Quốc hội Việt Nam - sự cả tin hay ngây thơ của giới trí thức
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews1/bandocviet/news/suahienphap.htm
Mới đây, giới trí thức Việt Nam đã cùng nhau làm một bản kiến nghị gửi tới các cấp lãnh đạo nhà nước, đảng và nhiều nơi khác để nói lên nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là những nhà trí thức tâm huyết với non sông đất nước đề nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Việc đề nghị dừng khai thác, ngoài yếu tố không có hiệu quả kinh tế, môi trường Tây Nguyên và Miền Nam bị phá hủy, còn một yếu tố lớn nhất mà mỗi người Việt yêu nước không thể an tâm là không được rước đám giặc xâm lăng vào giữa mái nhà đất nước. Việc này không khác gì giao chìa khóa nhà cho kẻ cướp
Vậy những phản hồi của nhà nước như thế nào?
Hầu như từ bức thư của Tướng Giáp, đến những ý kiến tâm huyết của các sỹ phu, đều “được” bỏ ngoài tai. Thậm chí còn được coi là: Không phản ánh đúng sự thật, thiếu thông tin và nhằm chống lại chủ trương của nhà nước… và chắc sẽ có đủ thứ tội nếu không có sự phản biện kịp thời.
Chỉ đến khi Giáo xứ Thái Hà kêu gọi cầu nguyện cho Tây Nguyên, cho các nhà lãnh đạo đất nước được sáng suốt dừng dự án bauxite, thì mới động đến cung đình.
Và triều đình cộng sản với 15 cái đầu già nua cũ kỹ đầy thủ cựu chỉ lo mất đảng, không sợ mất nước đã ngay lập tức phải họp để ra văn bản trấn an dân chúng. Nhiều người vẫn cứ ngây thơ, vẫn cứ hi vọng những điều không bao giờ có là sự phục thiện của đảng cộng sản trong việc làm bất chính bán nước hại dân này.
Nhân dân, những người có tâm huyết, có nhận thức với thời cuộc rất khâm phục sự dũng cảm của các nhà trí thức, những người dám nói lên sự thật dù không hợp lề phải của đảng.
Tuy vậy, những nhà trí thức đất nước đã nhầm một điểm cơ bản là họ đã quá đặt niềm tin vào cái gọi là Quốc hội Việt Nam, nên đã yêu cầu đưa vấn đề ra trước Quốc hội để bàn bạc và lấy ý kiến.
Việc yêu cầu này, tưởng rằng rất khó khăn đối với một đất nước dân chủ, pháp quyền, nhưng là một việc để buộc người dân Việt Nam và cả thế giới xem một tấn tuồng, một trò hề đã biết trước đoạn kết.
Quốc hội này của ai
Trang thông tin của Quốc hội và Hiến pháp Việt Nam quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Vậy nhưng, nói dzậy có phải dzậy hay không? Chúng ta xem xét vài điểm sau để tìm hiểu:
Khi bản Hiến pháp được đưa đến Quốc hội để thông qua, thì dù có đồng ý hay không, việc giơ tay là không tránh khỏi dưới các áp lực bằng nhiều cách mà đảng đã tạo nên.
Vậy nên cũng có thể gọi đây là bản HIẾP PHÁP thì đúng hơn.
Dù Quốc hội được cho là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đảng cộng sản chỉ là một bộ phận nằm trong cái gọi là Mặt trận Tổ quốc. Nhưng để sửa chữa hiến pháp, thì phải đợi Đại hội đảng sửa cương lĩnh, chủ trương?
Đây thực chất có là một vòng luẩn quẩn cháu chắt lớn hơn ông bà tổ tiên? Không phải thế, mà đó là sự nhập nhèm và loanh quanh đánh lộn con đen mà thôi.
- Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức của một nhóm người tự nhận là lãnh đạo đất nước, là trí tuệ nhân loại, là đạo đức, văn minh… và để buộc 86 triệu người cúi đầu khuất phục điều đó dù họ có tin hay không, đảng đã phải “luật hóa” điều đó bằng điều 4 Hiến pháp.
- Sau khi một số đại biểu Quốc hội là đảng viên tham nhũng bị lộ, buộc phải miễn nhiệm, còn lại 493 đại biểu Quốc hội Việt Nam được gọi là đại diện cho 86 triệu người. Như vậy, mỗi đại biểu ở đó đại diện cho 17.500 người dân.
- Trong số 493 đại biểu của cái gọi là Quốc hội hiện nay, có 450 đảng viên chiếm 91,28% số lượng đại biểu và 43 người ngoài đảng, chiếm 8.72% số lượng đại biểu.
Số lượng đảng viên cộng sản hiện nay khoảng gần 3 triệu người chiếm 3,48% dân số, trong khi chiếm tỷ lệ đại biểu là 91,28%, còn lại 8,72% đại biểu cho 83 triệu người.
Vậy với con số này, ai dám nói Quốc hội là đại diện của toàn dân thì hẳn phải biết người đó không bình thường về cách nghĩ và suy luận.
Thực chất, đây là trò ăn gian của bọn trẻ, nhưng được đảng áp dụng cho cả đất nước 86 triệu người phải chấp nhận.
Đã là đảng viên cộng sản, điều tiên quyết phải thuộc nằm lòng là: “Nói và hành động theo Nghị quyết”. Chấm hết. Dù cho nghị quyết đó là gì, là cải cách ruộng đất, là phát động chiến tranh, là bài xích một bộ phận dân tộc, là ký hiệp ước tù mù biên giới mất đất mất biển… đều không được có ý kiến khác biệt.
Chính vì thế, mọi suy nghĩ của đảng, mọi chủ trương của đảng dù là bán nước, dù là phản động hay phản khoa học… đều được Quốc hội thông qua với tỷ lệ ít nhất là 91,28%.
Hãy xem chủ trương mở rộng Hà Nội - một “chủ trương lớn của đảng” nhưng đã nhận được sự phản ứng dữ dội của các tầng lớp nhân dân, nhất là các nhà khoa học… Đảng đã giở đủ mọi trò gian manh như lệnh cho các công ty yêu cầu nhân viên vào mạng vote cho việc mở rộng, cấm báo chí không được đụng tới, bàn lùi… Mọi người đề nghị đưa ra Quốc hội. Những tưởng rằng ở đó, những người to tiếng, mạnh dạn như ông Dương Trung Quốc đã từng tuyên bố “tôi sẽ không bấm nút thông qua”… sẽ làm được gì ở đó chăng.
Nhưng rồi Quốc hội đã làm gì? Đã có một cuộc bỏ phiếu không chỉ để sáp nhập Hà Nội vào Hà Tây với tỷ lệ trên 92%. Báo chí coi đây là sự bất ngờ thực chất đây là cuộc bỏ phiếu cho sự hèn nhát, ô nhục của một cái mang tên là Quốc hội.
Đó chỉ là một trong muôn vàn trò hề và những tấn tuồng mà đảng đã dùng cái gọi là Quốc hội để công diễn.
Những nhà trí thức và nhân dân Việt Nam trông chờ gì?
Trước khi việc mở rộng Hà Nội được đưa ra cho cái gọi là Quốc hội thông qua, Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch TP Hà Nội đã phát biểu “mọi chuyện đã xong, Quốc hội chỉ là hình thức”.
Khi Quốc hội chưa họp, trước khi vấn đề bauxite được đưa ra Quốc hội để bàn thảo, Trần Đình Đàn – Người mới chạy được chân Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sau khi đã cùng bộ sậu kiếm nốt quả đậm tới 26 tỷ đồng tiền cứu trợ bão lụt của dân nghèo Hà Tĩnh – tuyên bố thẳng thừng: "Quốc hội ủng hộ chủ trương khai thác bô-xít"
Vậy là đã rõ, chẳng cần nhọc công họp hành làm gì tốn tiền dân, chúng ta dám cá cược rằng Quốc hội này sẽ thông qua đơn giản với tỷ lệ cao ít nhất là 92% “chủ trương lớn của đảng” để rước voi về giày mả tổ ở Tây Nguyên.
Tôi cũng tin rằng, bức kiến nghị gửi Quốc hội của những người trí thức, sẽ được các đại biểu đảng viên dùng để lau mũi khi cười chảy nước mắt về sự ngây thơ của những người đã tin vào họ là đại diện của nhân dân.
Đừng nên ngây thơ tin vào lòng nhân từ của con sói khi nó đang đói, không nên tin cậy vào những kẻ chuyên dối trá hại người.
Tôi không nghĩ những người trí thức Việt Nam vẫn ngây thơ không hiểu được bản chất của cái gọi là Quốc hội này. Điều họ muốn là nói lên một tiếng nói phản ứng, nhưng giữ ở mức độ an toàn cho chính mình.
Điều này cần thiết nhưng không có tác dụng mấy với một đảng đã dám trơ gan cùng tuế nguyệt trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới nhất là trong kỳ báo cáo nhân quyền vừa qua.
Những nhà trí thức, những người dân Việt yêu nước, hãy nói lên tiếng nói của mình bằng những hành động cụ thể để buộc đảng cộng sản dừng tay lại trước canh bạc bán nước hại dân này thì hữu ích hơn.
Những bản kiến nghị: Tốt, nhưng những hành động yêu nước thì vẫn rất cần.
Lòng dân đã quá sục sôi và hết kiên nhẫn, nhưng đảng thì vẫn cứ bỏ ngoài tai mọi lời kêu than. Đảng đã chấp nhận trơ mặt cùng toàn dân, không ngại cả chuyện lòng dân oán thán hay cơ đồ nước Việt sớm vào tay bọn bá quyền, chỉ nghĩ đến giữ lấy ngai vàng quyền lực, hòng vơ vét nốt chút tài nguyên ông cha để lại mong vinh thân phì gia.
Vậy, những người con đất Việt cần phải làm gì? Đó là câu hỏi luôn nhức nhối trong mỗi người có trăn trở nghĩ suy về giang sơn và tiền đồ đất nước cũng như phẩm giá con người Việt Nam.
Ngày 19/5/2009
Song Hà
Chú thích ảnh:
Để sửa đổi Hiến pháp, cần chờ Đại hội Đảng sửa cương lĩnh – Báo VietnamNet
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews1/bandocviet/news/suahienphap.htm
Quốc hội ủng hộ chủ trương khai thác bô xit – Trần Đình Đàn, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews1/bandocviet/news/suahienphap.htm
Dọn đường cho ''chủ trương lớn của Đảng''
VietCatholic News (18 May 2009 21:09)
http://vietcatholic.net/News/Html/67309.htm
Trước làng sóng mạnh mẽ của dư luận phản đối dự án khai thác bauxite. Đảng cộng sản đã đi một nước cờ quen thuộc là tỏ ra tiếp thu ý kiến công luận. Cao điểm của trò diễn tuồng là kết luận về bauxite của bộ chính trị khiến không ít người cảm thấy hân hoan hy vọng. Tuy nhiên đó chỉ là thủ pháp chính trị thông thường mà đảng vẫn xài trong suốt những năm tháng họ chiếm quyền.
Những động thái gần đây cho thấy đảng cộng sản Việt Nam đang quyết tâm dọn đường cho dự án khai thác bauxite Tây nguyên, cái mà họ đã nâng tầm thành "chủ trương lớn của đảng và nhà nước". Những ai đặt niềm tin vào cộng sản phen này lại bị một cú shock nặng!
Thứ nhất là cái kết luận về vụ bauxite của bộ chính trị cũng chỉ chứ đựng một cách nói mà hiểu sao cũng được. Trong toàn bộ kết luận trên, tất cả cũng chỉ cách nói lòng vòng những yêu cầu mà ai cũng biết và nói rất nhiều. Nhưng tuyệt nhiên không có dòng nào nói về việc dừng khai thác. Nội dung chính trong kết luận đó luôn là tìm cách nào để làm cho bằng được dự án.
Thứ hai, trong suốt quá trình phản ứng lại dư luận. Không ít lần đảng đã cử đại diện ra tuyên chiến trực tiếp với ai muốn phán bác dự án này, trong đó có cả thủ tướng. Những tuyên bố đại loại như đây là "chủ trương lớn của đảng" hay gần đây là việc chụp mũ nâng quan điểm của thứ trưởng Bộ công thương với các nhà trí thức.
Thứ ba, Bộ TNMT gần đây trực tiếp thị sát dự án theo kiểu cởi ngựa xem hoa. Không biết cái đoàn này dùng tiền dân đi du lịch kiểu này thì họ nắm được gì? Ai cũng biết rằng, đi thực tế là cách đem đến cho nhà khoa học những đánh giá cảm tính nhằm mục đích kiểm chứng số liệu đã khảo sát và được nghiên cứu tỉ mỉ. Vậy mà mấy ông quan này sau khi dòm dòm ngó ngó đã phán những câu có vẻ chân lý lắm. Cái cách nói của đám cán bộ cao cấp cộng sản để hợp thức hoá các quyết định mà họ đã ban ra. Chuyến đi TN của ông bộ trưởng bộ TNMT nhắm mục đích diễn tuồng đó. Mọi động thái của họ đều nhằm mục đích chứng tỏ rằng họ đã đích thân xem xét cẩn thận và sâu sát tình hình, đừng ai có ý kiến ra vào nữa!
Thứ tư, việc chính phủ từ chối lập báo cáo riêng cho dự án bauxite theo yêu cầu của UBTVQH trong kỳ họp thứ V là điều không thể xem thường. Điều đó cho thấy chính phủ không đếm xỉa gì đến cái yê cầu của cơ quan có quyền lực cao nhất nước đứng về phương diện hiến pháp. Từ việc đồng ý sẽ làm báo cáo riêng của ông Phúc (chủ nhiệm VPCP) cho đến việc ông phó thủ tướng Hải chỉ đạo làm chung trong báo cáo kinh tế xã hội đã cho thấy đảng đứng trên QH. Họ cũng thừa biết đây chỉ là ý kiến của một vài cá nhân lẻ tẻ trong Quốc hội đã từng lên tiếng về bauxite trong thời gian qua chứ không phải của cả QH. Vì QH cũng là họ, là chính quyền, là đảng.
Thứ năm, quyền lực mà nhiều người vẫn còn kỳ vọng có thể làm đối trọng với đảng trong vụ khai thác bauxite chính là Quốc hội. Nhưng xem ra hy vọng đó đã được đặt không đúng chổ. Đầu tiên là ông Trọng, chủ tịch Quốc hội luôn tránh né việc quốc hội kiểm tra và giám sát dự án bauxite khi cử tri yêu cầu. Tiếp đó nhiều bộ phận trong QH nói gần nói xa là họ không kham được chuyện đó vì đã "ẳm em thì khỏi xay lúa". Hoá ra cái Quốc hội này được lập ra chỉ để giải quyết một số việc thôi, còn lại không phải chuyện của họ?!
Nhưng cú đấm nặng nhất vào mặt những người đặt niềm tin vào cơ quan này chính là tuyên bố xanh rờn của ông Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đoàn chiều 18/5 rằng " QH ủng hộ chủ trương khai thác bauxite". Quốc hội rồi đây chắc cũng sẽ làm vài động tác giả góp ý lèo phèo những thứ mà đứa trẻ lên 5 cũng làm được, sau đó sẽ "bấm nút" đồng ý 100% theo đúng "bổn phận" của mình. Bởi đơn giản, họ là quái thai của đảng.
Có lẽ trong một xã hội mà niềm tin, hy vọng hay công lý trở nên là những thứ quá hiếm hoi và xa xỉ. Chỉ một chút ban phát nhỏ nhoi vô lý của đảng cộng sản cũng khiến người ta có ảo giác hạnh phúc ngập tràn và cố bám lấy để mà sống, để mà hy vọng? Người ta biết mình đang bị dối lừa mà vẫn phải tin?
Tại sao đảng cộng sản lại phải chịu lùi bước bởi dư luận quần chúng? Đối tượng phục vụ của họ đâu phải là tổ quốc, là nhân dân. Đối tượng mà họ nhắm đến là sự tồn vong của chế độ, của một nhóm quyền lực trong đảng. Hưng vong của dân tộc, của tổ quốc? Đó không phải là trách nhiệm của họ, họ đang thừa hưởng đất nước này và họ sẽ khai thác nó đến tận xương tuỷ để phục vụ cho nhóm đặc quyền của họ. Biết đâu sau này khi họ phá đã tan vùng cao nguyên Việt Nam rồi quay lại lên tiếng...sửa sai và lại được tung hô là sáng suốt và biết lắng nghe không chừng. Thật căm giận cái đảng cầm quyền tàn ác, đáng thương cho một dân tộc bị đọa đày!
Kêu gọi cộng sản nhượng bộ, thức tỉnh ư? Điều đó chẳng khác nào kêu gọi kẻ cướp hãy làm việc thiện! Hãy đứng lên đòi quyền lợi cho chính mình, dân tộc Việt Nam!
Hoa Lan
Dân đòi dẹp kế hoạch Bauxite trong khi Quốc hội ủng hộ
Monday, May 18, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=95164&z=2
HÀ NỘI 18-5 (NV) - Ai chống cứ chống, nhà nước vẫn tiến hành dự án khai thác bauxite với sự phụ họa của Quốc hội CSVN.
Ngày 17/5/2009, nhóm trí thức ngăn cản nhà nước CSVN khai thác bauxite gửi tới Quốc hội của chế độ thúc giục, qua thư ngỏ thứ 3, ngưng tòan diện kế hoạch khai thác bauxite và đồng thời đòi cách chức bộ trưởng Bộ Công thương.
Sau khi đã tóm tắt lại kế hoạch khai thác bauxite tại Việt Nam với sự tố cáo sự không lương thiện của chế độ, vì đã không công bố cho dân biết những gì đã thỏa thuận với Trung quốc. Bức thư nêu ra rằng Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư đảng CSVN từng là chủ tịch quốc hội, nhiều lần nhắc nhở nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” nhưng vụ khai thác bauxite chỉ trở thành vấn đề gây lo âu cho dân chúng về mọi mặt khi bị một số nhà khoa học bắt đầu tung tin trên internet.
Trong bức thư ngỏ số 3, ba ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng nêu ra nhiều bằng chứng về sự phản đối của một số tướng lãnh, sự hiện diện đông đảo bất bình thường và trái luật lệ của công nhân Trung quốc. Đặc biệt, sự lật lọng của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, và Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội.
“Cũng gây bất bình không kém là thái độ của hai đại biểu Quốc Hội Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ) và Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội). Rất gần đây, ông Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau khi nghe Đại tướng nhắc lại yêu cầu trong thư về chủ trương làm bauxite ở Tây Nguyên, đã long trọng hứa “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng”. Vậy nhưng ngày hôm sau, khi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông đã quên ngay lời hứa với Đại tướng hôm trước và dõng dạc tuyên bố: “Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn”. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì đã làm cho cử tri theo dõi tình hình đất nước trên mạng hết sức bất mãn và phiền lòng vì những lời lẽ khó hiểu và không hợp với cương vị của mình: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla”, “[...] Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu …” (!?) Bức thư ngỏ thứ 3 viết.
Trước thái độ của những người đang nắm vận mệnh đất nứơc như vậy, các tác giả bức thư ngỏ số 3 “Yêu cầu Chính phủ cho ngưng toàn bộ dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin hiện đang có với mọi đối tác: Australia, Nga, Trung Quốc, v.v. tại đây cũng như mọi nơi khác trên lãnh thổ chúng ta. Hãy để cho thế hệ sau, 25 - 30 năm nữa, với trình độ kỹ thuật cao hơn, trở lại xem xét khả năng khai thác bauxite, sản xuất alumin”.
Quí vị này đòi nhà cầm quyền trung ương CSVN “Thành lập một Ủy ban nghiên cứu đường hướng phát triển kinh tế cho Tây Nguyên với sự hợp tác của nhiều lãnh vực chuyên môn và giữa các nhà trí thức trong và ngoài nước”.
Bên cạnh đó, các ông đòi “Bộ trưởng Bộ Công thương phải ra điều trần (ở Quốc hội), đồng thời ra một nghị quyết cách chức vị Bộ trưởng không xứng đáng của Bộ này. Đó là phép nước và cũng là để thực hiện đúng luật truyền thông của Việt Nam” vì đã để cho Trung quốc sử dụng một website do nhà nứơc CSVN chịu trách nhiệm thành lập để chống lại nước Việt Nam.
Website www.bauxiteVietnam.info và một web trước đó mà nhóm các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Tòan và Nguyễn Thế Hùng thành lập để thông tin khai thác xauxite và ký kiến nghị chống lại, đã có gần nửa triệu lượt người vào đọc, góp ý kiến, thông tin, từ khi đựơc thành lập cuối tháng Tư. Một danh sách hơn một ngàn người gồm đủ mọi thành phần xã hội trong và ngòai nước ký tên đòi CSVN ngưng tức khắc kế hoạch khai thác đã đựơc ba ông chuyển đến nhà cầm quyền Hà Nội trong tổng số hàng ngàn người xin được tham gia phản đối.
Ngược lại với phong trào quần chúng sôi nổi đòi hủy bỏ, ngày 18/5/2009, Trần Đình Đàn, chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội CSVN nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội rằng “Chắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ. Về việc làm như thế nào, triển khai thế nào, dự án nào cần làm, quy hoạch thế nào là trách nhiệm của cơ quan hành pháp là Chính phủ”.
Theo các tin tức gần đây, nhà cầm quyền trung ương chỉ “báo cáo” cho Quốc hội mà không có biểu quyết gì về kế hoạch khai thác bauxite vì làm theo mánh chia nhỏ kế hoạch hàng chục tỉ đô la thành những dự án riêng biệt qui mô dưới 1 tỉ đô la.
Theo hiến pháp của chế độ, Quốc hội là “cơ quan quyền lực cao nhất nứơc” có trách nhiệm giám sát hoạt động của nhà nứơc. Nhưng những kẻ cầm quyền cao nhất trong chính phủ và Đảng CSVN cũng lại là “đại biểu quốc hội” cho thấy bản chất phụ thuộc của cái cơ quan “cao nhất nước”.
No comments:
Post a Comment