Lại
nói, hai anh em cứ mải miết đạp xe để làm sao vào được nội thành Hà Nội trước 9
- 10 giờ tối. Ông đạp xe là anh họ, ông có nhà phố Triệu Việt Vương cũng anh họ.
Ông này cùng vợ con vẫn bám thủ đô, không đi sơ tán. Gan cóc tía. Phải tới sơm
sớm bởi nhà chỉ là nửa căn hộ, chia đôi với một gia đình khác, mỗi nửa độ chừng
hơn chục mét vuông. Anh tôi gia đình 5 - 6 người gói ghém trong diện tích chật
chội ấy, như cá hộp. Nếu tới muộn quá, cổng vào đầu hẻm bị khóa, họ đi ngủ cả
thì hai anh em chỉ có nước ngủ vườn hoa hoặc lề đường. Đang cuối thu, trời đêm
rất lạnh. Chưa năm nao mùa thu và mùa đông giá lạnh như năm 1972.
Đi
được một đoạn khá dài, trong ánh tà dương, anh tôi chỉ về nơi xa bảo đó là nông
trường Tam thiên mẫu. Nghe cái tên thì vận ra ngay, nông trường rộng 3 nghìn mẫu,
mà mẫu theo cách gọi mới tức hecta. Rộng kinh. Miền Bắc thời mắt nhắm mắt mở cứ
thấy Liên Xô, Trung Quốc có gì thượng vàng hạ cám là học cho bằng chết, bê về
thực hành. Phần lớn là cám, kể cả cái có tên ch.ủ ngh.ĩa x.ã h.ội, ch.ủ ng.h.ĩa
cộ.n.g sả.n.
Nông
trường là mô hình của Liên Xô. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý hình như năm 1950 hay 1951
chi đó đã nức nở ngợi ca “Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa”, khi đó tôi chưa
ra đời, nhưng đầu thập niên 60 trẻ con vẫn nghe người lớn hát, ca ngợi nông trường.
Lại có bài hát véo von “Đồng xanh bát ngát mênh mông U Cờ Ren/Dòng sông lắng
trôi trong xanh êm đềm/Bạch dương tươi tốt lá xanh cành vươn bên bờ/Là nơi cố
hương thân yêu thanh bình”. Đọc cuốn “Truyện núi đồi và thảo nguyên” (cuốn này
sau đó bị nhà nước ta cấm thời gian mấy chục năm) của Aitmatov chỉ rặt những
nông trường với nông trường.
Còn
công xã là mẫu của Trung Quốc, quân ta cũng lôi về, kiểu như công xã Đại Trại
do anh nông dân thất học Trần Vĩnh Quý làm chủ nhiệm, sau được lôi lên giữ chức
phó thủ tướng, chỉ để làm biểu tượng, chết cười. Ép một anh mù chữ làm lãnh đạo,
cỡ phó thủ tướng, để tạo idol nhằm mục đích tuyên truyền, trò này chỉ mấy anh
nhà sả.n bày đặt và thạo. Lại nhớ trong truyện “Đôi mắt” của Nam Cao, nhân vật
Hoàng phàn nàn về tay chủ tịch xã, rằng nó là anh hàng thịt thì nó chỉ biết
đánh tiết canh lòng lợn, chứ biết gì về lãnh đạo mà bắt làm chủ tịch xã. Hoàng
kết luận đến chết với các bố.
Đâu
chỉ Tà.u, ngay xứ ta cũng có ông tuy ít nhiều chữ nghĩa nhưng đi đâu cũng chỉ
bài “trồng cây gì, nuôi con gì”, ông khác thì tới chỗ nào cũng khen tiềm năng
thế mạnh, đầu tàu toa tàu, phương hoàng, đại bàng, lót ổ này ổ nọ. Nhớ khi xưa,
ông Tố Hữu tán về công xã Tàu “Con tàu đưa tôi đến Trung Hoa/Bốn hướng mênh
mông bao la trời đất/Ồ tất cả của ta đây sướngthật…/Đưa ta đến một ngày mai tuyệt
đẹp/Ôi buổi bình minh dậy dọc đường/Mướt xanh bờ liễu vút hàng dương/Trắng phau
nội cỏ cừu phơi tuyết/Ngào ngạt đồng xuân mịn phấn hường”… Đại loại cứ tán vung
xích chó vậy. Đến chết với các bố văn nghệ xã nghĩa. Nghề của họ theo tinh thần
“yêu nhau củ ấu cũng tròn/ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”.
Nông
trường Tam thiên mẫu tôi chỉ nghe nói và nhìn thấy lờ mờ theo tay anh tôi chỉ,
nhưng tôi biết ở huyện Kiến Thụy (HP) quê tôi năm 1966 hoặc 1967, xã Minh Tân gần
xã tôi suýt nữa bị đôn lên thành công xã, theo đúng mô hình Trung Quốc. May
chưa thực hiện thì nó chết yểu. Hú vía bởi thứ đầu óc ngu dốt. Chỉ mô hình hợp
tác xã đã đủ đói nghèo bỏ mẹ rồi, lên công xã chắc còn da bọc xương.
Cũng
gần chỗ đó, hướng dẫn viên tay ngang (tức anh họ tôi, người đang còng lưng đạp
xe) còn giới thiệu cho thằng em dại đang háo hức tìm hiểu mọi thứ trên hành
trình, rằng hồi nãy mình đi qua nơi có công trình vĩ đại nhất miền Bắc sau hòa
bình lập lại, mang tên Bắc Hưng Hải. Tên đầy đủ của nó là đại thủy nông Bắc
Hưng Hải. Ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương gộp tạo thành tên gọi.
Lần
đầu tiên thực mục nhưng tôi từng ra rả cái tên ấy hồi học cấp 1 bởi trong sách
Tập đọc (lớp 2, hoặc lớp 3, lâu quá không nhớ chính xác) có bài thơ “Đại thủy
nông Bắc Hưng Hải”, thi sĩ nào viết cũng quên luôn. Tôi còn nhớ câu mở đầu
“Công trình Bắc Hưng Hải/Một công trình vĩ đại”, cách vài câu thì tới đoạn
hoành tráng khí thế nhất “Thủ tướng Phạm Văn Đồng/Bổ nhát cuốc đầu tiên/Công
trường đất bừng lên/Lá cờ thi đua mới/Đỏ rực cả cánh đồng/Cán bộ và dân
công/Nào tay mai tay cuốc/Nào tay xúc, gánh gồng/Mai ngày nước sông về/Tưới khắp
ruộng đồng quê/Lúa ngô khoai tốt bội/Nỗi vui sướng tràn trề”. Tôi tỉ mẩn lục lọi
gu gồ (Google) để tìm xem tác giả là ai nhưng không tích. Vậy
nên, nói “cái gì không biết thì tra gu gồ” cũng chỉ tương đối thôi.
Dòng
sông nhân tạo vĩ đại đoạn dài nhất nằm trên đất Hưng Yên với tâm điểm là cống
Xuân Quan. Nghe nói chỗ này ở khu vực Văn Giang Ecopark bây giờ. (còn tiếp)
Nguyễn
Thông
-----------------------------
Ai
đã từng từ Hải Phòng lên Hà Nội bằng xe khách Ba Đình những năm thập niên 60 -
70 chắc còn nhớ điều này. Đường số 5 nối 2 thành phố lớn nhất miền Bắc khi ấy
được xem như tuyến đường bộ đẹp nhất miền Bắc. Dài 104 cây số, nó chạy qua 3 tỉnh
thành Hải Phòng, Hải Hưng (sáp nhập Hải Dương + Hưng Yên) và Hà Nội. Quả thật
người Pháp đã xuất sắc về xây dựng đường sá, công trình giao thông, để lạo xứ
này di sản đáng nể, dùng tiếp cả trăm năm.
.
KỲ
4 ?
..
Nguyễn
Thông cùng
với Nguyễn
Thông Cào.
Thời
thập niên 70 thế kỷ trước (thêm chữ thế kỷ vào nghe xa xôi quá nhưng thực ra
cách nay mới hơn 50 năm), từ Hải Phòng quê tôi lên Hà Nội có 2 cách (2 lối) là
đường sắt và đường bộ (đường số 5). Đường sắt, đi riết nhớ tên từng ga, nếu
tính từ Hà Nội về Phòng qua các ga Hàng Cỏ, Long Biên, Gia Lâm, Phú Thụy, Như
Quỳnh, Lạc Đạo, Cẩm Giàng, Cao Xá, Hải Dương, qua một số ga trên đất Hải Dương
nữa thì tới đất Phòng với Dụ Nghĩa, Chợ Hỗ, Vật Cách, Thượng Lý, rồi đích cuối
là ga Hải Phòng trên đường Lương Khánh Thiện, đường này từ thời Pháp dân quen gọi
phố ga. Trên đất Hưng Yên, tàu hỏa chỉ dừng ở 2 ga Như Quỳnh, Lạc Đạo, mươi
phút rồi lại xọc xạch xọc xạch đi, có nhẽ vì thế hiểu biết của tôi về vùng đất
nhãn cũng chả được nhiều.
.
Nguyễn
Thông cùng
với Nguyễn
Thông Cào.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid036NZrWTtoSU9WubJrm32sqbL7BXRiUQ9VNgR8i6EV8hNfPDrkEQfCAMrkkQS8ZgZVl&id=100024722048900
Không
phải chỉ có các cụ văn nghệ sĩ như Khương Hữu Dụng, Nguyễn Văn Tý, Tú Mỡ Hồ Trọng
Hiếu nhắc nhỏm về Hưng Yên. Trong thơ văn nhạc miền Bắc thời trước 75 người ta
vẫn biết tới Huy Cận với bài “Cô gái Hưng Yên đi mở mang Tây Bắc” (bài này được
đưa vào sách Trích giảng văn học, tức sách giáo khoa bây giờ), với Chế Lan Viên
chỉ vài câu thoáng qua thôi nhưng khá ấn tượng “Ong bay khu nhà Tỉnh ủy Hưng
Yên/Mật đồng bằng mùa nhãn ngọt môi em” (một tay bạn tôi thời lớp 10, anh Vũ
Trường Thành, có lần bảo tao mà biết làm thơ ngọt như ông Chế, tao tán thì khối
con chết), rồi thơ về chị Phạm Thị Vách “giỏi thay con gái đàn bà mà ghê” chiến
sĩ thi đua toàn quốc ngành thủy lợi, sau được phong anh hùng lao động… Hưng Yên
tuy “nhỏ nhưng có võ” chứ không nhàn nhạt như nhiều tỉnh miền Bắc.
.
Nguyễn
Thông cùng
với Nguyễn
Thông Cào.
Bây
giờ mà nhắc tới Hưng Yên, thiên hạ gọi là “đu trend”, nhưng bài này đã ủ trong
ký ức nhà cháu lâu rồi, giờ mới biên ra thôi. Ai rảnh thì đọc, nhất là cuối tuần
không đi đâu chơi.
Do
nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên vùng Hưng Yên, Hải Dương xưa được gọi
là xứ đông, tỉnh đông. Tôi nhớ hồi còn bé học cấp 1, hình như lớp 4, được học
bài thơ “Nhi đồng Nguyễn Văn Bảo” của cụ Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu. Cụ Tú ca ngợi em
thiếu nhi tên Bảo người tỉnh đông, “Nguyễn Văn Bảo mới lên mười tuổi/Quê quán
em ở dưới tỉnh đông/Em là con một nhà nông/Cha mẹ vất vả sống trong bần hàn/May
nhờ có bình dân học vụ/Em Bảo ta cũng đủ học hành/Người lanh lợi trí thông
minh/Em là một cậu học sinh hoàn toàn”… Những ai sinh thập niên 50 ở miền Bắc
mà có đi học đều thuộc bài này.
No comments:
Post a Comment