Friday, September 6, 2024

TƯỢNG ALBERT EINSTEIN CHO VIỆT NAM ? (Nguyễn Xuân Xanh / Bài viết của Nguyễn Xuân Xanh)

 



Tượng Albert Einstein cho Việt Nam?    

Nguyễn Xuân Xanh trình bày

14 Tháng Ba, 2024

https://rosetta.vn/nguyenxuanxanh/tuong-albert-einstein-cho-viet-nam/

 

Einstein là một trong những người khác thường nhất. Đối với tôi, ông ấy, vượt khỏi mọi sự so sánh, là người trí thức vĩ đại nhất của thế kỷ này, và gần như chắc chắn là sự hiện thân lớn nhất của trải nghiệm đạo đức. Ông ấy, trong nhiều phương diện, khác với phần còn lại của loài chúng ta. Gặp ông ở tuổi cao giống như đối diện với Isaiah thứ hai.

C. P. Snow trong Conversation with Einstein

 

 

 

Ông không còn thuộc về một quốc gia nào, nhóm người nào, thời đại nào nữa, mà thuộc về tất cả những người bạn của tương lai. Einstein hầu như không còn thuộc về Einstein nữa. Ông thuộc về thế giới.

John Archibald Wheeler[1]

 

 

Sự lo âu của con người phải là quan tâm chính của chúng ta, để cho những sản phẩm tinh thần của chúng ta trở thành hạnh phúc của nhân loại, chớ không phải là nghiệp chướng.

Albert Einstein

 

[1] Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, một trong những cộng tác viên cuối cùng của Albert Einstein, đã có công lớn phát triển tiếp những ý tưởng thuyết tương đối và thuyết trường thống nhất của Albert Einstein. Ông nổi tiếng với việc phổ biến thuật ngữ “lỗ đen” cho các vật thể có sự suy sụp hấp dẫn đã được dự đoán vào đầu thế kỷ 20, phát minh ra các thuật ngữ “bọt lượng tử”, “lỗ sâu” và “it from bit” (“nó từ bit”, vũ trụ chỉ là một thể thông tin)”, và đưa ra giả thuyết về “vũ trụ một electron”. Stephen Hawking gọi Wheeler là “người hùng của câu chuyện lỗ đen”. Xem thêm John Wheeler viết về Albert Einstein

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-at-home-in-Princeton.jpg?resize=954%2C954&ssl=1

Albert Einstein (1879-1955) năm 1944 tại nhà riêng ở Princeton.

Hình của POPPERFOTO/GETTY

 

 

Lời nói đầu

 

Các anh chị thân mến,

 

Hôm nay ngày 14 tháng 3 là ngày sinh nhật thứ 145 của nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein (1879-1955), và ngày mất thứ 6 của Stephen Hawking. Với niềm mong ước sẽ có nhiều tượng Albert Einstein trên đất nước Việt Nam, tôi đi sưu tầm một số tượng ông trên thế giới. Có rất nhiều không kể hết, biểu lộ niềm cảm hứng và ngưỡng mộ vô biên của thế giới đối với Einstein. Ông là biểu tượng của thiên tài, của một con người thích sống giản dị, khiêm tốn, giàu lòng trắc ẩn, của tình yêu khoa học mãnh liệt, của óc sáng tạo và khám phá, của tính cách mạng, của nhân cách, của sự dấn thân không mệt mỏi cho hòa bình, công lý, của giáo dục tư duy độc lập, của sự cương trực không biết sợ trước quyền lực.

 

Einstein là hình tượng con người bình thường như bao nhiêu người khác, “tôi không thông minh”, lại càng không phải thần đồng, nhưng phận đấu kiên triển và ham học hỏi, tư duy độc lập để nhận ra những bất cập trong các lý thuyết hiện hữu, dám đặt những câu hỏi mind-blowing, và đi tìm lời giải cho đến cùng. Ông là con người mà dấu ấn đã in sâu vào tấm thảm vũ trụ, vĩ mô cũng như vi mô và trong lòng nhân loại. Ông không chỉ làm giàu khoa học cả một chân trời, nói như Niels Bohr, mà còn làm giàu thêm văn hóa, cách tư duy của con người. Nhiều phát biểu của ông đã trở thành châm ngôn. Ông là người thầy, người truyền cảm hứng vĩ đại cho các thế hệ đã qua, và có lẽ cũng còn sắp tới.

 

Einstein là nhà cách mạng đích thực trong khoa học, cách mạng hoàn vũ, một “kẻ nổi loạn” (rebel) và tạo dựng (creator) cùng một lúc. Những khám phá của ông thay đổi nhận thức của con người về vũ trụ lớn cũng như bé. Sự thay đổi nhận thức ấy không chỉ đơn thuần lý thuyết, mà có ảnh hưởng to lớn lên đời sống con người. Ông là người đã thay đổi được thước đo của thời gian, không gian, khối lượng, và thế giới quan khoa học, định kiến con người, thì hy vọng có thể truyền cảm hứng, nhận thức, để thay đổi thước đo tinh thần của những người tiếp xúc ông, dù họ hoạt động trong lãnh vực nào đi nữa. Đất nước cũng đang cần một sự thay đổi thước đo tinh thần toàn diện để phát triển lên những giá trị cao hơn.

 

 

 

“Cơn sốt lễ kỷ niệm một trăm năm (sinh nhật của Einstein) dâng lên về một con người mà những ý tưởng đã định dạng lại vũ trụ. Ông là một Merlin thời hiện đại, làm hiện ra những khái niệm mới đáng ngạc nhiên về không gian và thời gian, thay đổi vĩnh viễn sự nhận thức của con người về vũ trụ – và về chính ông. Ông là cha đẻ của thuyết tương đối và báo hiệu thời đại nguyên tử với công thức nổi tiếng của ông: E = mc2. Tiếng tăm ghê gớm của ông không làm xói mòn nhân tính đơn giản của ông. Ông lên tiếng một cách can đảm chống lại bất công xã hội. Trong những năm cuối cùng, mặt những bộ đồ thùng thình, tóc bạc của ông không bao giờ chải giống như con chó chăn cừu, ông giúp bọn trẻ làm bài tập về hình học (mà ông ưa thích từ nhỏ, tác giả), vẫn yêu thích lái thuyền buồm, đánh các điệu nhạc Mozart ….

 

TIME số ngày 19. 2. 1979 viết nhân kỷ niệm sinh nhật 100 năm của Einstein

 

 

 

Một bức tượng Einstein tại một nơi thích hợp sẽ có tác dụng giáo dục lớn như bức tượng Einstein trước Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia ở Washington D.C. dưới đây. Chúng ta có thể thiếu tiền để đầu tư xây dựng đất nước, nhưng không thể để thiếu ý tưởng để làm giàu văn hóa quốc gia. Một bức tượng Einstein hoành tráng tại thành phố sẽ là một thông điệp mạnh mẽ đối với bạn bè năm châu về sự mong muốn kết nối, và là một sự thôi thúc xây dựng thành phố trên cơ sở phát triển khoa học mạnh mẽ, rằng thời đại tư duy khoa học sẽ dẫn đường cho sự xây dựng phồn vinh của chúng ta. Thế giới đã sống qua thời đại Einstein trong thế kỷ XX, là thế kỷ hết sức sôi động và đầy kịch tính, và sẽ còn tiếp tục sống trong thời đại ông, có lẽ không bao giờ dứt. Phồn vinh thế giới đã gắn liền với những cuộc cách mạng vật lý mang dấu ấn sâu đậm của ông. Một bức tượng Einstein xứng đáng sẽ tạo nên một không khí sinh động hơn, hào hứng hơn trong văn hóa thành phố.

 

Dưới đây là một số tượng của Albert Einstein từ một số nơi trên thế giới tôi sưu tầm được trong sự khiêm tốn. Tượng Einstein có rất nhiều, cũng như tranh, phác họa hình ảnh ông, thể hiện lòng ngưỡng mộ ông rất lớn, một con người kết hợp được nhiều phẩm chất cao quý hiếm thấy. Riêng đối với Nhật Bản là đất ông rất ngưỡng mộ, rất tiếc tôi không tìm thấy tượng Einstein ở đó. Anh chị sống ở Nhật Bản vui lòng tìm giúp tôi. Qua chuyến thăm năm 1922, và chỉ trong vòng 6 tuần, Einstein đã làm giàu cho Nhật Bản không thể kể xiết đáng ganh tỵ.

 

Tôi phải dừng lại, không thê viết hơn. Xin giới thiệu anh chị những tấm ảnh của tượng Einstein rất đáng tham khảo.

 

Nguyễn Xuân Xanh

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Statue-in-Ulm-resized.jpg?resize=503%2C684&ssl=1

Một bức tượng nhỏ của Albert Einstein được dựng lên trong một cuộc triển lãm năm 2018 tại Ulm, Đức, thành phố nơi ông sinh ra, phía sau là tháp của nhà thờ ở Münsterplatz. 500 bức tượng Einstein cao khoảng 1 mét được trưng bày ở Münsterplatz trong vài tuần. Ảnh: Stefan Puchner/dpa

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-in-Bern.jpg?resize=621%2C414&ssl=1

Một bức tượng Einstein ở TP Bern, Thụy Sỹ, lúc ông còn trẻ và sinh sống ở đó với vợ Mileva Marić và đứa con trai đầu lòng Hans Albert Einstein, trong một căn hộ trên tầng hai của ngôi nhà số 49 đường Kramgasse từ năm 1903 đến năm 1905, nơi các ý tưởng cách mạng của Einstein hình thành, từ thuyết tương đối đến thuyết lượng tử của ánh sáng. Ngôi nhà sau này được gọi là Einsteinhaus và căn phòng ông sống trở thành bảo tàng. Thành phố Bern muốn quảng bá hình ảnh Einstein để thu hút du khách.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Eintein-tai-ETH-Zurich.jpg?resize=665%2C574&ssl=1

Tượng Einstein tại Đại học ETH Zürich, Thụy Sĩ, được đặt trong tòa nhà khán phòng chính của Khoa Vật lý. Einstein từng là một trong những sinh viên và sau đó là giáo sư của ETH Zürich. Tượng bán thân này của nhà điêu khắc Hermann Hubacher, muốn giữ lại mãi hình ảnh bất tử của ông tại trường.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Robert-A.-Millikan-with-bust-of-Albert-Einstein.jpg?resize=460%2C565&ssl=1

Robert A. Millikan đứng bên cạnh tượng bán thân của Albert Einstein ở CalTech. Einstein từng được nhà vật lý Robert Millikan mời đến đây liên tiếp trong ba mùa đông từ 1931-1933. Những năm thập niên 1930 có thể nói là thời kỳ vàng của CalTech. Sự hiện diện của Einstein đã nâng cao danh tiếng của trường đại học và mở đường cho Caltech trở thành một trong những viện khoa học hàng đầu ở Hoa Kỳ. Nhưng trước chuyến thăm Pasadena, Einstein đã tới một số quốc gia, trong đó có Nhật Bản và Tây Ban Nha, sau đó thăm Nam Mỹ và truyền đạt khoa học như gieo những hạt giống, đặc biệt tại Argentina.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-at-Hebrew-Univsity.jpg?resize=367%2C587&ssl=1

Tượng đồng Einstein được dựng lên tại Đại học Hebrew ở Jerusalem năm 2015 kỷ niệm 100 năm ngày Albert Einstein công bố Thuyết tương đối rộng và 60 năm ngày mất của ông. Tượng đài cao 2,5 mét, được thiết kế bởi nhà điêu khắc Georgy Frangulyan, nằm trong khuôn viên Edmond J. Safra cạnh tòa nhà từng là Thư viện Quốc gia, cạnh các khoa toán học và vật lý. Đây là bức tượng thứ hai của thủ đô dành riêng cho Einstein, một trong những người sáng lập và ủng hộ nhiệt thành nhất của trường đại học Hebrew. Credit: Nir Alon/Alamy Live News

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-dap-xe-dap-tai-Jerusalem.jpeg?resize=397%2C529&ssl=1

Einstein đạp xe đạp tại Jerusalem

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Marble-bust-of-Einstein-at-the-Deutsches-Museum-in-Munich.jpg?resize=471%2C707&ssl=1

Tượng Einstein tại Viện bảo tàng Đức, Deutsches Museum, Munich

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-at-IAS-Princeton.jpg?resize=537%2C674&ssl=1

Tượng bán thân Einstein của nghệ sĩ Anh Jacob Epstein, được đặt tại Viện bảo tàng nghệ thuật Đại học Princeton. Năm 1933, khi Hitler lên nắm quyền, Albert Einstein trên đường về Berlin từ Hoa Kỳ đã tuyên bố từ bỏ quốc tịch Đức và tị nạn một thời gian ngắn ở Anh, nơi Ngài Jacob Epstein đã tạo ra bức tượng bán thân của nhà khoa học và nhà nhân đạo nổi tiếng này. Không lâu sau đó, Einstein chuyển đến Princeton, nơi ông làm việc cho đến khi qua đời vào năm 1955. Bức tượng trên chỉ là một trong bức nhiều tượng Einstein của Epstein.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Albert-Einstein-with-Bust-and-Sculptor-Jacob-Epstein.jpg?resize=743%2C931&ssl=1

Albert Einstein và Sir Jacob Epstein năm 1933

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Tai-Princeton.jpeg?resize=1140%2C1520&ssl=1

Tượng Einstein đặt gần campus của Đại học Princeton, hạt Mercer, nơi Einstein từng sống. Trên cùng bức tượng, công thức nổi tiếng E = mc² (1905) được khắc, và câu nói của Einstein: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến ​​thức. Kiến thức thì có hạn, trong khi trí tưởng tượng bao trùm toàn bộ thế giới. (1929)” Ở cuối tượng là đoạn: “Số phận đã ban cho tôi đặc ân được sống ở Princeton này”, Einstein viết. “Tôi cảm thấy biết ơn gấp bội vì đã có một nơi làm việc và một bầu không khí khoa học không thể tốt đẹp hơn hoặc hài hòa hơn.”  Tác giả bức tượng là nhà điêu khắc Mỹ Robert Berks, người đã cống hiến hơn nửa thế kỷ để tạo ra những hình ảnh lâu dài bằng đồng về những con người đã định hình thời đại chúng ta. Tác phẩm của ông bao gồm hơn ba trăm đầu điêu khắc và mười bốn tượng đài.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Tuong-Einstein.jpeg?resize=727%2C969&ssl=1

Tượng Einstein và nhà vật lý Nguyễn Trung Dân. Xung quanh chân tượng Einstein có khắc bốn chữ thể hiện các tính chất chính của Einstein: “Nhà vật lý • Nhà nhân bản • Nhà giáo dục • Người nhập cư”. Cảm ơn anh Dân cho sử dụng tấm ảnh.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-in-washinton-dc.jpg?resize=1140%2C855&ssl=1

Tượng đồng Albert Einstein cao 3.6m rất hoành tráng của nhà điêu khắc nổi tiếng Robert Berks được đặt tại Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia ở Washington D.C., tại số 2101 Đại lộ Hiến pháp (Constitution Avenue), gần Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam, có lẽ là tượng được ưa thích nhất. Einstein được tạc với gương mặt và đôi mắt trầm ngâm và ưu tư. Trong tay trái, Einstein cầm một tờ giấy có các phương trình toán học tóm tắt ba đóng góp khoa học quan trọng nhất của Einstein: lý thuyết tương đối rộng, hiệu ứng quang điện, và sự tương đương giữa năng lượng và vật chất được thể hiện qua công thức E = mc2.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-Memorial-paper-with-mathematical-equations-400x400-1.jpg?resize=400%2C400&ssl=1

Ba câu trích dẫn của Einstein được khắc trên băng ghế nơi ông ngồi là:

 

Bao lâu có sự lựa chọn, tôi sẽ chỉ sống ở một đất nước mà tự do của công dân, sự khoan dung và bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật có giá trị phổ biến.

 

Niềm vui và sự kinh ngạc trước vẻ đẹp và sự hùng vĩ của thế giới này là những điều mà con người chỉ có thể hình dung được một cách mờ nhạt.

 

Quyền tự do tìm kiếm sự thật cũng có nghĩa là một nghĩa vụ; người ta không được phép che giấu những gì người ta đã nhận ra là chân lý.

 

Xem thêm: Albert Einstein – Mặt Nhân Bản

 

 

Dưới chân tượng là một bản đồ sao — một tấm đá granite ngọc lục bảo 28 feet (8.5m) vuông từ Larvik, Na Uy—được gắn hơn 2.700 đinh tán kim loại tượng trưng cho các hành tinh, mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao và các thiên thể khác được các nhà thiên văn học của Đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ định vị chính xác tại thời điểm khánh thành đài tưởng niệm – 12 giờ trưa ngày 22 tháng 4 năm 1979, tám ngày sau sinh nhật của ông lúc ông 100 tuổi, hay 45 năm trước hôm nay. Thật là một sự bất ngờ thú vị nếu bạn đứng chính xác ở giữa bản đồ sao, đối mặt với Albert và nói to lên, bạn sẽ nghe thấy tiếng vọng của chính mình.

Bức tượng cho phép sự tiếp cận gần gũi của công chúng với Einstein. Cá nhân và các nhóm người thích chụp ảnh với bức tượng này. Vị trí Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia cũng rất có ý nghĩa và phù hợp. Ông từng được bầu làm cộng tác viên nước ngoài của Hàn lâm viện năm 1922, và trở thành thành viên thực thụ vào năm 1942, hai năm sau khi ông đã có quốc tịch.

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/starmap-2.png?resize=862%2C693&ssl=1

Bản đồ sao dưới chân tượng Einstein

 

Một chút lịch sử. Năm 1953, nhà điêu khắc Robert Berks (1922-2011) cùng với vợ đã trải qua hai ngày đáng nhớ tại ngôi nhà ở Princeton của Einstein. Berks không mang dụng cụ điêu khắc ra mà thay vào đó chỉ ngồi chú tâm trò chuyện với Einstein trong phòng làm việc yên tĩnh của ông. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi và căng thẳng đó, Berks đã tạo ra hình ảnh vĩnh cữu về nhà khoa học trong đầu ông, đặc biệt về sự giản dị hoàn toàn của Einstein trong công việc, ngồi với một cây bút và một tập giấy với tâm trí bao trùm vũ trụ. Sau đó về nhà ông làm phát thảo mô hình nhỏ. Tháng 4 năm 1979, mô hình đó đã được thực hiện. Ngoài ra có hai bản sao đặt tại Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Israel và Viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein_statue_Replica-at-Georgia-Institute-of-Technology-Georgie-Tech.jpg?resize=1140%2C641&ssl=1

Một bản sao tại Viện công nghệ Georgia, Atlanta

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-voi-hoc-sinh-lop-8-2.jpg?resize=1140%2C760&ssl=1

Einstein với học sinh lớp 8 của một trường trung học năm 2022. Nếu học sinh Việt Nam có cơ hội chụp chung với tượng Einstein thì sẽ là một trải nghiệm, một sự kiện tuyệt vời!!

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/The-Albert-Einstein-Distinguished-Educator-Fellowship-AEF.jpg?resize=960%2C540&ssl=1

Các nhà giáo dục K-12 của Chương trình Học bổng Nhà giáo dục Xuất sắc của Albert Einstein (The Albert Einstein Distinguished Educator Fellowship (AEF) Program) trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) để phục vụ trong lĩnh vực giáo dục quốc gia. Các nhà giáo dục Việt Nam, nhất là trong lãnh vực STEM, nên tìm dịp qua đây để chụp chung với tượng Einstein này. Sẽ có thêm nguồn cảm hứng lớn. Các nhà giáo Việt Nam cũng cần tham khảo Chương trình Học bổng Nhà giáo dục Xuất sắc của Albert Einstein và những việc mà các nhà giáo dục của AEF đã làm được cho giáo dục Mỹ thông qua chương trình này.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Bronze-statue-of-Albert-Einstein-at-Griffith-Observatory-Los-Angeles-California.jpg?resize=617%2C899&ssl=1

Bức tượng đồng của Albert Einstein tại Đài thiên văn Griffith, Los Angeles, California

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Tuong-Einstein-tai-Truong-y-Albert-Einstein.jpg?resize=618%2C661&ssl=1

 Tượng Einstein tại Trường Y Albert Einstein ở thành phố New York, trường mới đây được bà Ruth Gottesman hiến tặng một tỷ đô la để giải phóng gánh nặng tài chánh cho sinh viên.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-bust-2018-in-Mexico.jpg?resize=405%2C540&ssl=1

Bức tượng bán thân bằng đồng của Albert Einstein được đặt tại Công viên México của Thành phố Mexico, Mexico. Tác giả là nhà điêu khắc Tosia Malamud, một nghệ sĩ người Mexico có gia đình di cư từ Ukraine vào năm 1927. Tác phẩm điêu khắc kỷ niệm 100 năm nạn diệt chủng người Armenia đã diễn ra năm 1915. Bức tượng dường như được cộng đồng Do Thái ở Thành phố Mexico quyên góp. Tấm bảng ở mặt trước bức tượng có nội dung câu nói của Einstein: “Nếu bạn muốn sống một cuộc sống hạnh phúc, hãy gắn nó với một mục tiêu chứ không phải với một người hay một đồ vật.” Bông hoa màu tím trên tấm bảng là bông Đừng-Quên-Tôi được làm biểu tượng của lễ kỷ niệm 100 năm. Các tượng bán thân Einstein của Malamud được trưng bày nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Đại học Tel Aviv.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/A-statue-in-Shanghais-Zhangjiang-Hi-Tech-Park.jpeg?resize=455%2C302&ssl=1

Một bức tượng ở Khu công nghệ cao Zhangjiang, Thượng Hải (được ví như Thung lũng Silicon Trung Quốc)

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Tuong-Einstein-tai-Dai-hoc-Dau-khi-Thanh-Dao.jpeg?resize=443%2C593&ssl=1

Tượng Einstein tại Đại học Dầu khí Trung Quốc Thanh Đảo (Qingdao)

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/kunming-yunnan-china-the-image-of-albert-einstein-adorns-a-wall-at-yunnan-university-in-kunming-2R216NW.jpg?resize=487%2C370&ssl=1

Tượng Albert Einstein khắc vào tường ở Đại học Vân Nam ở Côn Minh với câu nói của Einstein bằng hai thứ tiếng Anh và Trung: “Việc tìm kiếm và phấn đấu cho sự thật và tri thức là một trong những phẩm chất cao cả nhất của con người”.

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-co-don-3.png?resize=627%2C418&ssl=1

.

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-va-tre-em-Viet-Nam.jpg?resize=624%2C328&ssl=1

Hai bức tượng Einstein trên thuộc về Công viên Thiên văn học khai trương đầu năm 2024 tại quận Hà Đông, Hà Nội. Lúc đầu tượng được đặt tại một nơi cỏ mọc um tùm trong lúc chờ ngày khai trương, được gọi là “Einstein cô đơn”. Einstein trông có vẻ ốm đi nhiều khi qua Việt Nam, và phong cách ông, được thể hiện qua tư thế ngồi dang hai tay, cũng không giống như thường thấy. Nhưng rõ ràng, các em tỏ ra thích thú được chụp hình bên ông.

 

 

CẬP NHẬT ngày 23/4/2024

 

Bức tượng trong Công viên thiên văn trên trông rất giống bức tượng đồng dưới đây được đặt tại thành phố Vail, bang Colorado, Hoa Kỳ, và có lẽ là bản sao của nó, cho nên sẽ mất đi tính original của nó:

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/7433507518_1a16fffabf_z.jpg?resize=625%2C639&ssl=1

 

Hai bức tượng ở Hà Nội và Vail trông rất giống nhau. Thế ngồi thư giãn sải tay, cả ghế dài Einstein ngồi trên đó, cách chải tóc, thân hình thon, màu sắc hao hao giống nhau với một chút thay đối. Tượng ở Vail được làm bằng đồng, được dựng lên có lẽ năm 2014, tác gỉa là nhà điêu khắc Gary Lee Price và được gia đình Sitzmark ở Vail tặng cho Sưu tập nghệ thuật của thành phố Vail. Nó được dựng trước khách sạn Sitzmark Lodge. Có lẽ ông Price đưa prototype qua Trung Quốc đúc cho rẻ hơn, từ đó họ có bản gốc và có thể nhân lên dễ dàng, không cần biết quyền sở hữu trí tuệ.

 

Tượng Einstein ở Công viên thiên văn có lẽ đã được pha trộn với một loại kim loại rẻ hơn. Trên một trang Made in China người ta có thể thấy bức tượng này xuất hiện, và có ghi địa chỉ đặt hàng. Trung Quốc đúc nhiều tượng trang trí bằng nhiều loại vật liệu khác nhau xuất khẩu đi thế giới. Bức tượng của Công viên Thiên văn học dường như không thấy ghi tác giả là ai. Cho nên, nghi vấn rất lớn là hai bức tượng Einstein có cùng một nguồn gốc khuôn đúc ở Trung Quốc, cái của Việt Nam là bản sao của cái ở Vail. Có thể còn vài nơi nữa trên thế giới có cùng tượng trên. Xem Made-in-China ở đây:

https://www.made-in-china.com/video-channel/relongart_ZdeTmogOZrfu_Brass-Casting-Decorative-Garden-Sculpture-Custom-Famous-Bronze-Einstein-Statue-with-Bench.html

 

 

https://i0.wp.com/rosetta.vn/nguyenxuanxanh/wp-content/uploads/sites/6/2024/03/Einstein-cua-Pham-Van-Hang.png?resize=441%2C783&ssl=1

Phác thảo tượng bán thân Einstein bằng đất sét của điêu khắc gia Việt Nam Phạm Văn Hạng. Cảm ơn ông đã cho phép đăng và góp mặt vào collection này.

 

 

Mời anh chị đọc những bài gần nhất:

 

·        Hiến tặng lịch sử cho Trường Y Albert Einstein ở NYC 1 Tháng Ba, 2024

 

·        Katalin Karikó, Đột phá: Cuộc đời khoa học của tôi 25 Tháng Hai, 2024

 

·        Albert Einstein và cây đàn piano ở Nara 23 Tháng Hai, 2024

 

 

Đón xem quyển sách rất thú vị, Einstein-Heisenberg, hai cột trụ vĩ đại của nền vật lý hiện đại, tác giả Konrad Kleinknecht, do Nguyễn Lê Tiến dịch và Nguyễn Xuân Xanh viết lời dẫn nhập. Quyển sách có thể xem kỷ niệm 100 năm thuyết lượng tử được hoàn thành sau khi cơ học lượng tử ra đời năm 1925. 

 

Nguyễn Xuân Xanh

 

 

prevnext

Top of Form

Bottom of Form

Nhận các bài mới qua email

Top of Form

Để thường xuyên nhận được bài của tác giả, xin nhập địa chỉ email vào đây để đăng ký.

Địa chỉ thư điện tử (email)

Đăng ký

Bottom of Form

Join 211 other subscribers

 

Bài viết mới

·        Bất cập của hệ thống bầu cử ở Hoa Kỳ (Phần I) 31 Tháng Tám, 2024

·        Thần nông Việt Nam đã ra đi 19 Tháng Tám, 2024

·        Henri Poincaré nói về Albert Einstein 18 Tháng Tám, 2024

·        Hội thảo Kỷ niệm Immanuel Kant 300 năm 21 Tháng Bảy, 2024

·        Immanuel Kant một thoáng 21 Tháng Bảy, 2024

·        CAO HUY THUẦN đã ra đi 8 Tháng Bảy, 2024

·        Einstein và Heisenberg: Những người đặt nền tảng cho nền Vật lý hiện đại (K. Kleinknecht) 28 Tháng Sáu, 2024

·        Cuộc chiến Vi mạch (Chip War, Chris Miller) 20 Tháng Tư, 2024

·        Đại học Hoa Kỳ: Từ Hỗn độn hoàn hảo đến Ngọn hải đăng thế giới 20 Tháng Tư, 2024

·        Về College Hoa Kỳ 20 Tháng Tư, 2024

Xem danh sách đầy đủ bài viết

 

Thẻ

Abraham Lincoln AI artificial intelligence brain drain Cà phê thứ Bảy Einstein Fareed Zakaria Gerard 't Hooft giáo dục khai phóng Goethe Gặp gỡ Việt Nam Hoàng Tụy Hoàng Xuân Hãn Humboldt ICISE khoa học Klaus Krickeberg kỷ yếu Lê Quang Ánh lỗ đen Mô hình Chuẩn Mặt Nhân Bản nhà nước nhân ái Nhật Bản Nobel nói chuyện Phan Châu Trinh philanthropy Phạm Quỳnh phỏng vấn Shibusawa Eiichii Stephen Hawking thiền thống kê Toán học trí tuệ nhân tạo Trần Thanh Vân tuổi trẻ y tế Đức đại học đại học Humboldt đọc sách đổi mới sáng tạo

 

Lưu trữ

Lưu trữ  Chọn tháng   Tháng Tám 2024  (3)   Tháng Bảy 2024  (3)   Tháng Sáu 2024  (1)   Tháng Tư 2024  (4)   Tháng Ba 2024  (2)   Tháng Hai 2024  (3)   Tháng Một 2024  (4)   Tháng Mười Hai 2023  (9)   Tháng Mười Một 2023  (1)   Tháng Mười 2023  (1)   Tháng Tám 2023  (3)   Tháng Bảy 2023  (3)   Tháng Sáu 2023  (3)   Tháng Năm 2023  (3)   Tháng Tư 2023  (2)   Tháng Ba 2023  (4)   Tháng Hai 2023  (2)   Tháng Một 2023  (17)   Tháng Mười Hai 2022  (2)   Tháng Mười Một 2022  (8)   Tháng Mười 2022  (1)   Tháng Bảy 2022  (1)   Tháng Sáu 2022  (3)   Tháng Năm 2022  (2)   Tháng Ba 2022  (2)   Tháng Hai 2022  (2)   Tháng Một 2022  (9)   Tháng Mười Hai 2021  (1)   Tháng Mười Một 2021  (4)   Tháng Mười 2021  (5)   Tháng Chín 2021  (1)   Tháng Tám 2021  (1)   Tháng Bảy 2021  (4)   Tháng Sáu 2021  (2)   Tháng Năm 2021  (4)   Tháng Tư 2021  (4)   Tháng Ba 2021  (6)   Tháng Hai 2021  (2)   Tháng Một 2021  (4)   Tháng Mười Hai 2020  (2)   Tháng Mười 2020  (5)   Tháng Chín 2020  (2)   Tháng Tám 2020  (2)   Tháng Sáu 2020  (1)   Tháng Năm 2020  (7)   Tháng Tư 2020  (7)   Tháng Mười Hai 2019  (5)   Tháng Mười Một 2019  (3)   Tháng Mười 2019  (1)   Tháng Chín 2019  (3)   Tháng Bảy 2019  (1)   Tháng Sáu 2019  (2)   Tháng Năm 2019  (3)   Tháng Tư 2019  (3)   Tháng Ba 2019  (3)   Tháng Hai 2019  (2)   Tháng Một 2019  (1)   Tháng Mười Một 2018  (5)   Tháng Mười 2018  (1)   Tháng Chín 2018  (1)   Tháng Sáu 2018  (1)   Tháng Năm 2018  (4)   Tháng Tư 2018  (2)   Tháng Ba 2018  (5)   Tháng Hai 2018  (2)   Tháng Một 2018  (2)   Tháng Mười Hai 2017  (1)   Tháng Mười Một 2017  (12)   Tháng Mười 2017  (6)   Tháng Tám 2017  (6)   Tháng Bảy 2017  (10)   Tháng Sáu 2017  (3)   Tháng Năm 2017  (2)   Tháng Tư 2017  (3)   Tháng Hai 2017  (1)   Tháng Mười Một 2016  (1)   Tháng Mười 2016  (1)   Tháng Mười 2012  (2)   Tháng Bảy 2012  (1)   Tháng Ba 2012  (1) 

 

 

 Bài viết của Lê Quang Ánh

·        TS Lê Quang Ánh không còn nữa! 25 Tháng Mười Một, 2019

·        Chuyện về nhà Toán học tự học Ấn Độ: SRINIVASA RAMANUJAN 28 Tháng Sáu, 2019

·        Terence Tao: Thần đồng trở thành nhà Toán học vào hàng đầu thế giới hiện nay 9 Tháng Sáu, 2019

·        Jocelyn Bell Burnell – một nữ Khoa học gia bị “quên” trong giải Nobel Vật lý 1974 8 Tháng Ba, 2019

·        Nhà toán học MAURICE AUDIN là ai? 19 Tháng Mười Hai, 2018

·        Hàm số Zeta và giả thuyết Riemann 17 Tháng Mười Một, 2018

·        Sofia Kovalevskaya – nhà nữ Toán học xuất sắc, nữ giáo sư đầu tiên của châu Âu và cũng là nhà văn 30 Tháng Chín, 2018

·        Sophie Germain – Nhà nữ Toán học đầu tiên đã can đảm vượt qua thành kiến xã hội 10 Tháng Chín, 2018

·        Hội đồng tuyển chọn giải thưởng Huy chương Fields 2018 29 Tháng Tám, 2018

·        Emmy Noether – nhà Toán học nữ vĩ đại nhất của lịch sử 21 Tháng Tám, 2018

 

Meta

·        Đăng nhập

·        RSS bài viết

·        RSS bình luận

·        WordPress.org

 

© 2024 Bài viết của Nguyễn Xuân Xanh.

 

 

 




No comments: