Vì sao ngành điện
gió ngoài khơi Việt Nam 'thoi thóp'?
BBC News Tiếng Việt
18
tháng 9 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy0r740z5gyo
Việt
Nam có nguy cơ không thực hiện được tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm
2050 trong bối cảnh một số nhà đầu tư nước ngoài đã tuyên bố rút lui, theo các
nhà phân tích.
Điện
gió ở tỉnh Bạc Liêu
Chính
phủ Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất được 6GW điện gió vào năm 2030, 70-91GW vào
năm 2050, so với mức gần như bằng 0 hiện nay - được đánh giá là tham vọng nhất
trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Nhưng
chỉ trong một năm qua, đã có tới ba tập đoàn năng lượng quốc tế hàng đầu tuyên bố rút lui
bất chấp Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào đầu tư nước ngoài để phát
triển ngành năng lượng sạch còn non nớt của mình.
Hà
Nội đã hi vọng sẽ chuyển dần sang năng lượng sạch để giải quyết tình trạng thiếu
điện, khi các nguồn năng lượng hóa thạch ngày một cạn kiệt và gây ô nhiễm môi
trường trầm trọng.
Hi
vọng này có căn cứ khi Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên gió và mặt trời thuộc
hàng bậc nhất trong khu vực.
Nhưng
vì sao đến nay Việt Nam vẫn chật vật phát triển năng lượng tái tạo, vì sao nhà
đầu tư bỏ đi?
Việt Nam cân nhắc
khôi phục kế hoạch phát triển điện hạt nhân13 tháng 9 năm 2024
Kiến
nghị của 'người trong cuộc'
Khi
tuyên bố rút khỏi thị trường điện gió ngoài khơi vào tháng 9/2023 vừa qua, công
ty năng lượng Ørsted của
Đan Mạch nói rằng kế hoạch đầu tư của họ tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn do những
bất cập trong Quy hoạch phát triển điện quốc gia (PDP8).
Quy
hoạch này được chỉnh sửa nhiều lần, trì hoãn trong nhiều năm, và cuối cùng cũng
được chính phủ Việt Nam phê duyệt vào tháng 5/2023.
Nhưng
giới quan sát cho rằng đây chỉ là động thái nhằm chạy theo tuyên bố "Việt
Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050" của Thủ tướng Phạm
Minh Chính tại Thượng đỉnh khí hậu ở Scotland năm 2021.
Nhiều
mục tiêu sau đó đã được sửa đổi trong PDP8 để "gọt chân cho vừa
giày", tức để phù hợp với cam kết nói trên.
Do
vậy, dù các bản kế hoạch chi tiết để triển khai PDP8 đã được xem xét một số lần,
nhưng đến nay vẫn không thể có kết quả cuối cùng.
Vẫn
chưa thực sự có lời giải cho các bài toán về giá điện, cải thiện lưới điện, cơ
chế mua điện, v.v...
Ørsted
đã tuyên bố rằng PDP8 dù đã được thông qua nhưng vẫn thiếu thông tin chi tiết về
tổng công suất lắp đặt phân bổ của từng giai đoạn phát triển, các quy định đấu
thầu và cơ chế mua điện, khiến cho việc tiếp tục kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
là không thể.
Sự
không chắc chắn của các chính sách khiến các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng
sạch, và cụ thể là trong thị trường điện gió ngoài khơi, lo ngại.
Gói chuyển đổi
năng lượng 15 tỷ USD cho Việt Nam: nhiều bất cập khiến mục tiêu khó đạt được
19
tháng 8 năm 2024
Trong
khi đó, trả lời BBC về quyết định rút lui của Equinor (Na
Uy) khỏi ngành công nghiệp điện gió Việt Nam vào đầu tháng Chín vừa qua, bà
Magnus Frantzen Eidsvold, người phát ngôn của công ty, nói rằng tập đoạn này phải
ưu tiên các danh mục đầu tư "để đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trong
thời kỳ suy thoái, khi ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi đang phải đối mặt
với những trở ngại đáng kể ".
Bà
Magnus Frantzen Eidsvold còn cho biết Equinor cũng đưa ra các quyết định tương
tự cho các hoạt động điện gió ngoài khơi giai đoạn đầu của mình tại Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha và Pháp.
"Việt
Nam vẫn là một quốc gia hấp dẫn và thú vị đối với Equinor và quyết định này chỉ
giới hạn trong hoạt động phát triển kinh doanh điện gió ngoài khơi của chúng
tôi tại quốc gia này.
"Chúng
tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các công ty tại Việt Nam trong các lĩnh vực kinh
doanh khác và tiếp tục xây dựng mối quan hệ tốt đẹp của chúng tôi với Việt
Nam," người phát ngôn của tập đoàn Equinor nói với BBC.
Nhưng
trong một số cuộc trao đổi với các tạp chí năng lượng quốc tế, Equinor đã thẳng
thắn khuyến nghị chính phủ Việt Nam một số vấn đề liên quan đến pháp lý và quy
định.
Trong
đó, công ty đề nghị Hà Nội thiết lập một khuôn khổ pháp lý ổn định và thuận lợi,
đặc biệt là về các khía cạnh như giấy phép cho thuê/thăm dò tài sản ở các khu vực
ngoài khơi, kết nối và truyền tải lưới điện, ưu đãi về giá điện và tích hợp vào
chuỗi cung ứng địa phương.
Được
biết, công ty năng lượng Enel của Ý
cũng đang chuẩn bị rút khỏi các dự án năng lượng sạch với Việt Nam, dù chưa
chính thức tuyên bố và cũng chưa nêu lý do.
Mới
năm ngoái, Enel còn tuyên bố đầy tham vọng rằng sẽ tạo ra 6GW năng lượng tái tạo
tại Việt Nam.
Rào
cản pháp lý
Theo
các chuyên gia, việc xây dựng một trang trại điện gió ngoài khơi thường mất hơn
5 năm và thậm chí còn lâu hơn nữa, với quy mô đầu tư lớn (khoảng 2-3 triệu
USD/MW), quy trình và thủ tục đầu tư phức tạp.
Từng
có nhiều cảnh báo từ chính các nhà điều hành các công ty năng lượng trong nước
và các nhà đầu tư nước ngoài rằng Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được
mục tiêu đề ra nếu các rào cản pháp lý không được giải quyết.
“Thiếu
các cơ chế, chính sách cho điện khí, điện gió ngoài khơi nên rủi ro rất cao cho
nhà đầu tư,” Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Lê Mạnh
Hùng từng cho biết.
Nhiều
cơ sở điện gió và mặt trời tại Việt Nam thời gian qua gặp khó khăn trong việc kết
nối với mạng lưới điện kém phát triển của đất nước.
Quy
hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt nên chưa có cơ sở triển khai
thực hiện quy hoạch điện lực; bên cạnh các vấn đề về thẩm quyền chấp thuận chủ
trương đầu tư; điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.
Bên
cạnh đó, các thành viên G7 từng nêu quan ngại về việc Việt Nam “thiếu các chính
sách, quy định và thủ tục phù hợp”. Chẳng hạn, Việt Nam thiếu dữ liệu về tốc độ
gió ngoài khơi và cấu trúc đáy biển ngoài khơi Việt Nam.
G7
lưu ý rằng Việt Nam có năng lực tài chính hạn chế và ít kinh nghiệm trong lĩnh
vực điện gió ngoài khơi.
Nhóm
G7 lưu ý rằng không gian biển của Việt Nam cũng cần phải được xác định rõ ràng,
nhằm tránh nguy cơ các khu vực sau này có thể được giao cho mục đích quân sự hoặc
vận tải và gây ra xâm lấn các trang trại gió ngoài khơi.
Hệ
thống bán buôn, truyền tải và bán lẻ điện ở Việt Nam nằm dưới sự độc quyền của
EVN cho thấy nhiều bất cập
Tham
vọng thất bại?
Công
ty phân tích hàng đầu của Mỹ, S&P Global, nhận định rằng Việt Nam có nguy
cơ không thực hiện được tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Công
ty này cho hay khoảng hai phần ba đường ống của dự án năng lượng gió ngoài khơi
tại Việt Nam hiện do các công ty trong nước và quốc tế cùng sở hữu.
S&P
Global chỉ ra rằng: "Thiết bị sẽ chủ yếu được nhập khẩu do thiếu năng lực
sản xuất trong nước."
Cơ
chế giá điện, phát triển lưới điện và các chính sách khác vẫn đang được xây dựng,
có thể là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, theo S&P Global.
Ví
dụ, các dự án được phê duyệt sau năm 2022 có thể phải chịu mức giá điện mới, vốn
được điều chỉnh mỗi năm và trên khắp các vùng miền tại Việt Nam, và vẫn đang được
các cơ quan chức năng thảo luận.
Ước
tính rằng Việt Nam sẽ cần từ 5 đến 10 năm xây dựng lưới điện để có thể nhận
thêm điện do các dự án điện gió ngoài khơi tạo ra.
Vì
vậy, bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc xây dựng lưới điện đều có thể hạn chế sự
phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, S&P Global nhấn mạnh, đồng thời
chỉ ra những vấn đề tương tự đã xảy ra với một số nhà máy điện mặt trời.
Với
nhu cầu vốn dự án cao, sẽ rất quan trọng cho các nhà đầu tư trong quyết định
rót vốn, nếu có sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam trong cải cách chính sách, một
khuôn khổ thỏa thuận mua bán điện (PPA) hợp lý, và một lưới điện hiện đại,
S&P Global kết luận.
Trong
khi đó, Bộ Công Thương đang soạn thảo đề án thí điểm cho phép chỉ các doanh
nghiệp nhà nước như PVN và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tham gia phát triển điện
gió ngoài khơi - một hướng đi mà các nhà đầu tư quốc tế nhận định rằng sẽ càng
góp phần kìm hãm sự phát triển của Hà Nội trong lĩnh vực năng lượng sạch.
---------------------------
Tin
liên quan
·
Công ty năng lượng
tái tạo hàng đầu Enel sẽ rút khỏi Việt Nam
11
tháng 9 năm 2024
·
Vì sao các tập đoàn
nước ngoài rút khỏi dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam?
7
tháng 9 năm 2024
·
Việt Nam 'sẽ phải vật
lộn để đạt mục tiêu điện gió ngoài khơi năm 2030'
10
tháng 11 năm 2023
No comments:
Post a Comment