Monday, August 16, 2010

AI MỚI LÀ KẺ THÙ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM ?

AI MỚI LÀ KẺ THÙ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM?

Aug 15, '10 8:24 PM

Vừa đọc được bài phân tích "Kẻ thù của kẻ thù" của Trung Bảo trên Facebook, một bài viết ngắn gọn nhưng nói lên được khá nhiều điều.

Ý kiến cá nhân của tôi cho rằng, chính sách ngoại giao khôn ngoan nhất của một quốc gia là biết dựa vào nhau để tất cả cùng tồn tại có lợi. Hãy nhìn thế mượn lực đối trọng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay trung hòa hơn là Thái Lan và Singapore.. đó mới thật sự là mềm mỏng, khôn khéo đúng mực trong đường lối ngoại giao.

Vấn đề thực sự ở đây, theo tôi, đó là quyết định của chính quyền.

Một đất nước chỉ thực sự vững mạnh và phát triển nếu biết phát huy và tận dụng nội lực toàn dân (hay dùng đúng ngôn ngữ kách mệnh đó là: sức mạnh nhân dân).

.

Ngoại giao không có nghĩa là đem lợi ích của toàn dân tộc nhất là vấn đề quyền lợi, và chủ quyền quốc gia đặt lên bàn đàm phán để kéo dài sự tồn tại của một chính quyền.

Nếu chính quyền nào đem lợi ích quốc gia ra để mặc cả cho quyền lực và sự sống còn của mình, thì đó là sự thất bại, là hành động hèn kém và có tội với dân tộc.

.

Phải nhớ rằng, nhân dân và sự ủng hộ của toàn dân mới là một trong những yếu tố chính để quyết định sự tồn vong của một chính quyền.

Quay trở lại chuyện làm bạn với kẻ thù, Mỹ hay Trung Quốc, ai cũng có thể đưa ra câu trả lời, tuy nhiên, quyết định cuối cùng lại nằm trong tay những người nắm chính quyền.

.

Làm “hàng xóm tốt” với Trung Quốc, cái được lớn nhất chỉ có chính quyền hưởng lợi, còn cả dân tộc phải nghẹn ngào cúi đầu. Kết cục đó hẳn ai cũng thấy. Người dân Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam, kêu gọi lòng tự hào dân tộc và ý thức chủ quyền dân tộc thì bị trù dập, bị đàn áp, bị bắt bớ, chỉ vì chính quyền muốn “định hướng” lòng yêu nước – để có lợi cho ngoại giao.

Có nên không khi bắt tay với một tên hàng xóm đầy dã tâm chưa bao giờ từ bỏ mộng thôn tính láng giềng?

.

Muốn làm bạn với Mỹ, nhưng thay vì chìa bàn tay ra để bắt tay họ theo đúng kiểu ngoại giao thì lại chừa lại vài ngón? Mặc cả “quyền lợi cho đồng bào” (*) (trong vụ dioxin) nhưng lại láu cá giấu nhẹm những yêu cầu về tự do – dân chủ.

Không thể có bạn hay đồng minh theo kiểu gian manh thế này.

.

Như tôi đã từng nói Việt Nam, chỉ thực sự có uy tín và vị thế khi thôi đóng vai một con điếm muốn ngủ ở cả hai giường.

Muốn làm được điều này thì quyết định ngoại giao phải nằm trong tay những người có tài, có đủ Trí – Dũng và Tâm, để đặt quyền lợi của toàn dân tộc lên trên lợi ích của chính quyền.

Không khó, nhưng có dám làm hay không – đó mới là vấn đề.

.

Rõ ràng là không có kẻ thù nào nguy hiểm hơn bằng việc tự biến mình thành kẻ thù trong mắt người khác bằng sự dối trá và gian manh.

Ai mới là kẻ thù thật sự của dân tộc Việt Nam? – Câu hỏi này chỉ có người dân Việt Nam mới có câu trả lời chính xác nhất.

(*) chữ của Trung Bảo trong bài “Kẻ thù của kẻ thù”

.

--------------------------

.

Kẻ thù của kẻ thù

Trung Bảo

Aug 15, '10 10:00 AM

http://menam0.multiply.com/journal/item/302/302

Sẽ là ngây thơ nếu tỏ ra vui mừng trước thông tin Mỹ đưa tàu chiến vào biển Đông sau những va chạm với Trung Quốc tại khu vực này. Đúng như bà ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố, Mỹ đang vì quyền lợi của mình trên Biển Đông. Một quốc gia đối với một quốc gia chỉ có lợi ích. Một Trung Quốc vốn quen thói hoành hành bá đạo, xem biển Đông như ao nhà, giờ đây đang phải đối đầu với một đối thủ "trên cân". Kiểu như một thằng du đãng quen thói ức hiếp kẻ yếu thế nay bị một kẻ (vốn cũng chẳng lương thiện gì) dọa tát tai trước mặt thiên hạ.

.

Có người nói: "Kẻ thù của kẻ thù là bạn (hoặc đồng minh-TB) của ta". Ông bà có dạy: "Chọn bạn mà chơi". Làm "bạn" với Mỹ như thế nào, câu trả lời rõ nhất chính là kết cục của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30.4.1975. Còn làm "bạn" với Trung Quốc như thế nào, câu trả lời chính là hiện tại. Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều (từng) là "kẻ thù" của ta nhưng trong quan hệ ngoại giao, chẳng có bạn vĩnh viễn cũng chẳng có kẻ thù mãi mãi. Nếu ta phải chọn một trong hai để dựa vào thì ta nên chọn ai? Kẻ ở xa ta nửa vòng trái đất hay kẻ sát vách ta suốt ngày hăm he vợ ta, nhà ta?

Nhiều nhà quan sát có đưa ra ý kiến Việt Nam cần phải tự lực. Điều này rõ ràng quý giá và đúng đắn. Thế nhưng, trong hoàn cảnh này làm được điều như vậy quả là quá khó và nó thuộc về nhóm mục tiêu dài hạn. Vậy đối với mục tiêu ngắn hạn có lẽ ta phải chọn "bạn" (hoặc đồng minh) cho thật chính xác.

Ngay khi Mỹ vừa có động thái xích lại gần Việt Nam trên biển Đông, vấn đề nạn nhân Dioxin lại được đặt ra. Đòi hỏi quyền lời cho đồng bào là cần thiết và phải làm nhưng cũng cần thời điểm. Vừa nhờ người giúp lại vừa vạch mặt chỉ tay để nhắc lại quá khứ phạm tội của họ, xem ra hai việc này không nên tiến hành song song. Có phải vì vẫn còn ai đó muốn chứng minh rằng Mỹ luôn luôn là kẻ thù của Việt Nam, dù có giao kết thì cũng vẫn cứ là kẻ thù!

T.B

.

.

.

No comments: