Ngân sách CSVN thâm thủng nhiều hơn, thất bại khi bán công trái để bù đắp
Wednesday, May 20, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=95292&z=157
HÀ NỘI, 20-5 (TH) - Bộ Tài Chính CSVN đã thất bại vì không huy động nổi số tiền mà nhà nước cần đến qua hình thức bán công trái từ đầu năm đến nay, tạo âu lo rằng khoản thâm thủng trong ngân sách sẽ không biết đến từ đâu và cái khoản 8 tỉ USD “kích cầu” kinh tế sẽ đến từ đâu.
Theo bản ngân sách 2008 công bố hồi cuối năm ngoái thì thâm thủng ngân sách năm nay dự liệu không quá 5%, nhưng sản xuất và xuất cảng giảm sút nghiêm trọng đã làm nhà nước thất thu thuế nên lỗ hổng ngân sách có thể lên đến 10% của Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GDP).
Nhà cầm quyền trung ương CSVN loan báo một kế hoạch kích thích tiêu thụ và sản xuất hầu chống lại suy thoái kinh tế ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu mà họ nói tốn phí lên đến 8 tỉ USD.
Nhưng sự suy thoái (giảm xuất cảng dẫn đến giảm sản xuất) đã làm chế độ Hà Nội mất đi một lượng lớn tiền thuế đến từ những ngành kinh tế “mũi nhọn” bên cạnh xuất cảng dầu thô. Lấy tiền đâu để bù thâm thủng là cái đang là dấu hỏi lớn mà người ta tránh nói thẳng.
“Ðó là câu hỏi rất lớn, nếu không muốn nói là câu hỏi lớn nhất cho một nền kinh tế”. Vũ Thành Tú Anh, giám đốc khảo cứu của chương trình học bổng Fulbright ở Sài Gòn, phát biểu với thông tấn Reuters.
Quốc Hội CSVN bắt đầu họp khóa thường lệ thứ nhất của năm nay hôm Thứ Tư 20 Tháng Năm 2009, họ sẽ phải đối diện với vấn đề thâm thủng ngân sách lớn gấp đôi sự dự liệu mà một số nguồn tin trong nước nói một số trong đám họ đã bắt đầu tranh cãi mức thâm thủng nào thì chấp nhận được.
Nhà cầm quyền Trung Uơng ước lượng thâm thủng ngân sách năm nay sẽ lên khoảng 8% nhưng Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) cho là sẽ lên tới gần 10%. Những năm trước, thâm thủng ngân sách năm 2008 là 4.7%, năm 2007 là 5.5%.
Nhiều nước Á Châu khác cũng đối diện với thâm thủng ngân sách vì chi tiêu công nhiều hơn trong khi thuế thu vào giảm sút, nhưng nếu so với Việt Nam thì tầm mức nguy hiểm của họ thấp hơn nhiều.
Phi Luật Tân và Indonesia gần đây bán công trái trên thị trường quốc tế để bù đắp thâm thủng ngân sách, nhưng dự báo sẽ chỉ thâm thủng khoảng 2.5% so với GDP.
“Trong quan điểm của chúng tôi, Việt Nam cần có sự điều chỉnh chiến lược cho ngân sách 2009 để kềm chế khiếm hụt và giữ cho nền kinh tế vi mô ổn định”. Benedict Bingham, giám đốc văn phòng Việt Nam của Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) nói với Reuters.
Cho đến nay, sau mấy đợt bán công trái, nhà cầm quyền CSVN mới chỉ bán được một lượng tiền đồng trị giá tính ra khoảng 236 triệu USD, một con số rất nhỏ mà báo Nhân Dân hồi Tháng Ba nói nhà nước đặt chỉ tiêu bán ra 55.2 ngàn tỉ đồng (khoảng 3.11 tỉ USD). Có đợt, không có nhà đầu tư hay ngân hàng nào trong nước mua công trái bán trên sàn giao dịch chứng khoán ở Sài Gòn vì mức lời mà nhà cầm quyền trung ương CSVN muốn trả quá thấp. Hôm Thứ Tư, nhà cầm quyền Hà Nội lại xin với Quốc Hội cho bán thêm 20 ngàn tỉ đồng (khoảng 1.13 tỉ USD) công trái nữa.
Lần bán công trái diễn ra sau cùng hồi tuần trước cũng đã thất bại khi họ muốn bán 2 ngàn tỉ đồng qua hai loại trái phiếu đáo hạn 3 năm và 5 năm. Giới đầu tư tài chính muốn lợi nhuận cho họ 70 đến 80 điểm bên trên mức mà nhà nước muốn trả.
Một loạt những thất bại bán công trái này xảy ra khi mà ngân sách bị thất thu 20% (chỉ đạt được 86.27 ngàn tỉ đồng trong quí thứ nhất) so với cùng thời gian này của năm ngoái.
“Cái ngoắt ngoéo của vấn đề là họ làm thế nào chịu đựng được sự thâm thủng ngân sách trong bao lâu. Rõ ràng là họ cần tiền,” Khalil Belhimeur, một kế hoạch gia về đầu tư tài chính lợi tức cố định của ngân hàng Standard Chartered Bank, phát biểu.
Nhưng không phải ai cũng tin rằng nhà cầm quyền Hà Nội đang gặp khó khăn lớn về ngân sách.
Phân tích gia Kim Eng Tan của tổ chức lượng giá đầu tư Standard & Poor phỏng định khoảng một phần năm số tiền “kích cầu” 8 tỉ đô la nói trên đã được dự trù trong ngân sách hoặc không cần phải có tiền sẵn từ trước.
Ayumi Konishi, giám đốc văn phòng Việt Nam của ADB, nói với Reuters rằng Hà Nội có thể vận động thêm từ 1 tỉ đến 1.5 tỉ USD bằng cách kêu gọi các nhà tài trợ bơm thêm tiền tài trợ hoặc đẩy nhanh hơn tiến trình giải ngân cho các dự án đã được chấp thuận.
Ông nói thêm rằng phần lớn số tiền kích thích kinh tế là để đối phó giai đoạn và nó không có nhiều ảnh hưởng trong tương lai.
“Chúng tôi thật sự không âu lo lắm,” Ông nói. “Nhưng dĩ nhiên nó buộc người ta phải cẩn thận khi điều hành ngân sách”.
Thomson Reuters
Concern rises in Vietnam over fiscal deficit
By John Ruwitch and Umesh Desai
05.20.09, 02:53 AM EDT
http://www.forbes.com/feeds/afx/2009/05/20/afx6444342.html
HANOI/HONG KONG, May 20 (Reuters) - Vietnam's state treasury has failed to raise much money through bond issues this year, sparking concerns about how Hanoi will fund a budget gap which could widen to a tenth of gross domestic product (GDP).
In an attempt to dig the country out of an economic hole that caused first quarter GDP growth to stumble to its slowest pace in a decade, the state has unveiled a string of economic stimulus measures that the government says will cost around $8 billion.
But the economic slowdown has staunched the flow of its main revenue sources -- proceeds from crude oil exports and taxes -- raising questions about how the shortfall will be met.
'It's a really big question, if not the biggest one for the economy,' said Vu Thanh Tu Anh, director of research at the Fulbright School in Ho Chi Minh City.
Parliament, which opened on Wednesday, will take up the budget deficit when it meets over the next month, and state media have already reported some debate among members over how much of a deficit is acceptible.
The government projects the 2009 budget shortfall at 8 percent of GDP, although the Asian Development Bank estimates it will be closer to 10 percent. The fiscal deficit was at 4.7 percent in 2008 and 5.5 percent in 2007.
Other Southeast Asian countries also face ballooning budget shortfalls due to increased spending and falling revenue, but they still compare significantly lower than Vietnam.
The Philippines and Indonesia, which have tapped the global bond market this year to secure funding for their budgets, have both forecast a shortfalls of 2.5 percent of GDP.
'In our view, some adjustments to the fiscal strategy for 2009 are needed to contain the size of the deficit and safeguard macroeconomic stability,' said Benedict Bingham, the International Monetary Fund's senior resident representative.
YIELD MISMATCH
So far this year Hanoi has sold about $236 million in dollar- and dong-denominated bonds, a fraction of what the Communist Party's newspaper Nhan Dan said in March was the government's fundraising target of 55.2 trillion dong ($3.11 billion).
On Wednesday, the government asked parliament to approve the sale additional bonds worth 20 trillion dong ($1.13 billion).
In latest bond auction last week, the Treasury failed to sell 2 trillion dong worth of three- and five-year bonds with bidders seeking yields that were 70 and 80 basis points higher than the state was prepared to go.
The series of unsuccessful auctions come as state revenues fell 20 percent to 86.27 trillion dong in the first quarter from a year earlier.
'The tricky part is how long can they sustain this shortfall. Clearly, they are in need of money,' said Khalil Belhimeur, fixed income strategist with Standard Chartered Bank.
'Eventually they will have to raise their stop out rates and that's what will happen in the near to medium term.'
Analysts say the government may be wary about accepting higher yields as it may go against its current easy monetary stance, while banks themselves are reluctant to park funds in bonds as interest rate subsidies from the stimulus package have boosted demand for loans.
But not everybody is convinced that the government faces a budget crisis.
Ratings analyst Kim Eng Tan of Standard & Poor's estimated that about a fifth of the $8 billion stimulus price tag was either already budgeted for or did not require upfront cash.
ADB's country director for Vietnam, Ayumi Konishi, told Reuters the state could also raise an additional $1 billion-$1.5 billion by asking donors to pony up more money, or accelerate disbursements already in the pipeline.
He added that most of the stimulus measures were temporary fixes and that they would not have much impact into the future. ADB expects deficit to narrow to around 5 percent next year.
'We aren't really worried too much,' he told Reuters. 'But of course it's certainly cause for very careful fiscal management.'
($1 = 17,780 dong)
(Editing by Kazunori Takada)
(john.ruwitch@thomsonreuters.com; +84 4 3825 9623; Reuters Messaging: john.ruwitch.reuters.com@reuters.net)) Keywords: VIETNAM ECONOMY/BUDGET
(If you have a query or comment on this story, send an email to news.feedback.asia@thomsonreuters.com)
COPYRIGHT
Copyright Thomson Reuters 2009. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment