Friday, May 8, 2009

VIỆT NAM TRƯỚC HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ

Việt Nam trước diễn đàn nhân quyền
BBC Cập nhật: 14:19 GMT - thứ sáu, 8 tháng 5, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090508_vn_humanrights.shtml
Báo cáo của Việt Nam về nhân quyền trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc tại Geneva có nhiều điểm tự phê và các cam kết cải tổ nhưng cũng nói đến các mối đe dọa và hoạt động thù địch.

Chiều nay, giờ châu Âu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đại diện Việt Nam trình bày bản phúc trình nhân quyền trước một diễn đàn 47 quốc gia của LHQ.
Sự kiện diễn ra trong cuộc điều tra chung của Hội đồng Nhân quyền LHQ với tất cả các quốc gia thành viên.
Báo cáo của đoàn Việt Nam được truyền trực tiếp trên mạng Internet từ lúc 02:30 chiều này giờ Thuỵ Sĩ thừa nhận có những điều chưa đạt được nhưng nêu cao cam kết cải tổ.
Báo cáo của Việt Nam nói chất lượng của việc thực hiện pháp luật còn thấp nhưng hứa rằng việc thực hiện các tiêu chí nhân quyền quốc tế là ưu tiên của chính quyền.
Thậm chí, qua bản đọc tiếng Anh của ông Phạm Bình Minh, chính quyền Việt Nam thừa nhận trong các quan chức nhà nước còn có hiện tượng "nhận thức về nhân quyền" ở một số người còn "hạn chế".
Nhưng như thường lệ, Việt Nam đưa ra cách nhìn nhân quyền trong quan hệ gắn kết với các quyền kinh tế xã hội để nói rằng chính phủ sẽ tiếp tục chính sách xóa đói giảm nghèo, cải tổ hành chính và hệ thống tư pháp.
Bản phúc trình cũng nói Việt Nam đã và đang đưa ra các biện pháp cụ thể để nâng cao, đẩy mạnh cơ chế đảm bảo dân chủ và nhân quyền theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo dõi việc trình bày báo cáo thì không có điểm nào nói lên sự khác biệt giữa quan điểm nhân quyền của chính quyền Việt Nam và Công ước Nhân quyền Quốc tế.
Nhưng chính quyền cũng nêu ra các mối đe dọa, thậm chí cả khủng bố và các hoạt động thù địch.
Việt Nam đã và đang bác bỏ các cáo buộc từ bên ngoài và từ giới bất đồng chính kiến trong nước rằng chính quyền trấn áp một số hoạt động tôn giáo và báo chí.

Phản hồi
Sau phần báo cáo của Thứ trưởng Việt Nam, đại biểu nhiều quốc gia đã bày tỏ ý kiến của họ.Các nước phương Tây như Canada, Hà Lan và Úc nhấn mạnh Việt Nam cần cởi mở hơn về tự do báo chí.
Đại diện Canada đề nghị Việt Nam cho phép báo chí tư nhân (một ý mà Hà Lan cũng đề cập), có luật bảo vệ người tố cáo tham nhũng.
Người của đoàn Canada nói: "Có vẻ luật Việt Nam đôi khi được dùng để hình sự hóa việc bày tỏ quan điểm chính trị hòa bình và hạn chế tự do lập hội."
Canada đề nghị Việt Nam "giảm bớt việc dùng luật an ninh để hạn chế công chúng thảo luận dân chủ đa đảng."
Phái đoàn Úc hoan nghênh cuộc thảo luận "ngày càng thắng thắn" về nhân quyền hàng năm giữa Úc và Việt Nam.
Đại diện Úc đề nghị Việt Nam tăng cường bảo vệ tự do báo chí, và hoan nghênh Việt Nam đang cân nhắc gia nhập Công ước LHQ chống tra tấn.
Trung Quốc cũng phát biểu, kêu gọi Việt Nam "khép bớt khoảng cách giàu nghèo".
Đại diện nước này đề nghị Việt Nam "giúp các nhóm thiểu số nhận thức tốt hơn quyền và trách nhiệm để họ có cuộc sống tốt hơn".
Về phần mình, Nhật Bản nhấn mạnh "tầm quan trọng của tự do ngôn luận, và vai trò của truyền thông độc lập và tự do".
Nhật đề nghị Việt Nam "thúc đẩy nhân quyền cho những nhóm dễ tổn thương" và cải thiện hệ thống luật pháp trong nước.

Bắt vì 'an ninh quốc gia'
Báo cáo nhắc lại rằng Việt Nam có và sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại nhân quyền với Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ.
Cùng lúc, có các nhóm biểu tình bên ngoài trụ sở Hội đồng Nhân quyền của LHQ ở Geneva đưa ra các yêu cầu, kiến nghị với nhận định khác hẳn nội dung chính quyền Việt Nam nêu.
Trong một báo cáo chung gửi cho Hội đồng Nhân quyền LHQ, các tổ chức phê phán Việt Nam cho rằng chính quyền nước này trấn áp các ý kiến đối lập, dùng điều luật về an ninh quốc gia để cầm tù, tạm giam những ai phát biểu trái ý đảng cầm quyền.
Họ cũng nói công an mạng Việt Nam ngăn cản giao lưu trên Internet khi thấy các nội dung về nhân quyền.Những người biểu tình gồm các ủng hộ viên của đảng Việt Tân, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và tổ chức của Khmer Krom cũng đòi thả các tù nhân chính trị và bất đồng chính kiến.
Ông Trần Xuân Sơn, Chủ tịch Hội người Việt Quốc gia Lausanne, nói:
"Chúng tôi nhân dịp này muốn đóng góp tiếng nói với thế giới rằng Việt Nam không tôn trọng nhân quyền như những gì nhà nước công bố."
Báo cáo của những người chỉ trích nói Việt Nam vẫn dùng biện pháp như giam những người chống đối vào trại tâm thần, hay trại cải tạo và cấm nhiều tổ chức bất tuân đảng CS hoạt động.
Và theo họ thì việc trấn áp này không chỉ áp dụng với các tổ chức của người Việt mà các nhóm như người Thượng hay Khmer Krom cũng lên tiếng phê phán chính phủ Việt Nam về nhân quyền.

Trang bên ngoài
Phiên họp LHQ
Xem tường thuật qua web

Hội đồng Nhân Quyền LHQ đánh giá thành tích nhân quyền của VN
VOA 08/05/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-05-08-voa7.cfm
Hàng trăm người Việt Nam tại hải ngoại, những người chỉ trích thành tích nhân quyền ở Việt Nam đã tiến hành một cuộc biểu tình ở Geneve, Thụy Sĩ vào ngày thứ Sáu trong lúc Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tiến hành đánh giá thành tích nhân quyền của Chính phủ Việt Nam.
Đại diện Liên đoàn Khmer Krom, ông Mannrinh Trần, cũng cho hay có khoảng 400 đến 500 người Khmer đến từ Canada, Hoa Kỳ, Ý, Thuỵ Sĩ, Pháp và các nước lân cận đã tham gia biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva.
Ông Mannrinh Trần cho biết về ý nguyện của những người biểu tình như sau: “Hôm nay chúng tôi đồng bào Khmer Krom đến đây tại Geneva, Thụy Sĩ biểu tình để đòi chính quyền Việt Nam trả lại đất đai cho đồng bào, đất đai này là của cha truyền con nối từ ngàn năm nay chứ không phải của nhà nước. Chúng tôi yêu cầu nhà nước làm lại luật để trả lại đất đai cho đồng bào. Thứ nhì là vấn đề tôn giáo, Khmer Krom có khoảng 500 ngôi chùa, 20,000 nhà sư mà không có giáo hội thống nhất. Chúng tôi cũng yêu cầu nhà nước trả lại cho người Khmer Krom quyền được thành lập giáo hội riêng biệt không nằm dưới sự kiểm soát của cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc."
Ông Mannrinh cũng cho hay cộng đồng người Khmer Krom cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc gây áp lực để chính phủ Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền cho người Khmer Krom nói riêng và cho đồng bào Việt Nam nói chung.
Trong khi đó, theo bản tin hôm thứ Sáu của Reuters thì những người Việt Nam sống lưu vong với sự hỗ trợ của một tổ chức nhân quyền quốc tế đã trình một báo cáo lên Liên Hiệp Quốc cáo buộc Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến và người dân tộc thiểu số, trấn áp tự do báo chí, hạn chế việc truy cập internet.
Trong báo cáo được trình lên Hội đồng Nhân quyền, họ đã yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị bị giam giữ theo những điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia của luật pháp Việt Nam.
Theo báo cáo của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam và Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền thì những vụ quản chế hành chính, trấn áp tôn giáo, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, bóp nghẹt tự do báo chí cũng như việc sử dụng tràn lan án tử hình là những vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Bản báo cáo cũng nói rằng giới hữu trách Cộng sản thường xuyên sử dụng tội danh làm gián điệp để bắt giam những người bày tỏ chính kiến bất đồng trên mạng Internet.
Bà Penelope Faulkner, thư ký điều hành của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam nói với hãng tin Reuters rằng có hàng ngàn tù nhân chính trị trên khắp nước và họ bị giam giữ dưới đủ mọi hình thức trong đó có cả quản thúc tại gia.
Trước đó đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva đã bác bỏ những chỉ trích về thành tích nhân quyền ở Việt Nam và gọi những chỉ trích này là 'vu khống và bóp méo sự thật'.
Đại sứ Việt Nam Vũ Dũng cũng nói rằng những nhà hoạt động lưu vong không nên được phép thuyết trình tại cơ quan Liên Hiệp Quốc, và nhấn mạnh rằng Hà Nội thường xuyên tiến hành các cuộc thảo luận về nhân quyền với Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nước khác.
Khi được hỏi về sự phản đối của đại sứ Vũ Dũng, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, nói rằng các tổ chức phi chính phủ của người Việt Nam ở hải ngoại phải có quyền lên tiếng trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong cuộc thẩm định UPR vì các tổ chức thuộc xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay đều nằm dưới sự khống chế của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Những nước như Trung Quốc và Cuba có phần chắc cũng sẽ bênh vực cho Hà Nội tại phiên đánh giá của Liên Hiệp Quốc.

Việt Nam báo cáo trước Liên Hiệp Quốc về việc thực thi nhân quyền
Đức Tâm
Bài đăng ngày 08/05/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 08/05/2009 14:57 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3453.asp
Chiều nay, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, Thụy Sĩ, ông Phạm Bình Minh, thứ trưởng Ngoại giao, đại diện chính phủ Việt Nam, báo cáo trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về việc thực thi nhân quyền tại Việt Nam trong hai năm qua. Trong những ngày qua, Việt Nam đã mở một chiến dịch tuyên truyền trong nước về đề tài này
Đây là lần đầu tiên, Việt Nam ra trình bầy về chủ đề nhạy cảm này tại Liên Hiệp Quốc, kể từ khi Hội Đồng Nhân Quyền được thành lập. Theo chương trình, sau phần báo cáo của Việt Nam, đại diện các nước thành viên Hội Đồng Nhân Quyền sẽ đặt câu hỏi.
Trong những ngày vừa qua, Việt Nam đã mở một chiến dịch tuyên truyền về đề tài này. Báo chí trong nước đã đăng báo cáo của Việt Nam, đề cập đến việc thực thi nhân quyền trên nhiều lĩnh vực, dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, nhấn mạnh đến những ưu tiên của chính quyền như bảo vệ, chăm lo phụ nữ, trẻ em, chú ý đến các sắc tộc thiểu số, người tàn tật v.v.
Trước những lời chỉ trích vi phạm nhân quyền, Việt Nam vẫn thường xuyên đưa ra lập luận cố hữu là việc « thực hiện nhân quyền luôn gắn với lịch sử, truyền thống, trình độ phát triển kinh tế và xã hội của đất nước ». Và « cần kết hợp hài hòa các chuẩn mức quốc tế, nguyên tắc chung của luật phát quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, các giá trị văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán của mỗi quốc gia ».

Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua, nhân dịp này, nhiều hội đoàn của người Việt ở hải ngoại tổ chức các cuộc biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneve, để đòi cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là một tổ chức liên chính phủ, được thành lập ngày 15 tháng ba năm 2006 theo quyết định của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Với 47 quốc gia thành viên, Hội đồng áp dụng cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát, theo dõi việc thực thi nhân quyền tại các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và đưa ra các khuyến nghị cần thiết để cải thiện tình hình.
Tuy nhiên, ngay từ khi được thành lập, Hội Đồng Nhân Quyền đã bị chỉ trích. Theo giới bảo vệ nhân quyền, việc một số quốc gia không tôn trọng nhân quyền lại nằm trong số thành viên đã làm cho Hội Đồng mất uy tín và không còn được tin cậy.

Vietnam accused of crackdowns ahead of UN rights probe
Thu May 7, 2009 8:01pm EDT
http://www.reuters.com/article/homepageCrisis/idUSL7380813._CH_.2400
* Exiles and rights activists accuse Vietnam of crackdowns
* Report issued as Vietnam in dock at U.N. rights forum
* Large demonstration to coincide with rare scrutiny
By Stephanie Nebehay
GENEVA, May 8 (Reuters) - Vietnamese exiles backed by a major international human rights group accused Vietnam on Friday of cracking down on dissidents and minorities, and quashing press freedom and Internet access.
In a joint report submitted to the U.N. Human Rights Council, they demanded the release of political prisoners held under "vague national security provisions" of the law.
Vietnam is in the dock on Friday at the 47-member state forum in Geneva, which will investigate its human rights record as art of an ongoing probe of all United Nations members.
"Administrative detention, religious repression, crackdowns on human rights defenders, stifling of press freedom, widespread use of the death penalty are serious concerns," said the report by the International
Federation of Human Rights Leagues (FIDH) and Vietnam Committee on Human Rights.
Coercive birth control policies have led to Vietnam's abortion rate being one of the world's highest, according to the report by the two Paris-based groups, obtained by Reuters.
Vietnam's ambassador to the U.N. in Geneva has previously rejected criticisms of his country's human rights record as "slanderous and distorted."
The envoy Vu Dung has said that exiled activists should not be allowed to address the U.N. body, and stressed that Hanoi holds regular discussions on human rights with the United States, European Union, and other countries.

ESPIONAGE CHARGES
The new report says that Vietnam's ruling Communist authorities routinely use charges of espionage to detain "cyber-dissidents" for posting their views on the Internet.
"These crimes, which make no distinction between violent acts such as terrorism and the peaceful exercise of freedom of expression, are punishable by harsh prison terms including life imprisonment," it said. Seven crimes carry the death penalty.
Penelope Faulkner, executive secretary of the Vietnam Committee on Human Rights, told Reuters: "There are several thousand political prisoners all over the country. They are detained in all sorts of ways including house arrest."
Countries including China and Cuba are likely to defend Hanoi at the session, she said. Hundreds of Vietnamese exiles are set to gather for a large demonstration in Geneva coinciding with the rare U.N. scrutiny of their homeland.
"Cyber-police" in Vietnam track down the posting of banned material and block access to websites advocating human rights and democracy, the report said.
An administrative detention law empowers local officials to commit perceived political or religious opponents to mental hospitals or "rehabilitation camps," the groups said.
And once released, they said former political prisoners are subjected to probationary detention, which puts them under house arrest and constant police surveillance for up to five years.
Faulkner said that Vietnam executes an average of 100 people every year, with capital punishment applied for 29 offences ranging from murder to economic crimes and treason.
Repression on religious grounds was also described in the group's report as widespread, despite freedom of religion being guaranteed in the constitution.
The Unified Buddhist Church of Vietnam, effectively banned since 1981, and ethnic Montagnards -- the mainly Christian tribespeople from the Central Highlands who sided with U.S. forces during the Vietnam War -- are the main victims, it said. (Editing by Laura MacInnis and Charles Dick)


No comments: