Sunday, May 10, 2009

QUÂN PHIỆT MIẾN ĐIỆN MUỐN LÃNH TỤ ĐỐI LẬP MAU CHẾT

Báo động về tình trạng sức khỏe của bà Aung San Suu Kyi
Tú Anh
Bài đăng ngày 09/05/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 09/05/2009 14:59 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3466.asp
Theo phát ngôn viên Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ tình trạng sức khỏe của giải Nobel hoà bình 1991, không được tốt. Liên đoàn rất lo ngại cho tính mệnh của lãnh đạo. Chính quyền cản trở bác sĩ điều trị cho bà Aung San Suu Kyi đến thăm bệnh nhân.

Hôm nay, ông Nyan Win, phát ngôn viên Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cho biết tình trạng sức khỏe của giải Nobel hoà bình 1991, « không được tốt ». Bà Aung San Suu Kyi bị quản thúc từ nhiều năm qua
Cũng theo lời ông Nyan Win, thì bà Aung San Suu kyi không ăn uống được, huyết áp yếu. Liên đoàn rất lo ngại cho tính mệnh của lãnh đạo.

Không biết vì lý do gì, bác sĩ riêng của bà Aung San Suu Kyi bị chính quyền cản trở không cho đến thăm bệnh nhân. Đối lập chỉ biết là bác sĩ Tim Myo Win bị công an đến tận nhà câu lưu để điều tra. Nguồn tin chính thức chỉ xác nhận là bác sĩ Tim Myo Win bị cấm không được đến nhà bà Aung San suu Kyi.
Do vậy, chiều hôm qua, trợ lý của bác sĩ đến khám bệnh cho nhà đối lập, và vào nước biển cho bà. Vị trợ y này đã xin phép chính quyền cho trở lại hôm nay để theo dõi tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo đối lập.
Hồi đầu tuần này, một công dân Mỹ đã đánh lừa được hàng rào an ninh bao vây ngôi nhà của bà Aung San suu Kyi, bí mật bơi qua hồ vào nhà tiếp xúc lãnh đạo đối lập Miến Điện. Mãi đên hai hôm sau người Mỹ này mới bị bắt.


Lãnh tụ đối lập Miến Điện bị ‘bệnh nặng’
Cập nhật: 03:45 GMT - chủ nhật, 10 tháng 5, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090510_suukyi_ill.shtml
Phát ngôn nhân của đảng NLD cho hay lãnh tụ đối lập của Miến Điện, đang bị giam cầm, bà Aung San Suu Kyi hiện đang bị huyết áp thấp và mất nước.
Bà hầu như không ăn gì.
Ông Nyan Win nói họ cực kỳ lo ngại cho vị lãnh đạo 63 tuổi, người từng đoạt giải Nobel hòa bình.

Một nhân viên y tế đang truyền dung dịch đạm cho bà. Trong khi tin nói rằng bác sĩ của bà đã bị câu lưu sau khi thăm bà trong tuần.
Kể từ năm 1990, bà Suu Kyi bị giam lỏng tại nhà.

Dù Liên đoàn Toàn quốc vì Dân chủ, NLD, đảng của bà Suu Kyi giành phần thắng trong cuộc bầu cử năm 1990, nhóm tướng lĩnh quân đội đã không chấp nhận cho đảng của bà nắm quyền.
Thời hạn của lệnh quản thúc tại gia mới nhất của bà Suu Kyi chấm dứt vào cuối tháng Năm. Và chính quyền chưa đưa ra thông báo gì về khả năng gia hạn thêm hay không.

Đột nhập
Nyan Win từ đảng NLD cho đài BBC hay: "Chúng tôi cự kỳ lo ngại về sức khỏe của bà và tình hình an ninh nơi bà ở,"
Ông nói bà Suu Kyi đã mất tính thèm ăn. Ba hay bốn ngày qua bà đã không ăn miếng nào.
Do vậy huyết áp của bà tụt xuống thấp. Bà đang có biểu hiện của tình trạng thiếu nước.

Nyan Win nói đảng NLD đang theo dõi tình hình một cách chặt chẽ. Sang tuần tới họ sẽ quyết định có nên gây sức ép để bà Suu Kyi được chữa chạy một cách đàng hoàng hay không.
Nyan Win nói ông không rõ tại sao bác sĩ Tin Myo Win lại bị chính quyền câu lưu hôm thứ Năm.
Ông đoán rằng rất có thể vị bác sĩ này liên quan đến một người mang hộ chiếu Mỹ bị bắt giữ hôm thứ Ba, lúc ông này bơi qua hồ nước để vào nhà bà Suu Kyi.

Tin nói rằng sáng thứ Năm khoảng 20 cảnh sát đã xông vào nhà của bà Suu Kyi.
Họ hành động trước tin một người Mỹ, tên John William Yeattaw, đã thoát qua hàng rào an ninh chặt chẽ, bơi qua hồ Inya để vào nhà bà Suu Kyi hôm Chủ Nhật.
Ông này bị bắt sau khi bơi ngược lại vào hôm thứ Ba.
Đây có lẽ là trường hợp đầu tiên có người vào được khu biệt thự của bà Suu Kyi.


LHQ nói Miến Điện giam giữ bất hợp pháp
Cập nhật:10:58 GMT - Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/03/090324_burma_un.shtml
Liên hiệp quốc (LHQ) nói rằng việc giam giữ lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà San Suu Kyi là vi phạm cả luật pháp quốc tế lẫn luật pháp của chính Miến Điện.
Một nhóm làm việc của LHQ chuyên tìm hiểu về các trường hợp bắt giữ tùy tiện đang kêu gọi phải ngay lập tức thả bà Suu Kyi.
Bà Suu Kyi đã trải qua 13 trong suốt 19 năm qua trong tình trạng bị quản thúc tại gia; nhiều đồng minh đấu tranh vì dân chủ của bà bị bỏ tù.
Các phân tích gia nói rằng việc một nhóm thuộc LHQ cáo buộc một nước thành viên LHQ là vi phạm luật của chính nước đó là một điều khá bất thường.
Nhóm này của LHQ nói rằng theo luật của Miến Điện thì chỉ những người nào là một đe dọa cho an ninh mới có thể bị bắt giam không cần có các cáo trạng.
Nhóm này cũng kêu gọi phải ngay lập tức thả bà Suu Kyi vô điều kiện, một quyết định đã được đưa ra từ hồi tháng 11 nhưng mới chỉ tuần này mơi được công bố công khai.

'Bất hợp pháp'
"Lệnh mới được gia hạn gần đây nhất (2008) đặt bà Suu Kyi trong tình trạng quản thúc tại gia không chỉ vi phạm luật quốc tế mà cả luật quốc nội của Miến Điện nữa," cơ quan này của LHQ cho biết.
Nhóm này vốn một phần thuộc Hội đồng Nhân quyền LHQ nói rằng bà Suu Kyi đã bị câu lưu theo Luật bảo vệ nhà nước của Miến Điện có hiệu lực từ năm 1975, và luật này chỉ cho phép các lệnh tái bắt giữ tối đa năm năm.
Giai đoạn năm năm này đã kết thúc vào tháng Năm 2008.
Người ta cũng đặt câu hỏi liệu bà Suu Kyi có thể hiện là một mối đe dọa cho "an ninh nhà nước hay sự hòa bình và ổn định của xã hội" hay không, một điều khoản của Luật năm 1975 mà giới chức trách đã dùng như một lý do để tiếp tục câu lưu bà.
Nhóm của LHQ trích thuật người đứng đầu cơ quan cảnh sát của Miến Điện nói hồi năm 2006 rằng Miến Điện sẽ bình ổn nếu bà được trả tự do.
Quyết định mới nhất này là lần thứ năm LHQ coi việc tiếp tục câu lưu bà Suu Kyi kể từ năm 1992 là việc làm tùy tiện và bất hợp pháp thể theo Tuyên bố toàn cầu về Nhân quyền nhưng là lần đầu tiên nhắc tới tính bất hợp pháp của việc giam giữ bà theo luật của chính Miến Điện.

Không ảo tưởng
Ông Jared Genser, luật sư có trụ sở tại Washington vẫn đứng ra lo cho bà Suu Kyi, thì thú nhận rằng chính quyền quân nhân Miến Điện có nhiều khả năng sẽ không chịu nghe theo lời khuyên của LHQ về luật pháp của chính nước họ.
"Tôi không có ảo tưởng rằng bà San Suu Kyi sẽ được thả ngay lập tức vì quyết định này của LHQ. Nhưng đồng thời tôi thực sự cho rằng đây là một bước nhỏ quan trọng để tiến tới điều đó," ông nói.
"Tôi thực sự tin rằng điều đó sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng của LHQ gây áp lực đối với các nước, đặc biệt là Trung Quốc, Nga và các nước vốn vẫn có xu hướng bảo vệ chính phủ quân nhân tại Miến Điện," ông nói.
Ông Genser nói nhóm làm việc này nên được xem là mang tính độc lập vì bao gồm năm chuyên gia từ Chile, Pakistan, Nga, Senegal và Tây Ban Nha.
Tuần trước, một nhà điều tra nhân quyền LHQ đã thúc giục Miến Điện hãy thả hơn 2,000 tù nhân chính trị và kêu gọi phải khẩn cấp duyệt xét lại việc quản thúc bà San Suu Kyi.
Miến Điện nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân nhân từ năm 1962.


No comments: