Không
xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân
Nguyễn Ngọc Chu
13/09/2024
1.
Điện hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng
hiệu quả. Nhưng xây dựng nhà máy điện hạt nhân có thể đối mặt với những thảm hoạ
tàn khốc. Dù là các quốc gia có nền công nghệ hạt nhân cao đến mức độ nào, được
xây dựng với mức độ an toàn bao nhiêu đi nữa, thì thảm hoạ hạt nhân vẫn có thể
xẩy ra. Từ khi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ra đời cách đây 70 năm (1954), lịch
sử nhân loại đã chứng kiến nhiều thảm hoạ hạt nhân, mà tàn khốc nhất là năm thảm
hoạ sau:
–
Thảm họa hạt nhân Chernobyl (1986, Ukraina – Liên Xô, cấp độ 7)
–
Thảm họa hạt nhân Fukushima (2011, Nhật Bản, cấp độ 7)
–
Thảm họa hạt nhân Kyshtym (1957, Nga – Liên Xô, cấp độ 6)
–
Thảm họa hạt nhân Windscale Fire (1957, Sellafield, Vương quốc Anh 1957, cấp độ
5)
–
Tai nạn hạt nhân đảo Three Mile (1979, Pennsylvania, Hoa Kỳ, cấp độ 5).
2.
Không
sở hữu công nghệ hạt nhân, năm 2016, Quốc Hội Việt Nam đã biểu quyết dừng xây dựng
nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (công nghệ Nga). Người dân Việt Nam thở phào
nhẹ nhõm vì nghĩ rẳng thoát được thảm hoạ điện hạt nhân.
Nhưng
lo lắng thay, Việt Nam không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt
thảm hoạ nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc. Cạnh biên giới Việt Nam, Trung
Quốc không ngừng xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân lớn.
–
Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang ở tỉnh Quảng Đông, cách biên giới Việt Nam
200 km.
–
Nhà máy điện hạt nhân Xương Giang ở tỉnh Hải Nam cách đảo Bạch Long Vĩ 100 km.
–
Nhà máy điện Phòng Thảnh Cảng ở Đông Hưng, Quảng Tây cách biên giới Việt Nam chừng
45 km. Phòng Thành Cảng 1 & 2 khởi công xây dựng năm 2010 vận hành năm
2016. Phòng Thành Cảng 3 & 4 khởi hành năm 2015 và 2016. Phòng Cảnh 5 &
6 đang trong kế hoạch. Tổng công suất của nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành Cảng
là 6.000 MW.
3.
Ngày 11/9/2024, có nguồn tin cho biết Trung Quốc đã khởi công xây dựng nhà máy
điện hạt nhân Bạch Long tại bán đảo Giang Sơn, thị xã Đông Hưng, công suất
8.620 MW (lớn thứ ba thế giới), cách biên giới Việt Nam chừng 15 km. Trung Quốc
cũng đã có kế hoạch mở rộng nhà máy điện hạt nhân Xương Giang ở đảo Hải Nam.
Khi mở rộng xong, công suất các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc ở khu vực
vịnh Bắc bộ dự kiến có thể lên đến 30.000 MW.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-75.jpg
Ảnh:
Khởi công nhà máy điện hạt nhân Bái Long, Quảng Tây, Trung Quốc. Nguồn ảnh:
china.org.cn
4.
Vậy
là, không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm
hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của
Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất
Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.
5.
Việt
Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các
trường hợp xấu.
_______
Ghi
chú của Tiếng Dân: Chúng tôi không thấy báo trong nước đưa tin “Trung Quốc khởi công xây dựng
nhà máy điện hạt nhân Bạch Long”, nhưng tìm thấy tin này từ các trang web Trung
Quốc, như: http://french.china.org.cn/business/txt/2024-09/12/content_117424605.htm
No comments:
Post a Comment