement is ratified, there has been a sharp increase in contacts between the two countries. As Communist Party officials see more of America and meet more Americans, I am confident that they will see the wisdom of moving Vietnam toward the West. I believe that they will soon change the economic rules that have limited Vietnam for decades.
Because political systems are built on a foundation of economic rules, changes in political rule will follow as state ownership gives way to private capitalism. The effects will ripple through every corner of society, including the courts and the legislature. Already, bright technocrats and entrepreneurs have begun to make the day-to-day decisions of government and business. Once Vietnam embraces capitalism, democracy and the rule of law will follow.
Communism in Vietnam lasted less than 50 years. When you consider that Vietnamese culture is thousands of years old, that half-century is really not much more than a temporary pause, the blink of an eye. If I am no longer a young man, my health is good and I expect to live many more years. And so I believe that with the help of America, I will live to see Vietnam reinvent itself. I invite you to all to find ways to make that possible.

LADIES AND GENTLEMEN:

In conclusion, allow me to say that I am very happy to be here meeting with you. I was born and grew up during war. I have fought alongside American fighting men and women, and together with them I have shed blood, sweat and tears. I have been privileged to share many joys and sorrows with the remarkable men who were the leaders of your country. During my 27 years living in exile, I have worked years of 14-hour days in a liquor store, and I have been a fisherman who spent weeks at a time on the open sea to catch fish and shrimp. I have watched my children grow up and start their own families, and I have experienced enough ups and downs to last a lifetime.
My biggest consolation is that in what were at first alien surroundings, and under any circumstance, I have always been welcomed by Americans. You have accepted me and given me and my family 27 peaceful years in the wealthiest and most beautiful country in the world. Although I am determined to someday return to my homeland, and when my time comes, to return to the soil where my ancestors sleep, I accept America as my second home. I thank each of you for the abundance of kindness and courtesy that you and your countryman have extended.
And, on behalf of all Vietnamese, I thank the 58,000 Americans who so many years ago made the ultimate sacrifice in defense of my country’s liberty. I am equally grateful to the millions of others who risked life and limb for my country, who put aside careers and personal aspirations to come to the aid of desperate people that they did not even know. Thank you for your courage, your compassion, your many painful sacrifices.

I am 72 years old now, an old soldier, and as Douglas MacArthur, one of your most celebrated generals, has said, “Old soldiers never die, they just fade away.” In his fading years, this old soldier still yearns for Vietnam, the land of his ancestors. I offer the remaining years of my life to the service of my motherland and to my people without any ambition and without asking for anything in return. I am appealing to you and especially to my American comrades-in-arms, to try and build this bridge of friendship between our two countries. This love and hate affair has to end. Hate needs to be replaced with a new deep sympathy between our two people.
Thank you for your kind attention, and I will now take a few questions.

THE END

.

.

.

No comments: