Saturday, May 9, 2009

TẬP HỢP THANH NIÊN DÂN CHỦ : NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Các câu hỏi thường gặp về Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ
http://www.thtndc.org/index.php?option=com_content&view=article&id=475:cac-cau-hi-thng-gp-v-tp-hp-thanh-nien-dan-ch&catid=51:vanbanchinhthuc&Itemid=70
(Văn bản này sẽ được bổ sung nếu có thêm các câu hỏi mà bạn gửi về cho THTNDC. Nếu có câu hỏi cho THTNDC, mời bạn gửi về địa chỉ: thtndc@gmail.com

1. Những hoạt động và sự kiện đáng kể của THTNDC trong ba năm qua là gì?
08/05/2006 – Công bố thành lập TẬP HỢP THANH NIÊN DÂN CHỦ

18/05 – 21/05/2006 – Chiến dịch vận động dân chủ đầu tiên
10 ngày sau khi chào đời, «Chiến dịch 72h ký tên cho thỉnh nguyện thư gởi Ngài Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan», nhân chuyến công du của ông tại Việt Nam từ ngày 23/05/2006, được phát động, dưới hình thức ký tên ủng hộ trên Internet. Thỉnh nguyện thư kêu gọi Ngài Tổng Thư Ký nhắc nhở chính quyền Việt Nam tôn trọng những nguyên tắc căn bản đã ký kết khi được chấp thuận là thành viên của Liên Hiệp Quốc (20/09/1977) như tự do báo chí, tự do lập hội, tự do bầu cử và đồng thời đòi hỏi trả tự do cho các tù nhân lương tâm.
Phát động vào ngày 18/05, kết thúc vào ngày 21/05/2006, chiến dịch đã thu được 2079 chữ ký của đồng bào trong cũng như ngoài nước với những lời kêu gọi Ngài Tổng Thư Ký lưu ý đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Kết quả đã được in ra và chuyển đến văn phòng của Tổng Thư Ký tại Genève (Thụy Sĩ) ngay sau khi chiến dịch kết thúc và Tập Hợp đã nhận được lời đảm bảo của phụ trách văn phòng là chuyển đạt đến Ngài Tổng Thư Ký.

01/07/2006 – 09/11/2006 – Marathon Nối Vòng Tay Lớn.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra vào trung tuần tháng 11/2006 tại Việt Nam, chiến dịch Marathon Nối Vòng Tay Lớn được phát động. Thông qua việc tổ chức ký tên thật vào thỉnh nguyện thư ở khắp nơi trên thế giới cũng như tại quê nhà, THTNDC kêu gọi các nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị nhắc nhở chính quyền Việt Nam tôn trọng những gì đã ký kết trong bản Hiến chương nhân quyền của Liên hiệp quốc.
25/06 – Đại Học INSA Rennes (Pháp): Thỉnh Nguyện Thư đầu tiên với các chữ ký của thành viên Tâp Hợp tại INSA cùng một số Giáo Sư Tiến Sĩ người Việt tại các trường Đại Học Pháp đến từ Paris cùng các gia đình trí thức Việt Kiều.
01/07 – Quảng trường Tự Do – Place de Trocadéro – Paris (Pháp): Lễ xuất phát Marathon Nối Vòng Tay Lớn với sự hỗ trợ giúp sức của các hội đoàn người Việt tại Pháp.
15/07 – San José (Mỹ): Tham dự đại hội sinh viên Việt Nam toàn Bắc Mỹ , trao đổi về tình hình chính trị, xã hội tại Việt Nam.
16/07 – San José (Mỹ): Lễ rước đuốc dân chủ trong chương trình marathon Nối Vòng Tay Lớn diễn ra tại thành phố San José, thủ phủ của người Việt tại Mỹ, với sự tham gia của một số chính khách người Việt, người Mỹ cũng như các hội đoàn tại địa phương.
29 – 30/07 – Orange City, Nam California (Mỹ): Đại diện Tập Hợp tiếp xúc với các bạn thanh niên, đồng bào, các hội đoàn và một các cơ quan truyền thông báo chí.
11/08 – Trang trại Broken Spoke (Texas, Mỹ): Gặp gỡ Tổng Thống Mỹ George W. Bush và phu nhân. Trả lời câu hỏi về lập trường của chính phủ Mỹ về vấn đề dân chủ cho Việt Nam ông nói: «Những chế độ độc tài như Iran, Bắc Hàn,... cần phải chấm dứt (nguyên văn: unseated). Kinh tế thị trường tự do sau khi Việt Nam vào WTO sẽ dẫn đến tự do hóa chính trị. Chính quyền Việt Nam muốn vào WTO thì cần phải tôn trọng luật chơi (fair–play) và tuân thủ công pháp quốc tế.»
13/08 – Paris (Pháp): Marathon chạy xe đạp qua các địa điểm nổi tiếng như Đại học Sorbonne, phố Tàu 13è, Bastilles, Trocadéro quảng trường Tự Do (Tour Eiffel) xin chữ ký.
03/09 – Bruxelles (Bỉ): Marathon chạy xe đạp tại Vương quốc Bỉ, trước Quốc Hội Châu Âu, các trung tâm lớn của thủ đô Brussels.
Kết thúc MNVTL đợt 1, hội kiến Ngài Johan Weyts, nguyên thượng nghị sĩ Quốc Hội Bỉ và cũng là thượng nghị sĩ danh dự của Hội đồng Châu Âu, để nhờ ông chuyển thỉnh nguyện thư đến Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, René van Der Linden.

25/9 – Khách sạn Hilton Brussels (Bỉ):, trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam đồng thời trình Thỉnh Nguyện Thư đến Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu, ông René Van Der Linden. Trong buổi mạn đàm, ông René hoàn toàn tán đồng với những mục tiêu và phương pháp của Tập Hợp. Ông cũng nói rằng châu Âu sẽ giúp đỡ để bảo vệ các thành viên của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ nếu như các thành viên của Tập Hợp bị làm khó dễ ở Việt Nam, cũng như là đối với các nhà đấu tranh dân chủ trong nước.
31/10 – Paris (Pháp) – Hơn 3300 chữ ký thật được scan và chuyển sang CD, cộng với Thỉnh Nguyện Thư đã được gởi bảo đảm bằng đường Bưu Điện đến văn phòng các Nguyên Thủ quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC.
09/11 – Canada – Nguyễn Tiến Trung hội kiến với một số quan chức cao cấp của chính phủ Canada, đặc biệt Thủ Tướng Stephen Harper. Người đứng đầu chính phủ Canada nói rằng ông hoàn toàn đồng ý với những gì Trung trình bày và chính phủ nước ông sẽ ủng hộ, hỗ trợ cho các thành viên của Tập hợp thanh niên dân chủ cũng như các tổ chức dân chủ khác trong nước.
Tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã nhắc nhở chính quyền Việt Nam về vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt nam.

17/03/2007 – Bản phát thanh đầu tiên của Tiếng Nói Thanh Niên
Trực thuộc THTNDC, với ban biên tập Quang Dũng, Tâm Kiên… cùng các xướng ngôn viên Hoàng Thảo, Quốc Minh bằng giọng đọc ấm áp, truyền cảm đã đưa đến các thính giả trẻ Việt Nam,những suy nghĩ, trăn trở của một thế hệ Tuổi Trẻ mới trước vận mệnh đất nước.

25/04/2007 – Ra đời ấn bản điện tử và blog Tạp Chí Phía Trước
08/05/2007 – Kỷ niệm 1 năm thành lập THTNDC với sự ra đời của Cẩm nang blogger và những người bất đồng chính kiến bản tiếng Việt do Hậu Phú cùng nhóm thành viên chuyển ngữ từ bản tiếng Anh & Pháp của RSF (Tổ chức phóng viên không biên giới)
05/08/2007 – Tiến Trung – Thành viên sáng lập chính của THTNDC về nước sau khi du học tại Pháp, đánh dấu một bước quan trọng trong việc khẳng định tính chính danh của THTNDC tại Việt Nam.
26/01/2008 – Ngọc Minh – Phát ngôn viên THTNDC về nước sau khi công tác tại Nhật Bản, đánh dấu sự thành lập chi bộ THTHDC tại Hà Nội.
Tháng 03/2008 – Tiến Trung theo lời gọi nhập ngũ, đã thể hiện bản lĩnh dám chấp nhận thử thách và trở ngại có thể gặp phải khi là một người lính mang tư tưởng dân chủ hóa Việt Nam.
21/03/2008 – THTNDC cùng xuống đường biểu tình ủng hộ người dân Tây Tạng Paris, Pháp
(xem tại
https://pttnyn.com/~pttnynco/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1493)
08/05 – 09/05/2008 – Đại diện THTNDC tham dự Họp Mặt Dân Chủ Paris 2008. Tham luận « Phong trào dân chủ trong thanh niên» và giới thiệu Tạp chí Phía Trước
12/07 – 13/07/2008 – Tổ chức gặp gỡ các thành viên tại Pháp. Tổ chức vận động ủng hộ cho tạp chí Phía Trước ngày 09/05/2008.
Mùa hè 2008 – Tổ chức quảng bá tạp chí Phía Trước tại châu Âu
08/2008 – Gặp mặt thành viên tại Sài Gòn
10/2008 – Họp mặt thành viên tại Mỹ

Và một số hoạt động, sự kiện khác:
Gặp mặt, trao đổi, hợp tác với tổ chức Reporters Sans Frontières (RSF), SESAWE
Tham dự Hội nghị Tự Do Đoàn Kết tại Ba Lan.
Thực hiện Audio Book sách Tâm Tình với Tuổi Trẻ Việt Nam – Bùi Tín
Tham dự buổi ra mắt Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động tại Pháp.

2. Ban Đại Diện của THTNDC gồm có những ai?
Tùy thời điểm, Ban Đại Diện (BDD) của THTNDC có thể có những thanh đổi về nhân sự. Hiện nay, BDD gồm 8 thành viên:
Tâm Kiên (Pháp), Việt Quốc (Pháp), Bảo Trâm (Pháp), Kế Vũ (Pháp), Hoàng Lan (Mỹ), Hậu Phú (Mỹ), Tiến Trung (Việt Nam) và Ngọc Minh (Trang Nhung – Việt Nam)
Trưởng BDD: Tâm Kiên (Pháp), Email:
tamkien.thtndc@gmail.com
Phó BDD: Việt Quốc (Pháp), Email:
honvietquoc@gmail.com
Phụ trách đối nội & Phát ngôn viên: Ngọc Minh (Việt Nam), Email:
ngocminh.mirror@gmail.com
Phụ trách đối ngoại: Nguyễn Hoàng Lan (Mỹ), Email:
nguyenhoanglan177@gmail.com
Phụ trách tài chính: Hậu Phú (Mỹ), Email:
hauphu@gmail.com
Phụ trách báo chí: Bảo Trâm (Pháp), Email:
khpntg@gmail.com
Phụ trách Kỹ thuật: Kế Vũ (Pháp), Email:
nguyen.ke.vu@gmail.com

3. THTNDC có người bảo trợ hay không? Tổ chức gây quỹ bằng cách nào?
Người bảo trợ THTNDC là những cá nhân, hội đoàn tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài qua hệ thống Paypal (xem trên site
www.thtndc.org), bằng ngân phiếu. Những người hỗ trợ tài chánh này không đặt bất cứ điều kiện gì hoặc có những đề nghị chính trị nào mà chỉ yêu cầu sử dụng tiền hỗ trợ cho các hoạt động của THTNDC.
Tổ chức gây quỹ qua các hình thức:
1– Đề nghị ủng hộ qua hệ thống Paypal
2– Tổ chức các buổi tiệc gây quỹ (đang nghiên cứu)
3– Tổ chức bán các vật lưu niệm, T–shirt, đồ đeo khóa... (đang nghiên cứu)

4. Tôi đang hoạt động ở trong nước, làm sao có thể tránh bị nhà nước để ý đến? Tôi phải thận trọng những điều gì?
Để tránh bị nhà nước để ý đến, bạn cần không để lộ danh tính của mình trên Internet. Nếu bạn có các trang nhật ký cá nhân có kèm theo các bài viết thể hiện quan điểm chính trị, bạn không sử dụng các thông tin thật về mình trên đó. Không dùng các thông tin thật khi đăng ký hòm thư hay các diễn đàn về chính trị...
Chỉ đề cập tới các chuyện nhạy trong chính trị với người mà bạn thực sự tin tưởng.
Chuẩn bị cho mình những hậu thuẫn tốt (người thân, bạn bè, luật sư, tài chính dự phòng,...) trong trường hợp bạn bị an ninh để ý đến và có thể sách nhiễu bạn.
Và những chú ý khác mà bạn có thể tự đặt ra sao cho phù hợp với hoàn cảnh của bạn.

5. Vì lý do cá nhân, tôi chưa có thể làm thành viên của THTNDC, nhưng có chuyện gì tôi có thể giúp trong hoạt động của tổ chức?
Bạn có thể giúp THTNDC truyền đạt những sự kiện có liên quan đến THTNDC, các tổ chức dân chủ khác, hay các tin tức chung về phong trào dân chủ, qua Internet, hay những người xung quanh.
Bạn có thể giúp THTNDC bằng những góp ý cho hoạt động của Tập hợp, chiến lược của Tập hợp, hay bất kể điều gì liên quan tới Tập hợp... qua trao đổi với các thành viên trong Ban Đại Diện, hoặc gửi thư về
thtndc@gmail.com . Chúng tôi sẽ rất vui nếu nhận được các góp ý của bạn và sẽ trao đổi với bạn để rút ra những điều hữu ích.

6. Các hoạt động chính của THTNDC là gì, tôi có thể liên lạc với trưởng nhóm hay không?
Hiện tại, THTNDC có các hoạt động chính sau:
Phụ trách website: Tâm Kiên, Kế Vũ, Chí Tâm thực hiện
Phụ trách blog (blog Yahoo, blog Facebook): Quốc Bình thực hiện
Phụ trách kỹ thuật: Việt Quốc thực hiện
Báo chí (tạp chí Phía Trước): Bảo Trâm, Khương Duy và một số thành viên khác thực hiện
Audio Book: Tâm Kiên và một số thành viên khác thực hiện
Dịch thuật: Hậu Phú thực hiện

7. Tin tức cá nhân của thành viên được lưu trữ ở đâu, làm sao có thể bảo mật được?
Tin tức cá nhân của các thành viên được lưu trữ an toàn bởi một thành viên ở nước ngoài. Danh tính của thành viên tại Việt Nam (có thể là cả thành viên tại nước ngoài) là bí danh. và khi được gửi tới thành viên chịu trách nhiệm liên lạc ở Việt Nam, thông tin về thành viên được mã hóa.

8. Nhóm dịch thuật có những hoạt động gì? Những ngoại ngữ chính là gì?
Hoạt động của nhóm dịch thuật là tìm và dịch các tài liệu, tin tức hay hoặc quan trọng về các vấn đề chính trị, thời sự, kinh tế, xã hội, v.v… nhằm phản ánh những thông tin phong phú bằng ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh. Ngoài ra là dịch văn bản của THTNDC, tin tức thời sự, bản thông báo cho giới truyền thông về họat động của THTNDC, giao lưu/quan hệ cộng đồng với các tổ chức nước ngoài.

9. Về phần dịch thuật, cách thức chọn tài liệu như thế nào? Tôi có thể đề nghị bài viết để thông dịch không?
Các bài cần dịch thường được trưởng nhóm hoặc người được chỉ định tìm và phân công dịch. Nếu thành viên tìm được tài liệu hay tin tức thời sự quan trong, có thể gửi văn bản cần dịch đến email của trưởng nhóm Dịch Thuật (
hauphu@gmail.com

10. Tôi có nhận được email về báo Phía Trước, xin hỏi tờ báo này có quan hệ ra sao với THTNDC? Tôi có thể liên hệ với ai để tham gia?
Tạp chí Phía Trước được thành lập bởi một số du sinh Việt Nam tại nước ngoài, với sự tham gia và cộng tác của một số thành viên THTNDC.
Sau một thời gian hoạt động, Tạp chí Phía Trước sát nhập và trở thành một bộ phận của THTNDC.
Để tham gia, bạn hãy gửi thư giới thiệu hoặc góp ý tới
tapchiphiatruoc@gmail.com , hoặc gửi bài viết tới ctvphiatruoc@gmail.com

11. Nếu được phỏng vấn riêng, tôi có thể phát biểu bằng tư cách là một thành viên của THTNDC không?
Bạn hoàn toàn có thể phát biểu với tư cách là thành viên của tập hợp và nói rõ đây là quan điểm cá nhân của bạn. Tập hợp sẽ không chịu trách nhiệm về những gì bạn phát biểu. Không được làm lộ thông tin nội bộ của tập hợp, các thành viên khi chưa có sự đồng ý của BDD và cá nhân thành viên mà bạn muốn nói đến.

12. Cách thức nào để quảng cáo hữu dụng nhất về THTNDC? THTNDC có liên hệ với các tổ chức khác không?
Bạn có thể giới thiệu về trang web, blog, tạp chí Phía Trước cũng như là mục tiêu, phương pháp hoạt động, tôn chỉ của tập hợp. Nói rõ về sự cần thiết của việc tham gia vào phong trào đấu tranh cho dân chủ nói chung và tập hợp nói riêng. THTNDC là một tổ chức độc lập, không có bất kỳ mối liên hệ với các tổ chức chính trị khác.

13. Tôi không thể truy cập đến web của THTNDC vì bị firewall, bằng phương pháp nào có thể vượt qua được?
Để vượt tường lửa, tốt nhất bạn dùng một trình duyệt vượt tường lửa có chức năng che và xóa dấu vết các trang web được duyệt qua, như trình duyệt OperaTor, mà bạn có thể download từ:
http://archetwist.com/en/opera/operator
Trên trang này, bạn tìm đến link:
OperaTor(…) - PBwiki
OperaTor(…) - WikiSend
Trong đó, dấu (…) chỉ số phiên bản thay đổi theo thời gian.
Download và giải nén file vừa download. Sau đó chạy file OperaTor.exe trong thư mục vừa giải nén, trình duyệt OperaTor sẽ mở ra như trình duyệt Internet Explorer, và bạn có thể dùng bằng cách nhập địa chỉ trang muốn vào vào ô địa chỉ.

14. Tôi nghi ngờ là mình đang bị công an mạng theo dõi? Tôi nên phải làm sao?
Đầu tiên cần xác định rằng việc làm của bạn là (và phải là) một cách chính đáng góp phần đem lại dân chủ cho Việt Nam. Điều này cần được phát huy, khuyến khích bởi tất cả những ai hiểu rằng dân chủ là cần thiết.Việc đàn áp, theo dõi của chính quyền chỉ có tính chất tạm thời, cục bộ và sẽ tiến dần đến chấm dứt khi mà lực lượng tiến bộ xuất hiện ngày càng nhiều.
Một khi nghi ngờ bị an ninh theo dõi, bạn hãy thận trọng trong các hoạt động chính trị của mình:
Không trao đổi các thông tin có thể gây bất lợi cho bạn qua điện thoại.
Kín đáo khi gặp gỡ hay giao tiếp với những người hoạt động chính trị, hãy giữ bí mật các cuộc gặp gỡ.
Thận trọng khi trao đổi thông tin trên Internet. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý cơ bản để sử dụng Internet an toàn trên trang sau:
http://www.thtndc.org/index.php?option=com_content&view=article&id=170:mt-s-lu-y-c-bn--s-dng-internet-an-toan-&catid=55:kythuat&Itemid=2
Hãy tìm hiểu kỹ luật hình sự, hoặc chuẩn bị cho mình một luật sư tư vấn, để có thể ứng phó với an ninh khi nếu họ đưa ra những lý do bất hợp lý để sách nhiễu bạn.


15. Những bài viết trên mạng THTNDC là của ai? Tôi có thể cộng tác không?
Những bài viết trên website THTNDC có thể là của:
Thành viên THTNDC
Các nhà đấu tranh cho dân chủ Việt Nam
Thông tin đến từ các báo trong nước (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, VN Express, Người Lao Động, Dân Trí…), các hãng thông tấn nước ngoài (AP, AFP, BBC, RFA, VOA…), blog các hội đoàn, cá nhân (Hội Nhà Báo Tự Do, Thông Tấn Xã Vàng Anh…)

Để công tác, bạn có thể gửi bài vở về:
Hộp thư của THTNDC:
thtndc@gmail.com

Mục Liên Hệ tại site
www.thtndc.org của THTNDC
Ban Quản Trị site xem xét và sẽ đăng nếu nội dung nếu phù hợp với tư tưởng, chính kiến, chủ trương của tổ chức.

16. Để trở thành thành viên THTNDC tôi cần phải làm gì?
Để đăng kí làm thành viên Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, bạn cần gửi email về hộp thư
thtndc@gmail.com . Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spambots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó, trong đó trình bày lý do, nguyện vọng; đồng thời, cho biết họ tên thật và địa chỉ nơi ở của mình.
Lý do của việc khai báo này là vì trong trường họp bị bắt bớ, xách nhiễu, các bạn trong Ban Đại Diện sẽ mở chiến dịch thông tin trên các phương tiện truyền thông để có sức ép công luận, báo lên các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước để họ gây áp lực với chính phủ Việt Nam.
Ngoài cách đăng ký qua email, bạn có thể đăng ký trực tiếp qua website của THTNDC (
www.thtndc.org), mục “Tham gia THTNDC”.
Sau khi Tập Hợp nhận được thư đăng ký của bạn, một trong các thành viên của ban đại diện sẽ hẹn nói chuyện với bạn để có thể hiểu rõ hơn chính kiến của bạn. Việc bạn trở thành thành viên chính thức của Tập Hợp hay không sẽ được thông báo ngay sau buổi nói chuyện hoặc qua email.
Mỗi thành viên tham gia sinh hoạt với bí danh tự chọn. Khuyến khích sử dụng Gmail (
https://www.gmail.com – lưu ý có chữ “s” sau “http”) để đảm bảo bí mật về nơi ở khi liên lạc bằng email tại nơi công cộng hoặc tại nhà.

17. Tôi đã là thành viên của một tổ chức chính trị (đảng phái, hội đoàn, ...) nay tôi muốn tham gia vào THTNDC có được không?
Có. Và bạn cần lưu ý như sau:
Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ là một tổ chức chính trị có mục đích rõ ràng:
Quảng bá rộng rãi nhu cầu dân chủ hóa đất nước
Mở ra cơ hội cho thanh niên tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề xã hội
Chuẩn bị thanh niên để tham gia vào các đảng dân chủ, chân chính sau này

Nếu đã chấp nhận là thành viên của một tổ chức, bạn phải đồng ý với những quan điểm hành động, cách làm việc của tổ chức này cũng như bỏ thì giờ cho việc hoạt động, làm việc, sinh hoạt.
Nếu bạn đại diện cho một tổ chức chính trị khác bạn có thể trao đổi và đề nghị THTNDC phối hợp làm việc trong một chương trình cụ thể.
Tháng 5, 2009 – THTNDC

No comments: