Tuesday, May 12, 2009

KỶ NIỆM NGÀY NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM

Lễ kỷ niệm năm thứ 15 Ngày Nhân Quyền Việt Nam
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2009-05-12
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-15th-annual-commemoration-of-Vietnam-HumanRightsDay-TTruc-05122009120955.html
Lễ kỷ niệm năm thứ 15 Ngày Nhân Quyền Việt Nam đã diễn ra trưa thứ Hai 11-5-2009 tại toà nhà Russel của Thượng viện Hoa Kỳ. Thanh Trúc có mặt tại chỗ và tường trình chi tiết.

Nữ Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, Chủ tịch Ban chấp hành Tổ Chức Quốc tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, khai mạc Lễ kỷ niệm năm thứ 15 Ngày Nhân Quyền VN. Photo by Do Linh Dzung/RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-15th-annual-commemoration-of-Vietnam-HumanRightsDay-TTruc-05122009120955.html/NguyenTheBinh-VN-HumanRightsDay-305.jpg


Năm thứ 15
Hàng năm cứ đến ngày 11 tháng Năm, Cộng đồng người Mỹ gốc Việt lại tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam, được ấn định bởi nghị quyết chung SJ-168 của quốc hội Hoa Kỳ và Công Luật số 103-258 do tổng thống Bill Clinton ký năm 1994.
Năm nay là năm thứ 15 Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam, diễn ra tại toà nhà Russel thuộc thượng viện Mỹ, có sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ James Webb bang Virginia , và sự đồng bảo trợ của một số dân biểu nghị sĩ thuộc lưỡng đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ.
Thành phần chính đứng ra kêu gọi, nhắc nhở về Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam hàng năm tại Quốc hội là Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản của người Việt trong vùng.
Có đến 17 tổ chức của Hoa Kỳ khắp nơi bên cạnh các tổ chức Việt Nam và nước bạn chuyên tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ , như AFL-CIO tức Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ, Amnesty International, Tổ Chức Toàn Quốc Hổ Trợ Dân Chủ, Human Rights Watch, Freedom Now, Chính Phủ Liên Minh Toàn Quốc Miến Điện, Vận Động Quốc Tế Tây Tạng, Pháp Luân Công, Liên Đoàn Cải Tỗ và Dân Chủ Châu Á, Phong Trào Mỹ Vận Động Cho Miến Điện, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Liên Đoàn Khmer Krom Kampuchia, Phong Trào Dân Chủ Tân Thế Hệ Lào, Liên Đoàn Tự Do Triều Tiên, Hiệp Hội Người Mỹ Gốc Uyghur.

Chuyển giao cho thế hệ trẻ

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, một trong những người vận động tích cực Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Quốc hội 15 năm về trước, cựu chủ tịch của Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, cũng là bào huynh của nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng , bác sĩ Nguyễn Đan Quế, hiện vẫn đang bị quản thúc tại gia ở trong nước.
Phát biểu cảm tưởng với đài Á Châu Tự Do vào khi Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam tròn mười lăm tuổi, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân nói rằng công cuộc đầu tranh cho nhân quyền và dân chủ của Việt Nam đã trao truyền qua thế hệ trẻ:
“Chúng tôi hết sức phấn khởi là đã có những người trẻ để thay thế chúng tôi. Và người thay thế trực tiếp là bác sĩ Nguyễn Thể Bình, chủ tịch ban chấp hành của Tổ Chức Quốc tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản.
Bác sĩ Nguyễn thể Bình là một người rất hoạt động, hiểu biết rõ ràng về đường lối, chính nghĩa tranh đấu của dânj tộc Việt Nam, của tổ chức chúng tôi. Bác sĩ Bình trong một thời gian ngắn đã làm rất nhiều việc. Cô mới đi một chuyến qua Âu Châu, đặc biệt đến tham dự buổi họp tại Liên Hiệp Quốc trong buổi chất vấn nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về vấn đề nhân quyền, và cô đã gặt hái được thanh quả hết sức tốt đẹp.
Đặc biết lể tổ chức năm nay, các Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, Bác sĩ Đỗ Minh Thiệu và tất cả những anh em trẻ là những người trực tiếp đảm nhận, chúng tôi chỉ đứng ở sau hậu trường, đóng góp một số ý kiến cố vấn thôi…”


Bà Leslie Byrne, tác giả dự luật Ngày Nhân Quyền Việt Nam, trả lời phỏng vấn Thanh Trúc. Photo by Do Linh Dzung/RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-15th-annual-commemoration-of-Vietnam-HumanRightsDay-TTruc-05122009120955.html/LeslieByrne-ThanhTruc-250.jpg


Cũng như mọi năm, năm nay người Việt từ các tiểu bang ở nước Mỹ đã tụ tập về Washington DC dự ngày nhân quyền cho Việt Nam, cùng với người Việt đến từ Canada, Pháp.
Điểm ghi nhân nổi bật là sự hiện diện của trên 50 thành viên người Hoa thuộc tổ chức có tên Đảng Dân Chủ Trung Hoa, đa số là người trẻ đến từ New York dưới sự hướng dẫn của Chủ tịch Wang Jun.

Phát biểu với đài Á Châu Tự Do, ông Wang Jun nói: “Dân chủ, tự do và nhân quyền là điều con người cần tranh đấu cho con người, không riêng Việt Nam hay Trung Quốc mà cho cả nhân loại trên thế giới. Chính vì thế mà đông đảo thanh niên trong tổ chức của chúng tôi đến tham dự Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay.”
Với câu hỏi ông và những người trẻ trong tổ chức của ông có mong ước một Ngày Nhân Quyền Cho Trung Quốc tại quốc hội Mỹ như Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam không? ông Wang Jun khẳng định là điều này tất nhiên và tất yếu, vấn đề chính là phải nổ lực vận động thế nào để có kết quả tốt đẹp cho đất nước và dân tộc của mình.

Nhân quyền cho Việt Nam

Dưới mắt nữ cựu đại biểu tiểu bang Leslie Byrne, thường sát cánh với cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC bao năm, thì:
“Tôi là người đã từng giới thiệu dự thảo về Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam 15 năm trước đây. Ngày của các bà mẹ ở Mỹ vừa qua đi, điều này làm tôi chợt nghĩ là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam mà tôi từng ấp ủ đến giờ vẫn hãy còn là một đứa trẻ.
Chúng ta cần nuôi dưỡng sao cho nó lớn mạnh lớn khỏe. Bao lâu chúng ta chờ đợi và chờ đợi Việt Nam tôn trọng nhân quyền theo yêu cầu Liên hiệp Quốc, nay đến lúc cần tạo áp lực để họ thực thi điều đó. Chừng nào mọi người cần sự hổ trợ và tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam chừng đó tôi còn tiếp tục ủng hộ cho hoạt động đó.”

Dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam hay còn gọi là HR 8406, đã tới lúc phải dứt khoát với chính phủ Việt Nam rằng nói tới nhân quyền là nói tới hành động chứ không thể phát biểu suông nữa:
“Nhân quyền là điều Việt Nam hứa đi hứa lại mà không thực hiện, trong lúc tình hình thì cứ ngày một tệ hơn. Đã có biết bao thành phần công dân bị chính quyền Việt Nam đàn áp. Chuyện Việt nam ra trình bày về nhân quyền trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva hôm thứ Sáu tuần trước thực chất có thể chỉ là hỏi và đáp thế thôi. Không có tiến triển không có cải thiện.

Đến lúc tôi phải nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những hành động vi phạm quyền con người của họ, chính phủ Mỹ cần cử nhiều báo cáo viên nhân quyền đi vào trong Việt Nam, chúng ta ở ngoài này cần nhìn thấy hành động chứ không cần nghe những lời nói êm tai nữa.”

Lễ kỷ niệm năm thứ 15 Ngày Nhân Quyền Việt Nam được tổ chức tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm 11-5-2009.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-15th-annual-commemoration-of-Vietnam-HumanRightsDay-TTruc-05122009120955.html/VN-HumanRightsDay-305.jpg


Với câu hỏi ông nghĩ sao về dự luật nhân quyền cho Việt Nam HR8406, mà Hạ viện đã 2 lần thông qua nhưng đều bị gác lại khi lên đến thượng viện, thì sắp tới sẽ được tái đệ trình ra trước Thượng viện dưới sự bảo trợ của 2 Thượng nghị sĩ James Web và Barbara, Dân biểu Smith khẳng định:
“Đúng là có chuyện đó, hiện tại đảng Dân Chủ đang nắm ưu thế tại thượng viện, nhưng không ai dám chắc kết quả như thế nào. Điều tôi muốn nói là tôi thấy không có lý do nào để các nhà lãnh đạo trong đảng Dân Chủ gây khó dễ cho HR8406 , trừ phi họ quá chú ý đến tiền bạc và quyền lợi của những công ty Mỹ đang đầu tư ở Việt Nam hơn là số phận khốn khổ của những người công dân những người lao động những nhà tranh đấu dân chủ tự do những nhà lãnh đạo tôn giáo Việt Nam mà nhân quyền của những người ấy bị xâm phạm một cách tệ hại. Gây trở ngại cho HR8406 là gây trở ngại cho tiến trình nhân quyền, một hành động văn minh nhân bản của con người.”

Cùng quan điểm với dân biểu Chris Smith, dân biểu Frank Wolf tuyên bố:
“Cố tổng thống Geoge Washington từng nói cần hành động chứ không cần lời nói. Theo tôi, những lời hay ho hứa hẹn của cả hai chính phủ Việt Nam và Mỹ nay đã không còn giá trị. Chúng at cần tấhy hành động và việc làm hữu hiệu. Chúng ta cần những vị đại sứ đến Việt Nam với tinh thần bênh vực, yểm trợ và tranh đấu cho nhân quyền chứ không phải những ông đại sứ như đã qua của Hoa Kỳ đến Việt Nam chỉ để làm thương mại.”

Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam kéo dài từ 1 giờ trưa đến 2 giờ 30 chiều, tiếp đó là buổi hội thảo hai tiếng đồng hồ với chủ đề Tác Động Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu Đến Xã Hội Dân Sự và Nhân Quyền.
Thuyết trình đoàn gồm đại diện của Ngân Hàng Thế Giới World Bank, Cơ Quan Viện Trợ Mỹ USAID, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

(Thanh Trúc tường trình từ Wasgington DC.)


Thế hệ trẻ với sứ mạng tranh đấu cho Nhân quyền Việt Nam
Nguyễn Khanh, phóng viên RFA
2009-05-12
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dr-nguyen-the-binh-05122009104025.html
Trước khi Ngày Nhân Quyền Việt Nam Lần Thứ 15 khai mạc, Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi đã nói chuyện với Trưởng Ban Tổ Chức là Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình. Sau đây là nội dung cuộc nói chuyện.

Biên tập viên Nguyễn Khanh đang phỏng vấn bàc sĩ Nguyễn Thể Bình. Photo: RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dr-nguyen-the-binh-05122009104025.html/NKhanh-305.jpg

Việt Nam một dân tộc yêu trọng nhân quyền

Nguyễn Khanh: xin cám ơn Bà Bác Sĩ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Câu hỏi đầu tiên là ngay lúc này, Bà đang nghĩ gì về Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11 tháng Năm?
BS THỂ BÌNH: phải nói là chúng tôi vừa phấn khởi và vừa hãnh diện, không những chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cho cả tổ quốc Mỹ đã đón nhận chúng ta, bởi vì họ công nhận rằng người Việt Nam là một dân tộc rất yêu nhân quyền, và họ chấp nhận cho chúng ta có một ngày để nói lên tiếng nói đấu tranh nhân quyền cho đất nước Việt Nam. Năm nay là lần kỷ niệm thứ 15, và đó là một niềm vinh dự lớn lao cho người Việt ở hải ngoại cũng như ở trong nước.

Nguyễn Khanh: trong 15 năm qua, thưa Bà, những thành công nào đã đạt được và những gì phải làm trong tương lai?
BS THỂ BÌNH: có thể nói là những thành công chúng ta đạt được cũng khá, nhưng vẫn còn biết bao nhiêu việc phải làm, để một ngày nào đó trong nước cũng như hải ngoại có thể chia sẻ những nhân quyền cần thiết, căn bản của con người, như chúng ta có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sử dụng internet, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội v.v… Đó là những quyền căn bản của con người, mà người dân tất cả các nước dân chủ, tự do đều có được và mong rằng một ngày nào đó dân tộc Việt Nam chúng ta được hưởng những điều may mắn đó.

Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dr-nguyen-the-binh-05122009104025.html/NguyenTBinh-170.jpg

Nguyễn Khanh: làm thế nào để thực hiện được các mục tiêu Bà Bác Sĩ mới đưa ra?
BS THỂ BÌNH: trong thời gian hiện tại những mục tiêu đó có thể rất khó khăn, nhưng qua những vận động quốc tế, qua những vận động với các tổ chức phi chính phủ và những vận động với ngay cả chính phủ, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam để tiến tới những mục tiêu này, thì tôi tin rằng một ngày không xa chúng ta có thể đạt được những mục tiêu đó.
Chúng ta cũng thấy rằng cách đây 20 năm trước, không ai có thể dám đứng lên chống đối nhà cầm quyền một cách mạnh mẽ, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt trong đó có Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, nhưng cho tới nay thì ở trong nước, những phẫn nộ, những bức xúc, những tiếng nói của người dân càng lúc càng dâng lên cao, và người dân càng lúc càng muốn được trở lại với quyền sở hữu của chinh bản thân họ và tương lai của chính bản thân họ. Thành ra chúng ta thấy cuộc tranh đấu càng lúc càng tươi sáng.
Nhân quyền không có sự khác biệt giữa các quốc gia hoặc dân tộc

Nguyễn Khanh: trước dư luận thế giới chính phủ Việt Nam vẫn nói là nhân quyền được tôn trọng, nhưng không phải nhân quyền theo tiêu chuẩn hay áp đặt của Hoa Kỳ chẳng hạn. Bà nghĩ gì về diều này?
BS THỂ BÌNH: nếu vậy thì có lẽ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nên đọc lại Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhân quyền không phải quyền của một chính phủ hay một quốc gia, một thể chế nào đặt ra, mà là quyền căn bản của con người khi sinh ra, lớn lên trong đời đều phải có, phải được hưởng, bất kể mầu da, bất kể tôn giáo, bất kể quốc gia.

Nguyễn Khanh: với tất cả lòng quý trọng, thưa Bà Bác Sĩ, nhìn những người đang hiện diện trong Ngày Nhân Quyền Việt Nam Lần Thứ 15, hầu hết đều là những người lớn tuổi, tôi chưa nhìn thấy người trẻ. Đó có phải là lo âu mà Bà Bác Sĩ đang có hay không?

Chúng tôi thuộc nhiều thế hệ
BS THỂ BÌNH: thưa không. Thật sự ra lẫn trong những người lớn tuổi, có những người thuộc thế hệ của tôi, mà tôi xin được gọi là thế hệ chuyển tiếp, và các em sinh viên, học sinh còn trẻ hơn chúng tôi cũng đang sắp sửa đến đây. Có một điều mà tôi rất quý mến quý vị phụ huynh là quý vị đó thật đúng giờ, thành ra chương trình sắp sửa bắt đầu và những người đến đúng giờ nhất là những vị phụ huynh. Các anh em trẻ, các em trong Thanh Đoàn Lạc Hồng cũng đang đến, để cho thấy rõ ràng có một sự chuyển tiếp.
Tôi xin được đại diện cho thế hệ chuyển tiếp và sau đó là thế hệ của những em trẻ đi sau để thưa rằng chúng tôi rất vinh hạnh có một vai trò quan trọng như vậy, đem những gì quý báu, những đấu tranh, những kinh nghiệm và những đóng góp vô cùng quý giá của các bậc phụ huynh trong 34 năm qua và chuyển lại cho các em ở thế hệ đi sau, mong rằng mình có thể giúp đào tạo cho thế hệ đi sau có những nhà lãnh đạo, đem lại hãnh diện cho dân tộc Việt Nam chúng ta.

Nguyễn Khanh: những điều thế hệ đi sau và thế hệ chuyển tiếp định làm có khác những điều các thế hệ đi trước đã làm hay không?
BS THỂ BÌNH: chúng tôi nghĩ rằng theo từng thế hệ, chúng ta vẫn có chung mục tiêu nhưng phương thức có thể thay đổi, vì thời thế cũng thay đổi. Chúng tôi có thể hội nhập được không chỉ đấu tranh, kinh nghiệm của những vị đi trước, nhưng còn có cả học thức, cách sống của thế hệ chuyển tiếp và thế hệ đi sau ở khắp nơi trên thế giới. Và đó là điều may mắn cho dân tộc Việt Nam chúng ta, vì khi lưu vong, chúng ta không những không quên nguồn gốc mà còn hội nhập được với xã hội, với tất cả các nước trên thế giới. Chúng ta học hỏi những gì hay nhất của họ, để dành lại cho dân tộc chúng ta sau này.

Nguyễn Khanh: xin Bà Bác Sĩ một phút nói thật. Có khi nào Bà và những người bạn đồng hành nghĩ rằng đang đi trên một con đường quá dài và đơn độc hay không?
BS THỂ BÌNH: con đường dài thì có thể vẫn dài, nhưng nếu cha ông của chúng ta đã tranh đấu được trong suốt 34 năm nay thì dù có phải tranh đấu dài gấp đôi thời gian đó chúng tôi cũng sẵn sàng làm công việc đó.
Đất nước Việt Nam của chúng ta được xây dựng trên 4,000 năm văn hiến, cha ông của chúng ta đã trải qua lịch sử lâu dài, những cuộc chiến kéo dài cả mấy thế kỷ, thì những đóng góp quá nhỏ mọn của chúng tôi trong thời gian qua và trong thời gian sắp tới thật sự chỉ là bổn phận cần thiết và bắt buộc phải có cho dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Khanh: xin cám ơn Bà Bác Sĩ.


No comments: