Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Tô Lâm đi Mỹ, chuyến công du 'củng cố quyền lực mềm'
BBC News Tiếng Việt
20
tháng 9 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckgn91jel3ro
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân Ngô Phương Ly sẽ tham dự các sự kiện của
Liên Hợp Quốc, một số sự kiện tại Mỹ và thăm cấp nhà nước Cuba từ ngày 22-27/9.
Hội
nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc diễn ra tại New York vào các ngày
22, 23/9 và tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 sẽ khai mạc vào
ngày 24/9.
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Chủ
tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh tương
lai và tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79, theo thông báo chính thức từ Hà
Nội.
Bên
cạnh hoạt các hoạt động tại sự kiện của Liên Hợp Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Tô Lâm sẽ gặp gỡ lãnh đạo chính quyền, Quốc hội, các đảng và một số người đứng
đầu bộ, ngành của Mỹ. Tuy nhiên, đây không phải là một chuyến thăm Mỹ chính thức
của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói rằng chuyến công tác là hoạt động đối
ngoại đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới
tại diễn đàn đa phương toàn cầu lớn nhất và có tầm quan trọng hàng đầu.
Sau
khi tham dự một số sự kiện của Liên Hợp Quốc cũng như các hoạt động tại Mỹ, Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ thăm cấp nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí
thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Miguel
Díaz-Canel Bermúdez và phu nhân.
Giáo
sư Alexander Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương
Daniel K. Inouye (Mỹ) nhận định với BBC ngày 19/9 rằng chuyến đi Mỹ lần này rất
quan trọng đối với cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vì ông cần xây dựng
“quyền lực mềm” trong nước và thể hiện hình ảnh của một nhà lãnh đạo tài ba.
Giáo
sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, trả lời BBC ngày 19/9
rằng dự kiến ông Tô Lâm sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trên cương
vị nguyên thủ quốc gia và đây là minh chứng mạnh mẽ cho sự ủng hộ của Việt Nam
đối với một tổ chức đa phương như Liên Hợp Quốc.
Hiện
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đang tổ chức Hội nghị lần thứ 10, khai mạc vào
ngày 18 và kết thúc ngày 20/9. Một nguồn tin tiết lộ với BBC rằng ông Tô Lâm sẽ
lên đường đi Mỹ vào đêm 21/9.
Việt
Nam đã tích cực hợp tác thúc đẩy ngoại giao đa chiều, đa phương với việc tác với
các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU và khối ASEAN
Một
cuộc sát hạch đối với ông Tô Lâm
Ông
Tô Lâm đã từng đến Mỹ vào năm 2019 với tư cách Bộ trưởng Công an. Nhưng lần này
thì khác, ông Tô Lâm sẽ đi Mỹ khi đang kiêm nhiệm cả hai chức danh tổng bí thư
và chủ tịch nước. Lần này, dù không thăm chính thức Mỹ, nhưng ông Tô Lâm có nhiều
hoạt động trong thời gian ở quốc gia này.
Theo
Giáo sư Alexander Vuving, lãnh đạo cao nhất của Việt Nam ngày nay được kỳ vọng
phải có khả năng xử lý các mối quan hệ quốc tế và giao thiệp với các cường quốc
lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Chuyến
đi cũng rất quan trọng đối với Việt Nam vì Hà Nội cần cân bằng cẩn thận mối
quan hệ với các cường quốc, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ và Nga.
Trong
nhiều năm qua, với
chính sách ngoại giao cây tre, Việt Nam đã tích cực hợp tác với các cường
quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU và khối ASEAN nhằm đảm bảo sự cân bằng an ninh
và phát triển kinh tế cho chính mình.
Ngày
12/9, trong thông điệp ghi hình gửi đến sự kiện cấp cao “Lời kêu gọi toàn cầu về
Hội nghị Thượng đỉnh tương lai”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh
hội nghị là cơ hội để Liên Hợp Quốc và chủ nghĩa đa phương khẳng
định những giá trị không thể thay thế trước những thách thức to lớn của thời đại.
So
với cố Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm là người có hồ sơ lãnh đạo khá mỏng.
Ông làm bộ trưởng Công an trong hai nhiệm kỳ trước khi được bầu làm chủ tịch nước
vào tháng 5/2024.
Và
chỉ khoảng ba tháng sau đó, ông đã được chọn làm tổng bí thư. Điều này có nghĩa
là ông có ít kinh nghiệm trong bang giao quốc tế ở vị trí lãnh đạo đảng và nhà
nước.
Chuyến
công tác của ông Tô Lâm tới Hoa Kỳ (và Liên Hợp Quốc) với tư cách là nhà lãnh đạo
cao nhất của Việt Nam là cơ hội độc nhất để tạo ấn tượng lâu dài
Các
nhà quan sát cho rằng thời gian chưa đủ dài để đánh giá năng lực lãnh đạo của
ông Tô Lâm trên cương vị lãnh đạo cao nhất. Do đó, những chuyến công du nước
ngoài của ông Tô Lâm, nhất là đến các cường quốc như Mỹ và Trung Quốc, sẽ có
nhiều cặp mắt đổ dồn vào ông.
"Bởi
ông Tô Lâm là tân lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, chuyến công tác của ông ấy tới
Hoa Kỳ (và Liên Hợp Quốc) với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam là
cơ hội độc nhất để tạo ấn tượng lâu dài."
"Lâu
dài vì đó sẽ là ấn tượng đầu tiên về cách ông ấy giao thiệp với siêu cường này
và cách ông ấy xoay xở trong vùng biển đầy sóng gió của các mối quan hệ quốc tế,
nói ngắn gọn là ông ấy có khả năng ngoại giao như thế nào với tư cách là lãnh đạo
cao nhất của Việt Nam," Giáo sư Vuving đánh giá.
Reuters dẫn lời bốn nguồn tin
nói rằng ông Tô Lâm sẽ dự một diễn
đàn kinh doanh vào ngày 23/9 với sự tham gia của đại diện từ các
doanh nghiệp Mỹ. Ông cũng sẽ có các cuộc gặp riêng với lãnh đạo của hai gã khổng
lồ công nghệ Google và Meta. Các cuộc gặp này được cho là góp phần xây dựng
hình ảnh ông Tô Lâm là một nhà cải cách kinh tế.
Giáo
sư Carl Thayer nhận định với BBC rằng sự góp mặt của ông Tô Lâm sẽ có sức nặng
và sẽ giúp trấn an giám đốc điều hành các tập đoàn lớn của Mỹ đang làm ăn tại
Việt Nam rằng Việt Nam sẵn sàng khuyến khích doanh nghiệp trong đổi mới công
nghệ.
Bên
cạnh các hoạt động tập trung vào lĩnh vực kinh tế ở trên, theo thông báo chính
thức từ Hà Nội, ông Tô Lâm sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc với chính giới và giới trí
thức Mỹ.
Đại
học Columbia (New York, Mỹ) đã thông báo ông Tô Lâm sẽ có buổi tọa đàm vào ngày
23/9 tại trường.
Ông
có thể sẽ phải đối mặt với những câu hỏi khó – chẳng hạn về nhân quyền, về môi
trường, về tự do học thuật – trong các cuộc tiếp xúc này, đặc biệt là từ các
nhà lập pháp và giới trí thức.
BBC
News Tiếng Việt được biết một nhóm trí thức tại Mỹ đã chuẩn bị gửi kiến nghị tới
ông Tô Lâm, kêu gọi trả tự do cho ông Trương Huy San, tức nhà báo Huy Đức.
Nền
chính trị và văn hóa Mỹ vốn không dựa trên sự đồng lòng nhất trí như Việt Nam sẽ
đặt ra nhiều thách thức cho ông Tô Lâm và đây chính là lúc bản lĩnh của ông được
chờ đợi sẽ phát huy.
Thời
gian chưa đủ dài để đánh giá năng lực lãnh đạo của ông Tô Lâm trên cương vị
lãnh đạo cao nhất
Có
cần thiết gặp ông Biden?
Chưa
rõ liệu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có gặp ông chủ Nhà Trắng Joe Biden
bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hay không.
Một
người phát ngôn của Nhà Trắng từ chối nói đến ông Tô Lâm với Reuters, nhưng tiết
lộ rằng ông Biden dự định sẽ gặp một vài lãnh đạo quốc gia tại Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc.
Thông
báo của Hà Nội cũng không nêu rõ mà chỉ cho biết ông Tô Lâm sẽ gặp “lãnh đạo
chính quyền, Quốc hội, các đảng và một số người đứng đầu bộ, ngành của Mỹ”.
Sau
chiến tranh, Mỹ và Việt Nam đã trải qua những hành trình đầy trắc trở trước khi
tiến đến bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Ngày 10/9/2023 là dấu mốc lịch sử
khi Việt Nam nâng
cấp hai bậc quan hệ với Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện (cấp bậc
cao nhất trong thang bậc ngoại giao của Hà Nội).
Ngày
10/9/2024, hai nước Việt Nam và Mỹ đã có thông cáo báo chí kỷ niệm một năm quan
hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Việc nâng cấp quan hệ này được coi là đánh dấu
chiến thắng của ông Biden trong chiến dịch tăng cường sức ảnh hưởng của Mỹ
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Giáo
sư Vuving cho rằng có thể ông Tô Lâm muốn gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, theo ông Vuving, điều này là không quá cần
thiết vì ông Biden sẽ không còn là tổng thống Hoa Kỳ sau tháng 1 năm 2025.
"Thêm
vào đó, ông Tô Lâm đã tham gia vào việc định hình chính sách của Việt Nam đối với
Hoa Kỳ trong nhiều năm và đã gặp nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ."
"Đây
sẽ là chuyến đi đầu tiên của ông ấy tới Hoa Kỳ với tư cách là lãnh đạo cao nhất
của Việt Nam, nhưng ông ấy đã từng thăm Hoa Kỳ trong vai trò trước đây là Bộ
trưởng Bộ Công an. Sẽ cần thiết hơn nếu ông Tô Lâm gặp được những người có thể
sẽ là một phần của chính quyền Harris giả định trong tương lai," ông
Vuving nêu ý kiến.
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 19/8
Vào
tháng trước, ông Tô Lâm đã có chuyến công du đầu
tiên đến Trung Quốc từ ngày 18-20/8 trên cương vị lãnh đạo Đảng và
Nhà nước.
Với
chuyến đi Mỹ sắp tới đây, dường như cho thấy đã có một quy tắc bất thành văn
trong nghi thức đối ngoại dưới thời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nay được
ông Tô Lâm nối bước: các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam nên đến Trung Quốc trước
khi đến Mỹ (dù lần này ông Tô Lâm không thăm chính thức Mỹ).
Giáo
sư Alexander Vuving phân tích rằng, ở nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ, ông
Trọng đã thực hiện chuyến công du đầu tiên là đến Trung Quốc (đầu tháng 11 năm
2022) vì nhiều mục đích, trong đó có việc dọn đường cho Việt Nam nâng cấp quan
hệ với Mỹ vào năm 2023.
Cách
ứng xử như vậy, theo ông Vuving, là thể hiện sự tôn trọng của Hà Nội đối với Bắc
Kinh và Giáo sư Vuving cho rằng đây là một yếu tố quan trọng trong cách tiếp cận
hiện tại của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc.
Sự
"xích lại gần nhau hơn" giữa Hà Nội và Washington cũng đóng góp cho
việc xử lý các vấn đề an ninh và hòa bình trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương mà Biển Đông là một vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á.
Mỹ
tiếp tục nằm trong nhóm các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong đó
Việt Nam xuất siêu. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần
111 tỷ USD, lần thứ 3 liên tiếp vượt mốc 100 tỷ USD, theo Tổng cục Hải quan.
Sau
chuyến làm việc tại Mỹ, ông Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Cuba. Việt
Nam và Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 2/12/1960. Dự kiến, ông sẽ thăm
chính thức với Pháp vào đầu tháng 10.
----------------------------------
Tin
liên quan
·
Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Tô Lâm đi Mỹ: ‘Sẽ gặp Google và Meta vào tuần sau’
18
tháng 9 năm 2024
·
Trung ương Đảng họp
hội nghị lần thứ 10, nội dung là gì?
17
tháng 9 năm 2024
·
Hội nghị Trung ương
10: có gì đáng chú ý về nhân sự?
18
tháng 9 năm 2024
.
.
.
No comments:
Post a Comment